Cuối năm vừa qua, dư luận xôn xao trước sự việc nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam Airlines (VNA) xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác. Các nhân viên này bao gồm cả phi công, điều hành khai thác bay và bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật. Hiện tượng này được đánh giá là đã làm xáo trộn, suy giảm nguồn nhân lực chất lượng cao của VNA và uy hiếp an toàn khai thác máy bay. Vậy với TKV, cũng tương tự, ngành Điện của chúng ta sẽ thế nào khi hiện tượng “rò rỉ” nguồ
Theo khảo sát nhanh của nhóm phóng viên chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là do nguồn thu nhập hiện tại cho ngành Điện trong TKV chưa thực sự hấp dẫn. Trước nay, trong Tập đoàn vẫn lấy lương của thợ hầm lò làm trung tâm, các khối khác ngoài than chỉ được tính là phụ trợ, không được vượt mức sàn bình quân của lương thợ lò. Chính những bất cập trong cách tính lương cho CBCNV khối Điện bắt nguồn từ đó.
Đơn cử năm 2014, thu nhập bình quân của CBCNV Công ty Nhiệt điện Đông Triều là 7,9 triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng mức thu nhập này “chưa là gì” so với các doanh nghiệp điện BOT khác. Theo ông Bùi Minh Tuấn – Giám đốc Công ty Nhiệt điện Đông Triều – sở dĩ các công ty điện BOT có khả năng trả lương cao hơn do họ không phải mất phí đào tạo nhân lực, và hơn nữa cơ chế tài chính ở các đơn vị này linh hoạt hơn.
Thực tế, một Phó Giám đốc và “kha khá” kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề của Công ty cũng đã chuyển sang đơn vị láng giềng – Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long thuộc Tập đoàn Geleximco. Nói như ông Vũ Văn Tiền – Tổng Giám đốc Tập đoàn Geleximco – thì cứ “quân Đông Triều” sang là nhận.
TS. Trần Văn Hoan – Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty – cho biết, hiện tại, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật Nhà máy đã làm chủ các thiết bị, công nghệ với tuổi bình quân là 26 nên nếu nhận họ về, bất cứ công ty nhiệt điện nào cũng “lãi”. Bản thân anh cũng đã nhiều lần nhận được sự mời chào của các doanh nghiệp làm điện khác. Cùng chung ý kiến với TS. Trần Văn Hoan, các anh Trần Đức Anh (Trưởng ca), Phạm Duy Long (lò trưởng), Đặng Văn Linh (trực tự dùng), Phạm Thế Vinh (lò phó) cũng cho rằng mức lương hiện tại của họ chưa thực sự hấp dẫn so với bên ngoài. “Các doanh nghiệp làm điện bên ngoài luôn mời chào chúng tôi và sẵn sàng trả mức lương cao hơn hẳn, theo cấp số 1,5 – 2 hoặc 3 lần mức lương hiện tại tuỳ theo vị trí và tay nghề”, TS. Hoan cho biết.
Cũng như tại Công ty Nhiệt điện Đông Triều, tình trạng chảy máu chất xám cũng diễn ra tại Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn khi một số lượng không nhỏ kỹ sư, công nhân kỹ thuật ở đây chuyển sang Nhà máy Nhiệt điện An Khánh (Tập đoàn An Khánh).
Với bất kỳ doanh nghiệp nào, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, muốn phát triển bền vững thì yếu tố nguồn nhân lực luôn là yếu tố số 1, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Và câu chuyện giữ chân lao động trong ngành điện TKV có lẽ cũng cần một chiến lược quan tâm đúng đắn trước khi chưa muộn.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/truoc-khi-chua-muon-10031.htm” button=”Theo vinacomin”]