GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Thu hút giới trẻ vào nghề mỏ: Thực trạng và giải pháp –

17/02/2025
trong Tin tức
0
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Theo Quy hoạch, sản lượng khai thác than hầm lò của Tập đoàn đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 40 triệu tấn, tăng xấp xỉ 10 triệu tấn so với năm 2015. Dự kiến đến năm 2030, sản lượng toàn Tập đoàn lên tới 75 triệu tấn/năm, trong đó chủ yếu là than hầm lò. Vấn đề đặt ra là với việc sản lượng than hầm lò tăng mạnh thì việc đáp ứng đủ lao động làm việc trong các mỏ than hầm lò là một vấn đề hết sức cấp bách, trong khi nghề thợ lò vì nhiều lý do chưa hấp dẫn được giới trẻ.

Thực trạng…   

Về công tác tuyển sinh: Mặc dù Tập đoàn đã có cơ chế ưu đãi tối đa đối với học sinh các nghề mỏ hầm lò (miễn toàn bộ học phí, tiền ăn, tiền ở, ra trường có việc làm ngay) và các trường đã nỗ lực, cố gắng rất lớn song tỷ lệ tuyển sinh đạt vẫn thấp so với kế hoạch đề ra (năm 2012 đạt 75,1%; 6 tháng năm 2013 đạt xấp xỉ 40%). Nếu cứ để tái diễn tình trạng này thì nguy cơ thiếu nhân lực cho khai thác than hầm lò là rất lớn. Nguyên nhân là:

Nguyên nhân khách quan: Nghề mỏ hầm lò là nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lại ở xa khu đô thị. Những năm gần đây các vụ TNLĐ chết người, sự cố xảy ra trong ngành Than được đưa tin trực tiếp với thời lượng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua dư luận… (có thể nói là bị tuyên truyền “quá đà”) đã làm cho xã hội có định kiến không tốt với nghề mỏ hầm lò. Do đó việc chọn học nghề mỏ hầu hết là lựa chọn cuối cùng về nghề nghiệp của người học. Sự canh tranh gay gắt trên thị trường lao động do sức hút lao động tại chỗ của nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ở các địa phương, nơi trước đây cung cấp nhân lực chủ yếu cho ngành Than.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền, quảng cáo về nghề mỏ nói chung, doanh nghiệp nói riêng và các chế độ chính sách đãi ngộ cho học sinh (theo Quy chế 2441) đã được các đơn vị quan tâm thực hiện nhưng chưa sâu rộng, cụ thể và thường xuyên. Có thể nói thực tế là người học thiếu những thông tin tích cực về ngành Than. Sự phối hợp giữa một số doanh nghiệp và nhà trường còn chưa chặt chẽ theo đúng quy định của Quy chế 2441. Còn có đơn vị chưa chủ động, vẫn còn tư tưởng phó thác trách nhiệm cho các trường trong việc tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực cho mình, phối kết hợp giữa các doanh nghiệp với các trường chưa chặt chẽ trong công tác ký kết hợp đồng, tuyển sinh và đặc biệt trong công tác bố trí chỗ ăn, nghỉ cho học sinh thực tập tay nghề tại các đơn vị.

Về công tác đào tạo tại trường: Trong quá trình đào tạo tại trường cũng phát sinh vấn đề rất lớn đó là việc học sinh bỏ học vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2012 chiếm tỷ lệ khoảng 11,6% so với số học sinh đang theo học, tỷ lệ này năm 2011 là 12,87%, điều này dẫn đến lãng phí chi phí tuyển sinh và chi phí đào tạo khá lớn.

Nguyên nhân là:

Nguyên nhân khách quan: Tâm lý người học muốn thời gian đào tạo ngắn để sớm đi làm. Sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào học đường và ở xung quanh trường cũng làm nhiều học sinh phải bỏ học.

Nguyên nhân chủ quan: Số lượng học sinh tuyển vào các trường những năm qua tăng nhanh dẫn đến các trường gặp không ít khó khăn về bố trí chỗ ăn, ở, thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề, ảnh hưởng một phần đến chất lượng đào tạo. Các trường và doanh nghiệp chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với việc cam kết của học sinh phải đền bù kinh phí đào tạo nếu bỏ học, do vậy phần nào dẫn đến tình trạng học sinh thích thì học và không thích/hoặc chọn được nghề khác thì bỏ. 

Về công tác thực tập sản xuất tại doanh nghiệp: Trong quá trình học sinh xuống các doanh nghiệp sản xuất để thực tập nghề cũng phát sinh những bất cập dẫn tới học sinh có thể bỏ học, hoặc làm giảm chất lượng đào tạo. Ở đây chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp, cụ thể:  Khi đi thực tập sản xuất, phải tiếp cận với thực tế sản xuất quá vất vả, nguy hiểm cũng dẫn tới nhiều học sinh ngại khó, sợ nguy hiểm bỏ học. Thực tế có tình trạng khi có học sinh thực tập về thì ngay từ ban đầu đơn vị đã giao việc nặng, việc khó cho học sinh, hoặc ngược lại chỉ giao việc phụ trợ như vận chuyển vật liệu, xúc dọn, đun goòng… dẫn tới những người nhụt chí sẽ chán nản mà bỏ học.

Một số doanh nghiệp gặp khó khăn về bố trí điều kiện nơi thực tập, nơi ở, ăn và phương tiện đi lại cho học sinh thực tập như đối với công nhân của doanh nghiệp, làm cho học sinh chán nản bỏ học (nhất là khi đang học lý thuyết ở trong trường được bố trí nơi ăn, ở tập trung, nay xuống sản xuất thấy không đáp ứng được nên tư tưởng dao động).  

Ngoài ra, một số đơn vị tuy đã có nhà cho học sinh ở khi thực tập nhưng khu tập thể lại ở quá xa trung tâm như XN than Hoành Bồ, Công ty than Uông Bí (cách Trung tâm Trới 35 km) nên cũng không thu hút được học sinh vào học để làm việc lâu dài. Hoặc còn chưa có sự thống nhất giữa các trường và một số doanh nghiệp trong việc phân công trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình học sinh thực tập nghề ở doanh nghiệp, trong việc trang bị công cụ, dụng cụ làm việc, quần áo bảo hộ lao động, trong việc chi trả kinh phí hướng dẫn, kèm cặp học sinh…
 
… Và giải pháp

Để đáp ứng đủ lao động làm việc trong hầm lò cần có các giải pháp đồng bộ như: Giải pháp về thu hút học sinh học nghề, giải pháp về chính sách tiền lương, giải pháp về chính sách bảo hiểm xã hội, giải pháp về chế độ đãi ngộ, giải pháp về chế độ chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần, giải pháp về chính sách nhà ở cho người lao động, hay giải pháp về chính sách đối với gia đình… Trong đó, giải pháp thu hút học sinh học các nghề mỏ hầm lò hiện nay là một trong các giải pháp cần được ưu tiên và là tiền đề để thực hiện các giải pháp kế tiếp.

Về công tác tuyển sinh:

Các trường cùng với các doanh nghiệp triển khai quyết liệt công tác tuyển sinh, đào tạo ngay từ tháng đầu năm để đáp ứng đủ nguồn nhân lực theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Đưa tiêu chí thực hiện kế hoạch tuyển sinh để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, giám đốc các công ty khai thác, xây dựng mỏ hầm lò. Phân rõ trách nhiệm tuyển sinh về số lượng, chất lượng đầu vào giữa các trường cao đẳng nghề và doanh nghiệp trong hợp đồng đặt hàng đào tạo.

Các trường cũng như cả hệ thống chính trị các doanh nghiệp cần tăng cường công tác truyền thông về: các chế độ, chính sách đãi ngộ cho học sinh học các nghề mỏ hầm lò; điều kiện làm việc, các chính sách đãi ngộ đối với người lao động làm việc trong hầm lò; truyền thống và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp mỏ để xã hội có cái nhìn thiện cảm, người học các thông tin tích cực về ngành Than.

Về công tác đào tạo tại Trường:

Các trường cao đẳng nghề chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý, giáo dục học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, thể chất của học sinh để đáp ứng được theo nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao trình độ tay nghề và ý thức, tác phong công nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực ngoài xã hội vào học đường.

Để giảm tỷ lệ hao hụt học sinh, các trường phối hợp với doanh nghiệp tổ chức cho học sinh đến tham quan doanh nghiệp trước khi học sinh nhập trường để học sinh tận mắt thấy nơi mình làm việc sau này, chỗ ăn, ở, điều kiện sinh hoạt, mức thu nhập, các chế độ phúc lợi, nghe các thợ đàn anh đi trước tâm sự… Sau khi tham quan doanh nghiệp học sinh sẽ quyết định theo học hay không theo học ngay từ đầu để tránh lãng phí chi phí đào tạo và công sức của người học. Đưa tiêu chí giảm tỷ lệ học sinh hao hụt hàng năm để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề.

Về công tác đào tạo thực tập sản xuất:

Các đơn vị sản xuất, xây dựng mỏ hầm lò cần tiếp tục chủ động, phối hợp tốt với các trường trong việc tổ chức cho học sinh về thực tập sản xuất ở doanh nghiệp, vì đây là khâu đào tạo then chốt có tác động lớn đến việc hình thành kỹ năng, tay nghề, tác phong công nghiệp, sự gắn bó với nghề của học sinh và cũng chính là người lao động của đơn vị sau này. Theo đó các đơn vị cần quan tâm bố trí hoặc hỗ trợ chỗ ăn, ở cho học sinh thực tập; có phương pháp kèm cặp, huấn luyện đảm bảo tính sư phạm và tâm lý để học sinh làm quen dần với điều kiện làm việc trong hầm lò, làm từ dễ đến khó, từ chưa biết đến thạo việc, tránh giao việc nặng ngay từ đầu, hoặc chỉ giao làm việc phụ cho học sinh thực tập…; hỗ trợ tiền vé xe đi – về nhà cho học sinh trong các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết; quà tết cho học sinh thực tập theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp…

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

Các trường cần nghiên cứu phương án giảm thời gian học lý thuyết (không giảm thời lượng), tăng thời gian thực tập tay nghề cho học sinh hệ trung cấp các nghề mỏ hầm lò. Biên soạn chương trình khung và giáo trình đào tạo nghề môi trường mỏ để áp dụng thống nhất trong Tập đoàn. Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức cho thợ bậc cao và bồi dưỡng sư phạm dạy nghề cho giáo viên các trường cao đẳng nghề và giáo viên kiêm chức tại doanh nghiệp để trực tiếp hướng dẫn học sinh, sinh viên học nghề mỏ khi về thực tập sản xuất tại doanh nghiệp.
 

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/thu-hut-gioi-tre-vao-nghe-mo-thuc-trang-va-giai-phap-6199.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Thợ mỏ đánh giặc mưa –

Bài sau

Cập nhật Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của Vinacomin –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của Vinacomin –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev