Những ngày đầu hạ, mới sáng sớm mà cái nóng, cái nắng của miền Trung đã oi nồng. Trên công trường mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), hàng loạt máy đào, máy xúc cùng với đoàn xe tải hàng trăm chiếc đang nằm im lìm, không hoạt động…
Cổ đông “kém lực”, mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á chồng chất khó khăn
Ngày 17/5/2007, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng 9 cổ đông sáng lập (gồm Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV (chiếm 30%); Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (24%), Tổng Công ty Thép Việt Nam (20%); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (4%), Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (5%), Tổng Công ty Sông Đà (5%), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – Vinashin (5%), Công ty TNHH Sản xuất, XNK Bình Minh (4%), Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long (3%) đã làm lễ ra mắt Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê làm đại diện chủ đầu tư. Số vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng. Việc Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) đi vào hoạt động được đánh giá là một trong những bước phát triển mới và là thành công của tỉnh Hà Tĩnh trong việc thu hút các nhà đầu tư. Mục tiêu của Công ty là đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt trước hết cho nhu cầu luyện thép ở trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy luyện phôi thép, với công suất ban đầu 2 triệu tấn/năm và tiếp tục mở rộng khi có điều kiện thuận lợi.
Để biến những kỳ vọng về mỏ sắt thành “mỏ vàng”, trong buổi lễ ra mắt, phía TIC hứa sẽ chủ động bảo đảm nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ đưa dự án vào khai thác, vận hành đúng tiến độ quy định, bảo đảm hiệu quả hoạt động, thân thiện với môi trường và tạo được nhiều công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, tức là tròn 7 năm sau lễ ra mắt, số phận của TIC vẫn đang trong quá trình thương thảo, sau khi các nhà đầu tư trong nước chưa góp đủ vốn, còn nhà đầu tư ngoại thì đang chờ đợi các quyết định cuối cùng của các cơ quan chức năng.
Đáng chú ý là trong số này, ngoài Vinashin gặp khủng hoảng và không thể góp vốn, một số cổ đông khác cũng “quên” nghĩa vụ của mình. Theo con số mà TIC cung cấp, trong năm 2010, các cổ đông đã không đóng góp 1.300 tỷ đồng vốn góp theo cam kết, mà chỉ góp được 221,5 tỷ đồng còn thiếu của năm 2009 để thực hiện dự án. Trong năm 2013, tổng vốn góp bằng tiền mặt của các cổ đông là 144,139 tỷ đồng, trong đó TKV là 95,538 tỷ đồng, Công ty CP Khoáng sản – Luyện kim Thăng Long 47,321 tỷ đồng, Tổng Công ty Thép Việt Nam 1,289 tỷ đồng. Riêng trong quý I/2014, Công ty CP Khoáng sản – Luyện kim Thăng Long góp thêm 26 tỷ đồng.
Thêm vào đó, với việc có tới 4/9 cổ đông được rút khỏi dự án, chắc chắn lượng vốn góp và cơ cấu cổ phần sẽ được tính toán lại.
Nỗ lực từng bước gỡ khó
Cũng phải ghi nhận rằng, thời gian qua, TIC đã có những cố gắng khắc phục khó khăn trong việc triển khai thực hiện các công việc về tư vấn thiết kế, khai thác… Hiện tại, thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã được tư vấn lập xong. Công ty đã yêu cầu Liên danh nhà thầu điều chỉnh một số nội dung trong thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán Dự án cho phù hợp với Dự án điều chỉnh. Bên cạnh đó, Công ty đã hoàn thiện và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt xong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường dự án điều chỉnh; hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc bán quặng sắt và đã xuất bán được gần 3.000 tấn quặng sắt cho Công ty CP thép Hoà Phát.
