GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của Vinacomin –

17/02/2025
trong Tin tức
0
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Trong suốt thời gian hình thành và phát triển Tập đoàn, mối quan hệ hợp tác sâu rộng và có hiệu quả với các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của ngành than Việt Nam. Mối quan hệ này trải dài trên các lĩnh vực: Hợp tác kỹ thuật và đào tạo, khảo sát và thăm dò than, môi trường, xuất khẩu than sang Nhật Bản, nhập khẩu trang thiết bị mỏ, thu xếp tài chính cho các dự án phát triển và hợp tác xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương.

Hợp tác kỹ thuật và đào tạo

Để đạt được sự tăng trưởng của ngành Than Việt Nam như hiện nay, trước hết khoa học công nghệ đã có những bước tiến quan trọng và toàn diện. Trong đó có sự đóng góp đáng kể của sự hợp tác khoa học công nghệ và đào tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) thông qua Tổ chức Phát triển Công nghệ và Năng lượng mới (NEDO), Trung tâm Năng lượng Than Nhật Bản (JCOAL), Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) đã tài trợ và hợp tác với VINACOMIN thực hiện “Dự án đào tạo nâng cao năng lực sản xuất than”. Dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất và quản lý an toàn cho các mỏ than Việt Nam bằng cách tổ chức đào tạo tại Nhật Bản và Việt Nam.

Hàng năm, tổ chức tuyển chọn các cán bộ Việt Nam gửi sang đào tạo tại Nhật Bản theo nội dung chương trình và số lượng được thoả thuận giữa hai bên. Đồng thời, phái cử các chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam khảo sát, điều tra thực tế tại các mỏ hầm lò; tổ chức các khoá đào tạo tại chỗ nhằm góp phần nâng cao năng lực xử lý và quản lý sản xuất cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam. Theo ký kết, Dự án được triển khai trong vòng 10 năm từ 2001 2011 với tổng số tu nghiệp sinh được đào tạo tại Nhật Bản là 1.171 người; các cán bộ, công nhân được tham gia đào tạo tại Việt Nam là 6.457 người.

Năm 2012, được sự đồng ý của Chính phủ Nhật Bản, VINACOMIN và JOGMEC tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo công nghệ than trong khuôn khổ Dự án Nâng cao năng lực sản xuất than. Trong năm tài khóa 2012, dự án có 143 tu nghiệp sinh là các kỹ sư mỏ của Vinacomin được gửi sang đào tạo tại Nhật Bản.

Dự án đã trang bị cho tu nghiệp sinh VINACOMIN có kiến thức tổng hợp gợi mở ra tư duy mới, nâng cao về trình độ khoa học kỹ thuật, hệ thống hoá và kiểm định những sơ đồ công nghệ khai thác đào lò đang được áp dụng trong điều kiện các mỏ của VINACOMIN hiện nay. Tu nghiệp sinh sau khi được đào tạo tại Nhật Bản và Việt Nam đã có cách tư duy mới, thay đổi quan niệm về sản xuất và an toàn, các cán bộ và công nhân đã có ý thức hơn về việc bảo vệ mình và đồng nghiệp khi trực tiếp tham gia sản xuất than.

Hợp tác thăm dò, khảo sát than và nghiên cứu phủ xanh các bãi thải mỏ

Tháng 12/2011, NEDO và VINACOMIN đã ký Thỏa thuận thực hiện Dự án khảo sát, thăm dò than tại Đồng Rì, Bắc Giang. Dự án nhằm thăm dò, tìm kiếm thêm nguồn than bổ sung cho trữ lượng than hiện có của VINACOMIN. Nguồn vốn của Dự án do NEDO cấp không hoàn lại. Dự án kéo dài 4 năm được chia làm 2 giai đoạn. Dự án nghiên cứu phủ xanh các bãi thải mỏ tại khu vực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được VINACOMIN và NEDO phối hợp thực hiện trong 14 tháng và đã kết thúc vào tháng 3 năm 2012 với nội dung chủ yếu nhằm nghiên cứu tình trạng hiện tại và các yếu tố gây khó khăn cho việc phủ xanh các bãi thải mỏ; nghiên cứu cải tạo đất bằng việc sử dụng tro than từ nhà máy nhiệt điện; nghiên cứu việc trồng cây trên các bãi thải; hợp tác chuyển giao kỹ thuật và kiến thức nghiên cứu. VINACOMIN đã cùng với NEDO đánh giá kết quả ban đầu của dự án và đã có đề nghị phía Nhật Bản xem xét để tiếp tục triển khai dự án hợp tác trong lĩnh vực môi trường với thời gian dự án dài hơn và quy mô lớn hơn.

