Tôi về ngành Than công tác được đúng một năm thì Tổng Công ty than Việt Nam được thành lập – năm 1994. Thoắt một cái đã trên 20 năm công tác. Bao nhiêu đổi thay trên đất mỏ. Giờ nhìn lại mới thấy những bước đi của thợ mỏ thật đáng tự hào, nhất là trong khai thác than hầm lò.
Tôi học ngành khai thác hầm lò. Ra trường được điều chuyển về công tác tại một mỏ than xa nhất của vùng than Đông Bắc – Công ty than Khe Chàm. Ngày đó, Than Khe Chàm còn khai thác tại mức + 105 xuống mức +70. Hàng ngày thợ lò đi làm bằng xe tầng đến khai trường, rồi đi bộ lên mức +105 để vào lò đã thấy mệt. Khu vực khai thác nằm cheo leo trên lưng chừng một quả đồi lớn. Quả đồi giờ đây vẫn còn đó xanh mướt dải keo tai tượng. Vậy nhưng ít ai biết rằng toàn bộ các vỉa than trong lòng quả đồi này đã được khai thác xuống đến dưới mức -225. Hệ thống này đến nay đã được nối thông với mỏ mới Khe Chàm III để tạo thành một “thành phố ngầm” khai thác than tại mức -300 trong lòng đất. Đây là một kỳ tích đáng tự hào nhất, không chỉ đối với thợ mỏ Khe Chàm mà còn đối với thợ mỏ của cả ngành Than – Khoáng sản Việt Nam. Để có kỳ tích này, thợ mỏ Khe Chàm đã đào hàng chục cây số đường lò để lấy ra hàng chục triệu tấn than. Đặc biệt hơn, trong quãng thời gian 20 năm qua, đã có biết bao nhiêu thay đổi về tư duy, về cách làm, về công nghệ… để thợ mỏ Khe Chàm có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Trong đó, cũng không ít niềm vui và nỗi buồn.
Những năm trước khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam, Than Khe Chàm cũng như hầu hết các đơn vị khai thác than vùng Quảng Ninh đều áp dụng công nghệ lạc hậu. Các đường lò đều chống bằng gỗ. Vận tải than và đất đá trong lò bằng xe goòng 1 tấn. Vào lò lúc nào cũng lầy lội bùn đất. Hàng ngày, không biết bao nhiêu là gỗ trụ mỏ được chuyển vào lò. Nhưng than kéo ra lại chẳng đáng bao nhiêu. Tôi nhớ, mỗi ca, một thợ lò phải chuyển vào từ 3 đến 5 mét khối gỗ. Gỗ để chống đường lò. Gỗ làm chèn. Gỗ xếp cũi lợn (Cũi lợn là tên gọi các ô gỗ vuông thợ lò xếp vào khoảng trống đã khai thác trong lò chợ)… chỗ nào cũng thấy gỗ. Tuy nhiên, một lò chợ, cuối mỗi ca nếu thuận buồm xuôi gió cũng chỉ kéo ra được một “đoàn tàu” chừng 25 đến 30 goòng, tức khoảng 25 đến 30 tấn than. Khi kéo ra ngoài, nếu chị thống kê thấy có lẫn nhiều đá, trừ đi có ca không được 20 tấn than. Trong một ca, nhiều khi mất điện cả ca, hoặc hỏng máy cào, không ra được tấn than nào. Năng suất thấp, đời sống thợ mỏ cũng vô cùng khó khăn. Nhiều người làm thợ mỏ mặc dù công việc cũng khá vất vả nhưng hầu như không có tích luỹ. Công nhân tập thể đôi khi nợ nhiều chị hàng thịt, hàng rau ngoài chợ. Đến kỳ phát lương, mỏ chưa phát, nhiều chị bán hàng đã nhắc mai có lương trả nợ…
