Tại cửa lò giếng khu vực Công trường Cái Đá, hai đường ống dẫn nước lớn phun ra cửa lò. Dòng nước trắng xoá. Cánh thợ cơ điện, thợ lò tụm lại phía cửa lò do ngoài trời mưa vẫn tiếp tục không ngớt. Ở vào điều kiện và không gian như vậy, cánh nhà báo chỉ có thể diễn tả bằng một câu: Bơm thi với trời.
Kỹ sư Trần Văn Chung, Phó Quản đốc Phân xưởng Cái Đá (Than Cao Thắng) cho biết, do mưa lớn và kéo dài, vào hồi 13 giờ ngày 30-7-2013, tại đường lò dọc vỉa +0 khu 3 vỉa 9 đã xuất hiện một lượng nước lớn chảy vào mỏ. Đường lò này thuộc dự án đưa mỏ xuống sâu đến mức -160 khu vực Cái Đá. Lưu lượng vào thời điểm ban đầu lên đến gần 800 mét khối/giờ chảy vào mỏ. Đến thời điểm hiện tại, ngày 8-8-2013, tức sau hơn một tuần trời, lưu lượng vẫn lên đến 525 mét khối/giờ. Theo tính toán của các kỹ sư địa chất, kỹ sư khai thác mỏ, lượng nước chảy vào mỏ lớn như vậy có thể là do một khe nước phía trên bề mặt địa hình bị ngưng đọng nước mưa. Nước theo một khe nứt địa hình cứ thế chảy thẳng vào mỏ. Trong sự vất vả chống chọi với nước chảy vào mỏ, thợ lò Than Hòn Gai vẫn bình tĩnh, tự tin để vượt qua. Ngoài trời cứ tiếp tục mưa và các tổ hợp bơm vẫn cứ được vận hành liên tục. Họ còn vui vẻ sáng tác thơ nhạc: Mưa bao nhiêu hạt, vô lò bấy nhiêu…”
“Vậy giải pháp đã và đang được triển khai?” Kỹ sư Trần Văn Chung cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, các đồng chí lãnh đạo Công ty, Xí nghiệp đã có mặt kịp thời, di chuyển những máy móc thiết bị đến các vị trí an toàn. Một kế hoạch tác chiến đã được vạch ra hết sức cụ thể. Xí nghiệp cho vận hành hết công suất 6 bơm YH-100 có công suất 100 mét khối/giờ và một bơm 6KV có công suất 250 mét khối/giờ tại mức -160. Hệ thống bơm này đã được lắp đặt từ trước và đang trong quá trình vận hành. Ngoài ra, Xí nghiệp được Công ty điều chuyển thêm một bơm 6KV có công suất 325 mét khối/giờ và 3 bơm LTC có công suất 150 mét khối/giờ lắp đặt tại mức -50. Đồng thời, Xí nghiệp cũng được Công ty điều chuyển lắp đặt thêm 1 bơm 6KV có công suất 250 mét khối/giờ lắp đặt tại mức -160.
Kỹ sư Trần Văn Chung nhìn ra ngoài trời, vẻ tư lự. Dường như Chung còn đang quá lo lắng cho những ngày tới khi bầu trời ngoài kia vẫn còn xám xịt. Với vẻ mặt mất ngủ sau hơn một tuần chống chọi với mưa bão, Chung cho biết: Như vậy tổng công suất hiện nay Xí nghiệp bơm từ dưới mỏ lên có tổng lưu lượng lên đến 3.300 mét khối/ca. Lưu lượng bơm này cũng chỉ ngang với lượng nước vào mỏ, nhỉnh hơn không đáng kể. Tại thời điểm hiện tại (8-8-2013), lượng nước đang vào mỏ vẫn lên đến 3.000 mét khối/ca. Có nghĩa là sẽ phải mất nhiều thời gian nữa, mực nước trong lò mới rút. Nước tại đường lò mức -160 nước đang ở mức -120. Một hệ thống đường lò khá lớn đã bị ngập nước.