Đầu năm 2013, đại diện của VINACOMIN và JOGMEC đã bàn bạc để triển khai dự án phủ xanh bãi thải trên quy mô 1 héc-ta tại bãi thải mỏ than Núi Béo cho năm 2013. Căn cứ vào kết quả đạt được tại bãi thải mỏ than Núi Béo, các bên sẽ đánh giá và nghiên cứu triển khai dự án tại các bãi thải mỏ khác của VINACOMIN.

Nhật Bản – thị trường than xuất khẩu chiến lược của Vinacomin

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu than lớn nhất thế giới, nguồn than được nhập hoàn toàn từ nước ngoài, nhu cầu mỗi năm khoảng 170-180 triệu tấn. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 5-6 triệu tấn than an-tra-xit từ nhiều nguồn khác nhau.

VINACOMIN đã có quan hệ bán than cho các đối tác Nhật Bản trên 20 năm. Nhu cầu tiêu thụ hàng năm của các khách hàng Nhật Bản là 1,5 – 2,5 triệu tấn các loại than chất lượng cao như than cục Hòn Gai số 4, 5, than cám Hòn Gai số 6, 7, 8, 9. Khách hàng Nhật Bản sử dụng than an-tra-xit của Việt Nam chủ yếu cho công nghiệp sản xuất thép, xi măng, điện cực, hoá chất… và một số ngành công nghiệp dân sinh khác. Một số khách hàng nhập than chính của VINACOMIN như Marubeni, Sumitomo, Nippon Steel.

Bên cạnh việc xuất khẩu các loại than chấp lượng cao sang thị trường Nhật Bản, VINACOMIN hiện cũng đang hợp tác với các công ty thương mại của Nhật Bản để tìm kiếm nguồn than nhập khẩu sau 2015 cung cấp cho các dự án điện tại Việt Nam. VINACOMIN đã đạt được một số thoả thuận và biên bản ghi nhớ về cung cấp than dài hạn với các đối tác Marubeni (1 – 2 triệu tấn), Sumitomo (2 – 4 triệu tấn), Sojitz (1 – 3 triệu tấn). Trong tương lai, Nhật Bản vẫn là thị trường truyền thống và chiến lược của ngành than Việt Nam. Những  năm qua, Tập đoàn đã nhập nhiều thiết bị khai thác mỏ và phụ tùng các hãng như Komatsu, Hitachi, Bridgestone, Yokohama, Kawasaki với các mặt hàng: ô tô tự đổ Komatsu, lốp xe Bridgestone, máy xúc lật bánh lốp Kawasaki, máy xúc thủy lực bánh xích Komatsu, xe gạt Komatsu, lốp xe Yokohama. Các nhà cung cấp thiết bị Komatsu, Hitachi, Kawasaki Heavy Industry, Murama, Fuji Electric, Sumitomo Heavy Industry đã trở nên quen thuộc với thợ mỏ Việt Nam. Các nhà cung cấp thiết bị điện như Fuji Electric, Sumitomo Heavy Industry đã cung cấp chi tiết lò hơi, tua bin, máy phát cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương.

Tập đoàn cũng có quan hệ hợp tác sâu rộng với các ngân hang, tổ chức tín dụng hàng đầu Nhật Bản như Sumitomo Coporate Bank, Mizuho, Citibank, BTMU, JBIC, NEXI… Tháng 12/2013, VINACOMIN đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 300 triệu USD với Ngân hàng Citibank Nhật Bản cho Dự án Tổ hợp bôxít – nhôm Lâm Đồng, có bảo hiểm của NEXI. Cũng theo đó, VINACOMIN và Marubeni Nhật Bản sẽ có hợp tác về mua bán sản phẩm alumin của Dự án.

Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng
Đó là công trình nhà máy nhiệt điện Na Dương được xây dựng tại thôn Toòng Giá, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, có quy mô công suất 110 MW với mục tiêu sử dụng nguồn nhiên liệu chính là than ngọn lửa dài, nhiệt trị thấp của mỏ than Na Dương để phát điện góp phần tăng sản lượng điện của hệ thống điện quốc gia với hình thức đầu tư xây dựng mới, tổng mức đầu tư tương đương 124 triệu USD. Nhà tổng thầu của công trình là Liên danh Marubeni Corporation (MC-Nhật Bản) – Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) thực hiện gói thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp) xây dựng nhà máy theo phương thức trọn gói, chìa khóa trao tay. Cho đến nay, Nhà máy đã vận hành ổn định đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án đã được phê duyệt.

Tương lai nhiều hứa hẹn

Dựa trên những kết quả hết sức tốt đẹp hai bên đã đạt được trong suốt 10 năm thực hiện “Dự án hợp tác đào tạo nâng cao năng lực sản xuất than”, VINACOMIN cùng các bên liên quan của Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp để kiến nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tài trợ để kéo dài dự án đào tạo sang các năm tiếp theo nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ, công nhân kỹ thuật của Việt Nam được đào tạo, tìm hiểu chuyên sâu về công nghệ khai thác than, đặc biệt là công nghệ khai thác hầm lò nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển các mỏ than hầm lò của VINACOMIN.

VINACOMIN sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác Nhật Bản tổ chức đầu tư thăm dò than ở các khu vực đã và đang triển khai để xác định và bổ sung nguồn tài nguyên phục vụ cho việc khai thác than đáp ứng kịp thời cho nhu cầu trong nước và một phần tham gia xuất khẩu; đặc biệt là hợp tác nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp để khai thác than tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng, một khu vực giàu tiềm năng và có trữ lượng than lớn.

Song song với nhiệm vụ nâng cao sản lượng khai thác than nhằm đảm bảo nguồn cung than ổn định cho nền kinh tế, VINACOMIN rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Tập đoàn sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác Nhật Bản để nghiên cứu, triển khai các dự án môi trường bao gồm phục hồi mỏ, cải tạo và phủ xanh các bãi thải mỏ, xử lý nước thải mỏ, thu hồi và sử dụng khí Mêtan từ hoạt động khai thác mỏ, ổn định bờ mỏ, bãi thải và sụt lún mặt đất do khai thác mỏ gây ra… nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn.   

VINACOMIN và Tập đoàn Thép Kobe Steel Nhật Bản sẽ tích cực hợp tác trong việc phát triển mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh. Cụ thể, hai bên sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng Tổ hợp dự án bao gồm dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, dự án nhà máy tuyển quặng, và nhà máy sản xuất sắt hạt.        

Mặc dù phải thực hiện nhiệm vụ chính đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế Việt Nam, VINACOMIN sẽ tiếp tục ưu tiên cung cấp than một cách ổn định cho các khách hàng Nhật Bản như các thoả thuận đã ký kết và sẽ đề xuất các cơ quan chức năng tiếp tục cung cấp than cho thị trường Nhật Bản trong những năm tiếp theo.

Cùng với các Tổ chức của Chính Phủ và các Công ty Nhật Bản, các ngân hàng Nhật Bản và các tổ chức tín dụng Nhật Bản như JBIC, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Mizuho… thể hiện thiện chí sẵn sàng hỗ trợ thu xếp vốn tín dụng để các dự án của VINACOMIN có điều kiện đạt kết quả mong muốn.
 

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/hop-tac-viet-nam-nhat-ban-dau-an-dam-net-trong-su-phat-trien-cua-vinacomin-6198.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Thu hút giới trẻ vào nghề mỏ: Thực trạng và giải pháp –

Bài sau

Cập nhật … Trái tim cho em –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật … Trái tim cho em –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev