Bãi thải Đông Cao Sơn do Liên Xô thiết kế, dành riêng cho việc đổ thải của Mỏ than Cao Sơn. Sau này, Tập đoàn quy hoạch Đông Cao Sơn là nơi đổ thải của ba công ty khai khai thác lộ thiên lớn nhất vùng Than là Than Cao Sơn, Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai. Từ nhiều năm nay, 3 mỏ này đều tăng nhanh về sản lượng nên Đông Cao Sơn trở thành điểm nóng về công tác đổ thải.
Để giảm tải cho bãi thải Đông Cao Sơn, Tập đoàn chỉ đạo, đến năm 2013, bãi thải Đông Cao Sơn phải bàn giao cho Cọc Sáu; Đèo Nai sẽ
Riêng hệ thống tuyến băng tải đá của Than Cao Sơn (theo Dự án Cải tạo mở rộng Mỏ than Cao Sơn , do Công ty CP than Cao Sơn làm chủ đầu tư), bao gồm 3 hệ thống tuyến băng tải số 1,2 và 3, trong đó hệ thống tuyến băng tải đá số 3 sẽ đầu tư giai đoạn sau năm 2027. Dự án còn có nhiều hạng mục công trình khác như trạm biến áp 35/6 Kv cung cấp điện cho băng tải đá (3 trạm); nhà điều hành sản xuất, nhà giao ca, nhà ăn, nhà vệ sinh và nhà sửa chữa v.v.
Hệ thống băng tải số 1có chiều dài 2650m (tuyến cố định); băng tải kéo dài và băng tải nối dài đầu dỡ tải 1300m. Năng suất băng tải 10400 tấn/h. Các thiết bị đi kèm gồm 2 máy nghiền đá, năng suất 5200 tấn/h, công suất động cơ 1550 kW; cỡ hạt đầu vào 1500 x 1000 x 1000, đầu ra#400mm; Máy rót đá thải năng suất 10400 tấn/h, công suất động cơ 1500kW, chiều dài cần 50m, chiều cao rót 22/1,5m; máy trung chuyển đá thải năng suất 10400 tấn/h.
Hệ thống tuyến băng tải số 2 cũng có 2 tuyến. Tuyến cố định dài 3120.7m, băng tải kéo dài và băng tải nối dài đầu đỡ tải dài 1300m. Năng suất băng tải 10400 tấn/h. Hệ thống này cũng có 2 máy nghiền đá và một máy rót, năng suất và tính năng kỹ thuật như hệ thống tuyến băng 1.
Tổng mức đầu tư cho một tuyến băng khoảng trên 2 nghìn tỷ đồng.
11 nhà đầu tư đã đến Cao Sơn
Đến tháng 4/2012, Công ty than Cao Sơn đã và đang triển khai thực hiện các bước: Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện để phê duyệt TKKT-DT tuyến băng tải đá; Lập và phê duyệt và đấu thầu; Lập hồ sơ mời thầu( HSMT) gói thầu số 3: “ Lựa chọn nhà đầu tư xây dựng vận hành trạm nghiền và hệ thống băng tải đất đá ra bãi thải Bàng Nâu” (hệ thống tuyến băng tải đá số 1) và phương án giá thành vận chuyển, đã trình Tập đoàn.
Với khối lượng công việc trong Dự án lớn, năng lực tài chính vượt quá khả năng của Công ty nên việc đầu tư hệ thống tuyến băng được thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo đơn giá vận chuyển thông qua đấu thầu. Công ty than Cao Sơn đã đăng tải thư mời các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu đầu tư hệ thống vận tải đất đá thải liên hợp ô tô – băng tải kết hợp với máy nghiền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tính đến đầu tháng 5, đã có 11 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Cao Sơn. Các bên đã làm việc trao đổi thống nhất các hình thức nghiên cứu và có ý kiến đề xuất hợp tác sớm nhất với Công ty.
Nguồn lực đầu tư vào dự án?
Chúng ta khẳng định rằng, chủ trương đầu tư các hệ thống băng tải đá ở Than Đèo Nai và Than Cao Sơn là con đường để 3 đơn vị sản xuất than lộ thiên nêu trên phát triển lâu dài và ổn định. Chủ trương này được Tập đoàn xác định từ lâu và đến nay trở nên bức thiết, nóng bỏng. Nếu dự án kéo dài, nhiều hệ lụy khác có nguy cơ xẩy ra, hậu quả khó lường.
Chủ trương huy động các nguồn lực xã hội trong đầu tư của Tập đoàn cũng rất đúng đắn; thể hiện sự năng động, sáng tạo của Tập đoàn trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ. Qua thực tế áp dụng tại nhiều đơn vị trong Tập đoàn, chủ trương này mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội. Đặc biệt, việc huy động nguồn lực xã hội bằng hình thức hợp đồng theo đơn giá vận chuyển thông qua đấu thầu, lần đầu áp dụng vào Dự án đầu tư tuyến băng tải chở than cho Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê, do Công ty Cơ khí Yên Thọ đầu tư (trúng thầu), bước đầu đã thấy hiệu quả cao.
Tuy nhiên, đối với một dự án lớn và yêu cầu về công nghệ cao như các hệ thống băng tải đá ở Đèo Nai, Cao Sơn thì việc đầu tư bằng hình thức hợp đồng theo đơn giá vận chuyển thông qua đấu thầu khiến các chủ đầu tư không khỏi băn khoăn. Bởi lẽ, các nhà đầu tư, dù năng lực tài chính và thiết bị công nghệ có lớn tới đâu thì trước khi đầu tư, người ta cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng. Thời gian để các nhà đầu tư khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán v.v. không thể ngày một ngày hai và chủ đầu tư cũng khó mà kiểm soát được; đặc biệt không biết bao giờ họ mới trả lời trong khi, Dự án đã quá bức thiết, cần phải làm nhanh, không thể chờ đợi các nhà đầu tư!
Đã đến lúc các dự án đầu tư băng tải đá ở nơi chiếm khoảng 1/4 sản lượng than của Tập đoàn này đang rất cần sự vào cuộc, hiến kế, tập trung mọi nguồn lực của cả Tập đoàn.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/dau-tu-he-thong-bang-tai-da-o-deo-nai-va-cao-son-can-tap-trung-moi-nguon-luc-2018.htm” button=”Theo vinacomin”]