Thợ lò, mùa đông cũng như mùa hè, vào ca cũng như tan ca phong phanh chiếc áo bảo hộ. Nước nóng để tắm được đun bằng bếp lò than. Nhiều hôm, do sơ ý người trực bếp để bếp yếu hay bị tắt, thợ lò coi như phải tắm nước lạnh. Bếp ăn nấu cơm cho thợ lò cũng vậy, được đun bằng than. Nhiều ngày, thợ lò cũng phải ăn cơm sống. Bữa ăn cho thợ lò ngày đó vô cùng “đơn giản”. Vào mỗi ca, 5 người chúng tôi được chia 1 bát tô thịt ba chỉ kho, 1 đĩa rau luộc, 1 âu canh và một chậu cơm. Nước mắm và bát đũa “khuyến mại” nên tự lấy, không phải chia. Xe đi làm hồi đó là chiếc xe gấu thùng được cải hoán thành xe chở công nhân, còn gọi là xe tầng. Người lái xe và phụ xe ngồi ở cabin riêng phía trên, còn thùng xe chở công nhân phía đằng sau. Xe tầng không có ghế, cứ ai có vé (công nhân gọi là tích kê) là lên xe “đứng” thoải mái. Đợi cho công nhân lên hết, đôi khi chật cứng cả xe, phụ xe đóng cửa sau và cài chốt ầm ầm, rồi lên cabin. Xe chạy vào mỏ mặc cho đi trên những con đường dốc, ổ gà… chao đảo. Nhiều người say xe, không chịu nổi.
Điều đáng nói là, tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như đời sống nhưng thợ mỏ vẫn sống chan hoà và tình cảm. Nhiều xóm thợ đầy ắp những tiếng cười, những kỷ niệm gắn với đời thợ. Thợ lò gắn bó với nghề, ít ai bỏ việc. Nhiều người đưa cả vợ con từ quê ra lập nghiệp. Nhiều người vừa làm việc, vừa học hành nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trưởng thành, giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các đơn vị.
Thợ mỏ cũng không cam chịu với những tồn tại trong công nghệ và đời sống kéo dài. Đặc biệt nhất là giai đoạn từ khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam. Khi đó, lãnh đạo Tổng Công ty đã có những chỉ đạo hết sức cụ thể đến các đơn vị. Mặc dù khi đó, tôi chỉ là một cán bộ nhỏ của đơn vị, nhưng tôi cảm nhận rõ những ý tưởng chỉ đạo đổi mới của lãnh đạo Tổng Công ty, vì hầu như ngày nào chúng tôi cũng được tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo và các ban điều hành của Tổng Công ty. Công việc gần như “cầm tay, chỉ việc”. Năm 1997, khi lãnh đạo Tổng Công ty chỉ đạo đưa vì chống ma sát bằng sắt vào thay cho chống gỗ. Nhiều thợ mỏ cũng không thể hình dung hết hiệu quả của nó. Lượng gỗ trụ mỏ giảm hẳn, nhất là từ khi các đơn vị đưa chèn lò bằng lưới B40 thay cho chèn nóc lò bằng gỗ. Nhiều lò chợ không còn bóng dáng của gỗ lò. Năng suất lao động cũng tăng cao hơn. Trước đó, với công nghệ khai thác than lò chợ bằng khoan nổ mìn, chống gỗ. Sản lượng lò chợ thấp, chỉ đạt 20.000-25.000 tấn/năm; năng suất khai thác cũng chỉ đạt 1,6-1,8 tấn/người/công. Tuy nhiên, sau khi đưa vì sắt vào chống lò, sản lượng khai thác tăng đột biến, từ 50.000-55.000 tấn/năm cho mỗi lò chợ, gấp đôi công nghệ chống gỗ lạc hậu, năng suất đạt 3,0-3,5 tấn/công. Mặt khác, lò chợ đảm bảo hệ số an toàn cao hơn nhiều so với chống gỗ trước đây, người thợ đi lại sản xuất cũng dễ dàng hơn, an toàn hơn, sức lao động của người thợ mỏ đã giảm.