Đồng hành cùng chúng tôi lên khai trường, anh Bùi Công Hoan (Phó phòng Kỹ thuật Công ty), cho biết: Hiện nay, TIC đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định để thanh lý hợp đồng với nhà thầu CISDI. Đồng thời, Tập đoàn cũng đang hỗ trợ Công ty đẩy mạnh làm việc với Tập đoàn thép KOBECO Nhật Bản (KOBE STEEL) để bàn bạc việc hợp tác đầu tư Dự án luyện thép tại Hà Tĩnh theo hướng sử dụng công nghệ của KOBE STEEL (công nghệ có thể sử dụng 100% quặng sắt của mỏ Thạch Khê) và KOBE STEEL phải cam kết thu xếp tài chính cho tổ hợp Mỏ – Tuyển – Luyện thép.
Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng – tái định cư cũng được TIC thực hiện khá bài bản. Công ty đã phối hợp chặt chẽ cùng Hội đồng bồi thường huyện Thạch Hà, Ban quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê để thực hiện có hiệu quả công tác này. Bên cạnh đó, Công ty đã phối hợp với Ban quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê theo dõi, giám sát các công trình xây dựng tái định cư; triển khai xây dựng các công trình thuộc Đề án 946 (Đề án phát triển bền vững KT-XH các xã chịu ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 946) theo chỉ đạo của HĐQT và Ban lãnh đạo Công ty. Đến nay, Công ty đã khởi công 2 công trình và đang làm thủ tục đầu tư 7 công trình an sinh khác như trạm y tế, trường học…
Ngày 17/5/2007, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng 9 cổ đông sáng lập (gồm Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV (chiếm 30%); Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (24%), Tổng Công ty Thép Việt Nam (20%); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (4%), Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (5%), Tổng Công ty Sông Đà (5%), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – Vinashin (5%), Công ty TNHH Sản xuất, XNK Bình Minh (4%), Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long (3%) đã làm lễ ra mắt Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê làm đại diện chủ đầu tư. Số vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng. Việc Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) đi vào hoạt động được đánh giá là một trong những bước phát triển mới và là thành công của tỉnh Hà Tĩnh trong việc thu hút các nhà đầu tư. Mục tiêu của Công ty là đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt trước hết cho nhu cầu luyện thép ở trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy luyện phôi thép, với công suất ban đầu 2 triệu tấn/năm và tiếp tục mở rộng khi có điều kiện thuận lợi.
Để biến những kỳ vọng về mỏ sắt thành “mỏ vàng”, trong buổi lễ ra mắt, phía TIC hứa sẽ chủ động bảo đảm nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ đưa dự án vào khai thác, vận hành đúng tiến độ quy định, bảo đảm hiệu quả hoạt động, thân thiện với môi trường và tạo được nhiều công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, tức là tròn 7 năm sau lễ ra mắt, số phận của TIC vẫn đang trong quá trình thương thảo, sau khi các nhà đầu tư trong nước chưa góp đủ vốn, còn nhà đầu tư ngoại thì đang chờ đợi các quyết định cuối cùng của các cơ quan chức năng.
Đáng chú ý là trong số này, ngoài Vinashin gặp khủng hoảng và không thể góp vốn, một số cổ đông khác cũng “quên” nghĩa vụ của mình. Theo con số mà TIC cung cấp, trong năm 2010, các cổ đông đã không đóng góp 1.300 tỷ đồng vốn góp theo cam kết, mà chỉ góp được 221,5 tỷ đồng còn thiếu của năm 2009 để thực hiện dự án. Trong năm 2013, tổng vốn góp bằng tiền mặt của các cổ đông là 144,139 tỷ đồng, trong đó TKV là 95,538 tỷ đồng, Công ty CP Khoáng sản – Luyện kim Thăng Long 47,321 tỷ đồng, Tổng Công ty Thép Việt Nam 1,289 tỷ đồng. Riêng trong quý I/2014, Công ty CP Khoáng sản – Luyện kim Thăng Long góp thêm 26 tỷ đồng.
Thêm vào đó, với việc có tới 4/9 cổ đông được rút khỏi dự án, chắc chắn lượng vốn góp và cơ cấu cổ phần sẽ được tính toán lại.
