Năm 2012 là năm được đánh giá là rất khó khăn với ngành Than, đặc biệt trong công tác tiêu thụ nhưng Than Sông Hồng vẫn hoàn thành kế hoạch được giao (khoảng 1,2 triệu tấn). Đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Đại tá Trần Thanh Toàn – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty – chia sẻ, để tạo dựng vị thế Sông Hồng hôm nay trên thương trường, trở thành một thương hiệu uy tín trong tiêu thụ than, cạnh tranh bình đẳng với các đầu mối xuất khẩu than của Vinacomin; duy trì mức tăng trưởng cao trong thời buổi lạ
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Công ty phải nói đến việc mở rộng, phát triển mạng lưới chân rết bán hàng trên các địa bàn. Đó là những trạm chế biến kinh doanh than với đội ngũ nhân viên chuyên môn có kinh nghiệm, nhiệt tình, năng nổ. Ban giám đốc Công ty luôn tâm niệm, duy trì được thị phần, thị trường trong điều kiện kinh doanh than hiện nay là hết sức quan trọng. Bởi thế, việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng được chỉ huy đơn vị đặc biệt quan tâm. Công ty đã xây dựng văn hóa kinh doanh cho mọi CBCS, CNVCLĐ; đề ra nhiều kịch bản về giá, phương án tiêu thụ than ngay từ đầu năm cho các bộ phận, nhất là các trạm chế biến, kinh doanh ở xa; xây dựng cơ chế khoán quản trị chi phí giá thành phù hợp với thực tiễn, quy chế quản lý tài chính để phát huy trí tuệ tập thể, “chất xám” của những nhà kinh doanh, thợ lành nghề, giúp cho các bộ phận quan hệ tốt với khách hàng để Công ty đứng vững trong những thời điểm kinh tế đất nước khó khăn. Bên cạnh đó, Công ty đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực và văn hóa doanh nghiệp. Theo Thượng tá Nguyễn Danh Hiếu, Bí thư Đảng ủy, PGĐ Công ty, dù đơn vị có phát triển đến đâu thì cốt lõi cuối cùng vẫn hướng tới giá trị văn hóa. Doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững nếu thường xuyên biết xây dựng, vun đắp các tiêu chí về văn hóa doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà ngay từ khi thành lập, Than Sông Hồng luôn quan tâm, chú trọng tới xây dựng văn hóa kinh doanh cho mọi CBCS, CNVCLĐ. Nó chính là sự tiếp nối phát triển giá trị Bộ đội Cụ Hồ trong lĩnh vực kinh tế, một giá trị cao đẹp của người quân nhân cách mạng trong thời bình.
Song song với việc chế biến kinh doanh than, Công ty còn triển khai một số mảng kinh doanh khác ngoài than như xây dựng, góp vốn đầu tư vào Công ty CP Khoáng sản miền Bắc; là cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Công ty cổ phần Thu phí cầu Bãi Cháy; chuẩn bị nguyên vật liệu cho đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; chuẩn bị dự án đường tuần tra biên giới của Bộ Quốc phòng… Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng đã hình thành, ghi dấu ấn đơn vị. Chính người lính Sông Hồng là những người đi tiên phong xây dựng những dãy biệt thự đầu tiên ven biển khi đảo ngọc Tuần Châu còn trong giai đoạn phôi thai.
Lãnh đạo, Chỉ huy TCT Đông Bắc luôn đánh giá cao những cố gắng và hiệu quả SXKD của Than Sông Hồng, đặc biệt từ khi hoạt động theo mô hình cổ phần mà vai trò của người chỉ huy – Đại tá, Giám đốc Trần Thanh Toàn, một giám đốc có tư duy, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm – có tính chất quyết định. Đến với Than Sông Hồng, tìm hiểu công việc và cuộc sống của những người lính thợ nơi đây, thấu hiểu những khát khao cháy bỏng trong họ, người kém lạc quan cũng có thể hy vọng rằng Sông Hồng sẽ vươn xa.
Vẫn biết vòng xoáy của thị trường là khắc nghiệt, nhưng vượt lên khắc nghiệt đó mới là phát triển bền vững. Hãy lắng nghe họ hát: “Với khí thế chiến sỹ Sông Hồng hôm nay, vì nhân dân ta đi tới, mang hành trang là khát khao bỏng cháy. Công ty than Sông Hồng vững bước vào tương lai. Bài ca Sông Hồng, bài ca người lính, là bài ca kết đoàn, là tình yêu quê hương. Dòng than tuôn trào, từ trong lòng đất, là mạch sống cho đời, cùng dựng xây tương lai”.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/bai-ca-song-hong-bai-ca-nguoi-linh-3648.htm” button=”Theo vinacomin”]