Lợi thế này khiến Tổng Công ty triển khai thêm một bước nữa là đưa cột chống thuỷ lực vào chống lò khai thác, kết hợp với giá chống. Công nghệ này sau đó vài năm đã được 100% các đơn vị áp dụng. Sản lượng khai thác lò chợ tăng vọt, đạt 100.000-130.000 tấn/năm, năng suất đạt 4,2-4,6 tấn/người/công. Người thợ đi làm đã thực sự cải thiện điều kiện làm việc, nhất là công tác thu hồi vì chống giảm hẳn tính nguy hiểm. Thợ lò thay vì cầm búa lò trước đây, giờ đi làm chỉ cần cầm chiếc cà lê vào lò là có thể cho ra hàng trăm tấn than mỗi ca. Điều đặc biệt là, trong quá trình đi làm, cánh thợ lò chúng tôi trước đây thường phải chui qua nhiều họng sáo, tức là những đường lò hẹp không đủ cho người đi lại, vì gỗ lò thường nén rất nhanh. Đường lò mới chống, chỉ sau một vài ca có thể bị nén thấp lè tè, phải xén lại… Với vì chống bằng cột thuỷ lực, thợ lò chỉ cần vận hành súng bắn là có thể đưa lò lên cao tùy theo điều kiện địa chất tại khu vực đó. Bước vào lò cao rộng, điện chiếu sáng khắp cả các đường lò. Điều kiện làm việc đã thực sự được cải thiện đáng kể.
Năng suất lao động và sản lượng khai thác tăng cao, công tác vận tải than cũng vì thế mà thay đổi. Thay cho việc kéo từng goòng than trước đây, hệ thống băng tải cho phép kéo than liên tục từ trong lò ra ngoài, ngay cả với những đường lò dốc, dưới độ âm sâu… Than được băng tải kéo ra liên tục, khép kín đến khu sàng tuyển, kho than rồi đi tiêu thụ. Nghĩ lại công việc vận tải trước đây mới thấy, quả là một bước dài trong việc ứng dụng công nghệ vào dây chuyền khai thác, sàng tuyển than.
Không dừng lại ở đó, hiện nay, nhiều đơn vị đã áp dụng máy khấu than và nhiều loại giàn chống tự hành hiện đại, với độ an toàn cao hơn, năng suất khấu than cao hơn. Toàn bộ các khâu trong việc khấu than, vận tải, chống lò… đều được cơ giới hoá. Chỉ một vài thợ lò có thể vận hành và cho ra sản lượng hàng ngàn tấn than mỗi ca. Mặc dù sản lượng trong các dây chuyền cơ giới hoá còn thấp do gặp nhiều khó khăn về điều kiện địa chất phức tạp. Nhưng những lò chợ hiện đại trong việc áp dụng cơ giới hoá khai thác than đã thực sự mở ra một bước đi mới cho thợ mỏ Việt Nam. Với ý chí và nghị lực, với truyền thống không ngại khó khăn, gian khổ, thợ mỏ nhất định sẽ dần đưa công nghệ hiện đại vào áp dụng tại nhiều mỏ than hiện đại đang được xây dựng.