Theo kinh nghiệm của những thợ mỏ Cao Thắng, lượng nước vào mỏ đợt này là do mưa thẩm thấu trực tiếp, không phải là một túi nước nên chắc chắn khi ngừng mưa một thời gian, nước thẩm thấu sẽ giảm và Xí nghiệp tiếp tục bơm một thời gian sẽ rút. “Nếu trời tiếp tục mưa. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng công suất bơm bằng cách lắp đặt thêm một số trạm bơm nữa. Không chịu thua trời…” – Chung nói.
“Vậy giải pháp đã và đang được triển khai?” Kỹ sư Trần Văn Chung cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, các đồng chí lãnh đạo Công ty, Xí nghiệp đã có mặt kịp thời, di chuyển những máy móc thiết bị đến các vị trí an toàn. Một kế hoạch tác chiến đã được vạch ra hết sức cụ thể. Xí nghiệp cho vận hành hết công suất 6 bơm YH-100 có công suất 100 mét khối/giờ và một bơm 6KV có công suất 250 mét khối/giờ tại mức -160. Hệ thống bơm này đã được lắp đặt từ trước và đang trong quá trình vận hành. Ngoài ra, Xí nghiệp được Công ty điều chuyển thêm một bơm 6KV có công suất 325 mét khối/giờ và 3 bơm LTC có công suất 150 mét khối/giờ lắp đặt tại mức -50. Đồng thời, Xí nghiệp cũng được Công ty điều chuyển lắp đặt thêm 1 bơm 6KV có công suất 250 mét khối/giờ lắp đặt tại mức -160.
Kỹ sư Trần Văn Chung nhìn ra ngoài trời, vẻ tư lự. Dường như Chung còn đang quá lo lắng cho những ngày tới khi bầu trời ngoài kia vẫn còn xám xịt. Với vẻ mặt mất ngủ sau hơn một tuần chống chọi với mưa bão, Chung cho biết: Như vậy tổng công suất hiện nay Xí nghiệp bơm từ dưới mỏ lên có tổng lưu lượng lên đến 3.300 mét khối/ca. Lưu lượng bơm này cũng chỉ ngang với lượng nước vào mỏ, nhỉnh hơn không đáng kể. Tại thời điểm hiện tại (8-8-2013), lượng nước đang vào mỏ vẫn lên đến 3.000 mét khối/ca. Có nghĩa là sẽ phải mất nhiều thời gian nữa, mực nước trong lò mới rút. Nước tại đường lò mức -160 nước đang ở mức -120. Một hệ thống đường lò khá lớn đã bị ngập nước.
Theo kinh nghiệm của những thợ mỏ Cao Thắng, lượng nước vào mỏ đợt này là do mưa thẩm thấu trực tiếp, không phải là một túi nước nên chắc chắn khi ngừng mưa một thời gian, nước thẩm thấu sẽ giảm và Xí nghiệp tiếp tục bơm một thời gian sẽ rút. “Nếu trời tiếp tục mưa. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng công suất bơm bằng cách lắp đặt thêm một số trạm bơm nữa. Không chịu thua trời…” – Chung nói.
Bao giờ cũng vậy, cứ vào quý ba, khi mùa mưa bắt đầu cũng là lúc hàng vạn thợ mỏ vùng Quảng Ninh vật lộn với mưa bão. Làm nghề mỏ, có lẽ quy luật ấy đã trở thành quen. Do vậy, đi nhiều nơi, chúng tôi đều thấy thợ mỏ luôn bình tĩnh, tự tin chống chọi với trời. Họ dường như không còn coi đây là nhưng khó khăn, mà chỉ biết làm hết sức mình cho dòng than thay dòng nước tuôn chảy. Ký ức về một lần bục nước tại Xí nghiệp than Thành Công mấy năm trước đã trở thành động lực để những người thợ than Hòn Gai tiếp tục dũng cảm vượt qua khó khăn này. Quả như lời Bác Hồ năm xưa đã nói: Làm than cũng như quân đội đánh giặc. Hôm nay, giặc mưa đang hoành hành tại vùng mỏ. Và không chỉ có Cao Thắng, những người thợ mỏ tại các đơn vị than Mông Dương, Khe Chàm, Thống Nhất, hay Cao Sơn, Cọc Sáu… cũng đang chống chọi với mưa lớn và nước dưới moong than, dưới hầm mỏ…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tho-mo-danh-giac-mua-6200.htm” button=”Theo vinacomin”]