“Tây Nguyên không nên chỉ dựa vào thế mạnh nông nghiệp để phát triển bền vững, mà cần có chính sách thích đáng để phát huy tiềm năng khoáng sản phong phú trên địa bàn”.
Đó là ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, đóng góp cho Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ phát triển Tây Nguyên, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 3 – một chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, được triển khai mới đây. Theo ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nguồn lực Nhà nước đầu tư cho Tây Nguyên hiện nay chỉ bằng 0,83% so với cả nước, nội lực của các tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên phát triển nhanh và bền vững là nhiệm vụ rất khó khăn. Trong khi đó, khoáng sản là nguồn tài nguyên rất lớn của khu vực, cần khai thác với quy mô hợp lý để phục vụ phát triển. Ông Yên cho rằng, cần nhận thức đúng, mạnh dạn khai thác nguồn khoáng sản sẵn có của Tây Nguyên, tránh lãng phí nguồn lực cho phát triển. Ông Yên nói: “Do đặc thù, chỗ nào có bô xít là không trồng được một cây gì cả, nhưng bảo khai thác bô xít để tạo ra một ngành công nghiệp kim loại màu cho cả nước thì bao nhiêu nhà khoa học phản biện, cứ sợ bùn đỏ. Mà hồ bùn đỏ ở đây khác với ở Hungary. Hồ ở Tây Nguyên nằm giữa thung lũng, xung quanh toàn là núi. Chỉ có khiêng núi đi chỗ khác thì bùn mới chảy ra ngoài…”.
Mặt khác, theo các nhà khoa học, bùn đỏ trong khai thác bô -xít tại khu vực Tây Nguyên có chứa hàm lượng sắt cao hơn hẳn so với các khu vực khác trên thế giới (như Australia, Hungary…). Cụ thể, hàm lượng sắt trong bùn đỏ khô tại Nhà máy Alumin Lâm Đồng dao động 35,8-40% (tính theo Fe) và 51,1-56,3% (tính theo Fe2O3), được coi là tương đương với quặng sắt nghèo, có khối lượng lớn và có thể định hướng để sản xuất gang thép. Chương trình nghiên cứu khoa học lấy sắt từ bùn đỏ được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ đầu năm 2013 với thời hạn 36 tháng. Tuy nhiên, mọi việc đến nay đã hoàn thành, cho kết quả sớm và khả quan hơn nhiều so với dự định và có thể đi vào sản xuất trong thời gian sớm nhất. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Thái Hưng (đơn vị nhận thử nghiệm) cho biết, thời gian qua nhà máy đã tiến hành sản xuất trên quy mô công nghiệp (mẻ từ 40-200 tấn bùn đỏ). Tính toán ban đầu về chi phí cho thấy từ 2,4 tấn bùn đỏ khô sẽ thu được 1 tấn tinh quặng sắt 62%. Ông Vũ Đức Lợi, Phó viện trưởng Viện Hóa học (cơ quan thường trực đề án) cho biết, tháng 6 tới sẽ có thể kết thúc đề tài thử nghiệm quy mô công nghiệp để chuyển sang nghiên cứu tiền khả thi triển khai dự án trên thực tế.
Theo công nghệ thử nghiệm, bùn đỏ ướt được tách bằng kỹ thuật lọc áp suất cao nhằm tách phần lớn dung dịch ra khỏi bùn đỏ. Phần dung dịch sau khi tách được tái sử dụng trong chu trình bayer. Bùn đỏ khô được nghiền mịn và trộn với than, đôlômit và chuyển lên dây chuyền thiêu kết sử dụng khí hóa than dư của lò cao luyện gang. Mẫu bùn đỏ sau thiêu kết được nghiền mịn và tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt – nguyên liệu cho sản xuất gang hoặc sắt xốp bằng công nghệ thông thường. Mẫu phôi thép được luyện từ sắt xốp này đạt tiêu chuẩn mác thép SD 390 Nhật Bản. Theo thiết kế Nhà máy Alumin Tân Rai, sản xuất một tấn alumin sẽ tạo ra khoảng một tấn bùn đỏ quy khô. Với công suất 650.000 tấn/năm, khi sản xuất đạt công suất thiết kế, lượng bùn đỏ sinh ra từ nhà máy sẽ khoảng 650.000 tấn quy khô/năm. Kết quả trên hứa hẹn một hướng đi nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp alumin – nhôm cũng như xử lý tốt hơn vấn đề môi trường bền vững.
Mặt khác, theo các nhà khoa học, bùn đỏ trong khai thác bô -xít tại khu vực Tây Nguyên có chứa hàm lượng sắt cao hơn hẳn so với các khu vực khác trên thế giới (như Australia, Hungary…). Cụ thể, hàm lượng sắt trong bùn đỏ khô tại Nhà máy Alumin Lâm Đồng dao động 35,8-40% (tính theo Fe) và 51,1-56,3% (tính theo Fe2O3), được coi là tương đương với quặng sắt nghèo, có khối lượng lớn và có thể định hướng để sản xuất gang thép. Chương trình nghiên cứu khoa học lấy sắt từ bùn đỏ được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ đầu năm 2013 với thời hạn 36 tháng. Tuy nhiên, mọi việc đến nay đã hoàn thành, cho kết quả sớm và khả quan hơn nhiều so với dự định và có thể đi vào sản xuất trong thời gian sớm nhất. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Thái Hưng (đơn vị nhận thử nghiệm) cho biết, thời gian qua nhà máy đã tiến hành sản xuất trên quy mô công nghiệp (mẻ từ 40-200 tấn bùn đỏ). Tính toán ban đầu về chi phí cho thấy từ 2,4 tấn bùn đỏ khô sẽ thu được 1 tấn tinh quặng sắt 62%. Ông Vũ Đức Lợi, Phó viện trưởng Viện Hóa học (cơ quan thường trực đề án) cho biết, tháng 6 tới sẽ có thể kết thúc đề tài thử nghiệm quy mô công nghiệp để chuyển sang nghiên cứu tiền khả thi triển khai dự án trên thực tế.
Theo công nghệ thử nghiệm, bùn đỏ ướt được tách bằng kỹ thuật lọc áp suất cao nhằm tách phần lớn dung dịch ra khỏi bùn đỏ. Phần dung dịch sau khi tách được tái sử dụng trong chu trình bayer. Bùn đỏ khô được nghiền mịn và trộn với than, đôlômit và chuyển lên dây chuyền thiêu kết sử dụng khí hóa than dư của lò cao luyện gang. Mẫu bùn đỏ sau thiêu kết được nghiền mịn và tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt – nguyên liệu cho sản xuất gang hoặc sắt xốp bằng công nghệ thông thường. Mẫu phôi thép được luyện từ sắt xốp này đạt tiêu chuẩn mác thép SD 390 Nhật Bản. Theo thiết kế Nhà máy Alumin Tân Rai, sản xuất một tấn alumin sẽ tạo ra khoảng một tấn bùn đỏ quy khô. Với công suất 650.000 tấn/năm, khi sản xuất đạt công suất thiết kế, lượng bùn đỏ sinh ra từ nhà máy sẽ khoảng 650.000 tấn quy khô/năm. Kết quả trên hứa hẹn một hướng đi nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp alumin – nhôm cũng như xử lý tốt hơn vấn đề môi trường bền vững.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nguoi-tay-nguyen-noi-ve-boxit-8138.htm” button=”Theo vinacomin”]