Những năm trước khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam, Than Khe Chàm cũng như hầu hết các đơn vị khai thác than vùng Quảng Ninh đều áp dụng công nghệ lạc hậu. Các đường lò đều chống bằng gỗ. Vận tải than và đất đá trong lò bằng xe goòng 1 tấn. Vào lò lúc nào cũng lầy lội bùn đất. Hàng ngày, không biết bao nhiêu là gỗ trụ mỏ được chuyển vào lò. Nhưng than kéo ra lại chẳng đáng bao nhiêu. Tôi nhớ, mỗi ca, một thợ lò phải chuyển vào từ 3 đến 5 mét khối gỗ. Gỗ để chống đường lò. Gỗ làm chèn. Gỗ xếp cũi lợn (Cũi lợn là tên gọi các ô gỗ vuông thợ lò xếp vào khoảng trống đã khai thác trong lò chợ)… chỗ nào cũng thấy gỗ. Tuy nhiên, một lò chợ, cuối mỗi ca nếu thuận buồm xuôi gió cũng chỉ kéo ra được một “đoàn tàu” chừng 25 đến 30 goòng, tức khoảng 25 đến 30 tấn than. Khi kéo ra ngoài, nếu chị thống kê thấy có lẫn nhiều đá, trừ đi có ca không được 20 tấn than. Trong một ca, nhiều khi mất điện cả ca, hoặc hỏng máy cào, không ra được tấn than nào. Năng suất thấp, đời sống thợ mỏ cũng vô cùng khó khăn. Nhiều người làm thợ mỏ mặc dù công việc cũng khá vất vả nhưng hầu như không có tích luỹ. Công nhân tập thể đôi khi nợ nhiều chị hàng thịt, hàng rau ngoài chợ. Đến kỳ phát lương, mỏ chưa phát, nhiều chị bán hàng đã nhắc mai có lương trả nợ…
Thợ lò, mùa đông cũng như mùa hè, vào ca cũng như tan ca phong phanh chiếc áo bảo hộ. Nước nóng để tắm được đun bằng bếp lò than. Nhiều hôm, do sơ ý người trực bếp để bếp yếu hay bị tắt, thợ lò coi như phải tắm nước lạnh. Bếp ăn nấu cơm cho thợ lò cũng vậy, được đun bằng than. Nhiều ngày, thợ lò cũng phải ăn cơm sống. Bữa ăn cho thợ lò ngày đó vô cùng “đơn giản”. Vào mỗi ca, 5 người chúng tôi được chia 1 bát tô thịt ba chỉ kho, 1 đĩa rau luộc, 1 âu canh và một chậu cơm. Nước mắm và bát đũa “khuyến mại” nên tự lấy, không phải chia. Xe đi làm hồi đó là chiếc xe gấu thùng được cải hoán thành xe chở công nhân, còn gọi là xe tầng. Người lái xe và phụ xe ngồi ở cabin riêng phía trên, còn thùng xe chở công nhân phía đằng sau. Xe tầng không có ghế, cứ ai có vé (công nhân gọi là tích kê) là lên xe “đứng” thoải mái. Đợi cho công nhân lên hết, đôi khi chật cứng cả xe, phụ xe đóng cửa sau và cài chốt ầm ầm, rồi lên cabin. Xe chạy vào mỏ mặc cho đi trên những con đường dốc, ổ gà… chao đảo. Nhiều người say xe, không chịu nổi.
Điều đáng nói là, tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như đời sống nhưng thợ mỏ vẫn sống chan hoà và tình cảm. Nhiều xóm thợ đầy ắp những tiếng cười, những kỷ niệm gắn với đời thợ. Thợ lò gắn bó với nghề, ít ai bỏ việc. Nhiều người đưa cả vợ con từ quê ra lập nghiệp. Nhiều người vừa làm việc, vừa học hành nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trưởng thành, giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các đơn vị.