Nỗ lực từng bước gỡ khó
Cũng phải ghi nhận rằng, thời gian qua, TIC đã có những cố gắng khắc phục khó khăn trong việc triển khai thực hiện các công việc về tư vấn thiết kế, khai thác… Hiện tại, thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã được tư vấn lập xong. Công ty đã yêu cầu Liên danh nhà thầu điều chỉnh một số nội dung trong thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán Dự án cho phù hợp với Dự án điều chỉnh. Bên cạnh đó, Công ty đã hoàn thiện và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt xong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường dự án điều chỉnh; hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc bán quặng sắt và đã xuất bán được gần 3.000 tấn quặng sắt cho Công ty CP thép Hoà Phát.
Đồng hành cùng chúng tôi lên khai trường, anh Bùi Công Hoan (Phó phòng Kỹ thuật Công ty), cho biết: Hiện nay, TIC đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định để thanh lý hợp đồng với nhà thầu CISDI. Đồng thời, Tập đoàn cũng đang hỗ trợ Công ty đẩy mạnh làm việc với Tập đoàn thép KOBECO Nhật Bản (KOBE STEEL) để bàn bạc việc hợp tác đầu tư Dự án luyện thép tại Hà Tĩnh theo hướng sử dụng công nghệ của KOBE STEEL (công nghệ có thể sử dụng 100% quặng sắt của mỏ Thạch Khê) và KOBE STEEL phải cam kết thu xếp tài chính cho tổ hợp Mỏ – Tuyển – Luyện thép.
Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng – tái định cư cũng được TIC thực hiện khá bài bản. Công ty đã phối hợp chặt chẽ cùng Hội đồng bồi thường huyện Thạch Hà, Ban quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê để thực hiện có hiệu quả công tác này. Bên cạnh đó, Công ty đã phối hợp với Ban quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê theo dõi, giám sát các công trình xây dựng tái định cư; triển khai xây dựng các công trình thuộc Đề án 946 (Đề án phát triển bền vững KT-XH các xã chịu ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 946) theo chỉ đạo của HĐQT và Ban lãnh đạo Công ty. Đến nay, Công ty đã khởi công 2 công trình và đang làm thủ tục đầu tư 7 công trình an sinh khác như trạm y tế, trường học…
Đưa chúng tôi đi tham quan công trình mương đào có độ dài 1,8 km từ bãi thải ra sông Thạch Đồng mà TIC làm chủ đầu tư (công trình thuộc Đề án 946), chị Nguyễn Thị Hương – Chánh Văn phòng Công ty – cho biết, tổng mức đầu tư cho công trình này là 12 tỷ, thời gian thi công 7 tháng, đến nay đã sắp hoàn thành. “Để tiết kiệm chi phí, đồng thời để gần gũi với bà con hơn, có những buổi, Công ty đã huy động toàn bộ lực lượng CBCNV đi đắp đê. Bà con trong xóm rất cảm động”, chị Hương chia sẻ.
Trên tỉnh lộ 26 từ khai trường ra Thành phố Hà Tĩnh, điều mà chúng tôi dễ dàng nhận thấy trước nhất đó là cái nghèo nơi đây. Những triền cát trắng, những ngôi nhà mái tôn lụp xụp, những lùm cây lá tái đi vì nắng, vì gió, những gương mặt sạm đen, những nụ cười đôn hâu, giọng nói đặc trưng vùng miền… Và chắc chắn điều mà tất cả mong đợi là đại dự án sẽ sớm đi vào đúng quỹ đạo đã vạch ra theo đúng kỳ vọng ban đầu của tất cả mọi người, trong đó có những người dân nghèo nơi đây.
Mỏ Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn. Mỏ nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 8 km về phía Đông Bắc, cách bờ biển Đông 1,6 km và cách cảng Vũng Áng 66 km. Theo đánh giá, tổng sản lượng quặng khai thác từ mỏ Thạch Khê có thể đạt mức 370 – 400 triệu tấn. Thời gian đầu có thể khai thác 10 – 15 triệu tấn/năm và tăng lên trong những năm tiếp theo.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/dau-la-huong-di-cho-sat-thach-khe-8140.htm” button=”Theo vinacomin”]