Thợ mỏ cũng không cam chịu với những tồn tại trong công nghệ và đời sống kéo dài. Đặc biệt nhất là giai đoạn từ khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam. Khi đó, lãnh đạo Tổng Công ty đã có những chỉ đạo hết sức cụ thể đến các đơn vị. Mặc dù khi đó, tôi chỉ là một cán bộ nhỏ của đơn vị, nhưng tôi cảm nhận rõ những ý tưởng chỉ đạo đổi mới của lãnh đạo Tổng Công ty, vì hầu như ngày nào chúng tôi cũng được tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo và các ban điều hành của Tổng Công ty. Công việc gần như “cầm tay, chỉ việc”. Năm 1997, khi lãnh đạo Tổng Công ty chỉ đạo đưa vì chống ma sát bằng sắt vào thay cho chống gỗ. Nhiều thợ mỏ cũng không thể hình dung hết hiệu quả của nó. Lượng gỗ trụ mỏ giảm hẳn, nhất là từ khi các đơn vị đưa chèn lò bằng lưới B40 thay cho chèn nóc lò bằng gỗ. Nhiều lò chợ không còn bóng dáng của gỗ lò. Năng suất lao động cũng tăng cao hơn. Trước đó, với công nghệ khai thác than lò chợ bằng khoan nổ mìn, chống gỗ. Sản lượng lò chợ thấp, chỉ đạt 20.000-25.000 tấn/năm; năng suất khai thác cũng chỉ đạt 1,6-1,8 tấn/người/công. Tuy nhiên, sau khi đưa vì sắt vào chống lò, sản lượng khai thác tăng đột biến, từ 50.000-55.000 tấn/năm cho mỗi lò chợ, gấp đôi công nghệ chống gỗ lạc hậu, năng suất đạt 3,0-3,5 tấn/công. Mặt khác, lò chợ đảm bảo hệ số an toàn cao hơn nhiều so với chống gỗ trước đây, người thợ đi lại sản xuất cũng dễ dàng hơn, an toàn hơn, sức lao động của người thợ mỏ đã giảm.
Lợi thế này khiến Tổng Công ty triển khai thêm một bước nữa là đưa cột chống thuỷ lực vào chống lò khai thác, kết hợp với giá chống. Công nghệ này sau đó vài năm đã được 100% các đơn vị áp dụng. Sản lượng khai thác lò chợ tăng vọt, đạt 100.000-130.000 tấn/năm, năng suất đạt 4,2-4,6 tấn/người/công. Người thợ đi làm đã thực sự cải thiện điều kiện làm việc, nhất là công tác thu hồi vì chống giảm hẳn tính nguy hiểm. Thợ lò thay vì cầm búa lò trước đây, giờ đi làm chỉ cần cầm chiếc cà lê vào lò là có thể cho ra hàng trăm tấn than mỗi ca. Điều đặc biệt là, trong quá trình đi làm, cánh thợ lò chúng tôi trước đây thường phải chui qua nhiều họng sáo, tức là những đường lò hẹp không đủ cho người đi lại, vì gỗ lò thường nén rất nhanh. Đường lò mới chống, chỉ sau một vài ca có thể bị nén thấp lè tè, phải xén lại… Với vì chống bằng cột thuỷ lực, thợ lò chỉ cần vận hành súng bắn là có thể đưa lò lên cao tùy theo điều kiện địa chất tại khu vực đó. Bước vào lò cao rộng, điện chiếu sáng khắp cả các đường lò. Điều kiện làm việc đã thực sự được cải thiện đáng kể.
Năng suất lao động và sản lượng khai thác tăng cao, công tác vận tải than cũng vì thế mà thay đổi. Thay cho việc kéo từng goòng than trước đây, hệ thống băng tải cho phép kéo than liên tục từ trong lò ra ngoài, ngay cả với những đường lò dốc, dưới độ âm sâu… Than được băng tải kéo ra liên tục, khép kín đến khu sàng tuyển, kho than rồi đi tiêu thụ. Nghĩ lại công việc vận tải trước đây mới thấy, quả là một bước dài trong việc ứng dụng công nghệ vào dây chuyền khai thác, sàng tuyển than.
Không dừng lại ở đó, hiện nay, nhiều đơn vị đã áp dụng máy khấu than và nhiều loại giàn chống tự hành hiện đại, với độ an toàn cao hơn, năng suất khấu than cao hơn. Toàn bộ các khâu trong việc khấu than, vận tải, chống lò… đều được cơ giới hoá. Chỉ một vài thợ lò có thể vận hành và cho ra sản lượng hàng ngàn tấn than mỗi ca. Mặc dù sản lượng trong các dây chuyền cơ giới hoá còn thấp do gặp nhiều khó khăn về điều kiện địa chất phức tạp. Nhưng những lò chợ hiện đại trong việc áp dụng cơ giới hoá khai thác than đã thực sự mở ra một bước đi mới cho thợ mỏ Việt Nam. Với ý chí và nghị lực, với truyền thống không ngại khó khăn, gian khổ, thợ mỏ nhất định sẽ dần đưa công nghệ hiện đại vào áp dụng tại nhiều mỏ than hiện đại đang được xây dựng.
Năng suất lao động luôn là yếu tố quyết định. Sản lượng tăng cao, đời sống thợ mỏ cũng thay đổi một bước dài về chất lượng cuộc sống. Thay vì những bữa cơm đạm bạc như ngày xưa, thợ mỏ ở hầu hết các đơn vị giờ đây được ăn tự chọn với hơn hai mươi món ăn. Xe đưa đón thợ mỏ cũng đã được bỏ những chiếc xe tầng một thời để thay thế bằng những chiếc xe ca có máy lạnh, có radio… êm ái. Thợ mỏ lên xe có thể ngả mình ngắm cảnh đẹp của những phố mỏ, tầng than, hay chợp mắt để chuẩn bị bước vào một ca làm việc hiệu quả hơn. Thợ mỏ trước đây ở trong những gian nhà cấp bốn tồi tàn thì giờ đã được ở trong những căn hộ chung cư sang trọng. Không còn cảnh nợ nần những người buôn bán ngoài chợ. Thợ mỏ đã xây dựng lên những phố mỏ sầm uất, những nhà văn hoá cao đẹp. Nhiều người lập nghiệp xây dựng cuộc sống tại vùng mỏ với nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi. Trước đây, thợ mỏ chẳng dám nghĩ đến được đi du lịch trong nước nhưng giờ thợ mỏ được đi cả nước ngoài…
Hai thập kỷ trôi qua đối với lịch sử là quãng thời gian ngắn ngủi. Nhưng thợ mỏ đã bước một bước dài trong việc thay đổi điều kiện lao động và đời sống của mình. Mặc dù giờ đây, nhiều mỏ đã phải khai thác xuống sâu hơn tới vài trăm mét so với mực nước thông thuỷ do tài nguyên dần cạn kiệt. Khai thác xuống sâu cũng đồng nghĩa với nhiều thách thức hơn. Giá thành khai thác cao hơn. Yêu cầu về công tác an toàn, công tác môi trường đòi hỏi nghiêm ngặt hơn. Khó khăn thách thức luôn đặt ra phía trước nhưng điều tự tin là thợ mỏ ngành Than – Khoáng sản Việt Nam đã ở vào một thế và lực mới. Việc sáp nhập Tổng Công ty Khoáng sản để thành Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam đã là một bước đi mạnh mẽ hơn. Thợ mỏ giờ không chỉ bó hẹp tại các đơn vị vùng Than Quảng Ninh mà đã có mặt tại hầu hết các vùng miền trong cả nước. Nhiều ngành nghề mới, nhiều loại khoáng sản đã và đang được khai thác và chế biến như nền công nghiệp alumin – nhôm tại Tây Nguyên, đồng tại Lào Cai, titan tại Ninh Thuận… Các ngành nghề như công nghiệp điện, hoá chất, khoáng sản, cơ khí, du lịch, thương mại… được đầu tư nhiều dự án quan trọng và mang lại nguồn doanh thu cao, hỗ trợ cho ngành Than phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đời sống của thợ mỏ đã thực sự đổi khác và sẽ tiếp tục được “đổi đời” nhiều hơn nữa…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/doi-doi-9267.htm” button=”Theo vinacomin”]