Hệ thống vận tải liên hợp đất đá thải ô tô – băng tải kết hợp với máy nghiền là một trong những dự án sống còn của Than Đèo Nai để giải quyết vấn đề đổ thải và thực hiện kế hoạch SXKD theo hợp đồng giao nhận thầu khai thác sàng tuyển than giai đoạn 2011 – 2015 Công ty đã ký với Tập đoàn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc thu xếp vốn. Thực hiện chủ trương xã hội hóa nguồn vốn của Tập đoàn, Than Đèo Nai đang tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực để sớm k
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế và thực hiện giữa 3 mỏ (Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu) có rất nhiều vướng mắc như không gian khai thác đan xen nhau, tốc độ xuống sâu khác nhau, hệ thống đường vận chuyển và thoát nước quy hoạch rất khó khăn; không gian bãi thải trong và bãi thải ngoài hạn chế tạo ra nhiều bất cập cho việc điều hành sản xuất của 3 mỏ. Vì vậy, Tập đoàn đã giao cho Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập đề án “Giải pháp khai thác tối ưu các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả”.
Theo kết luận của Tổng Giám đốc trong cuộc họp ngày 20/10/2011 về việc thông qua giải pháp khai thác đổ thải các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả thì giải pháp được lựa chọn là PA2. Theo phương án này, mỏ Đèo Nai từ năm 2013 – 2019 giảm công suất khai thác xuống còn 1,6 – 1,8 triệu tấn than nguyên khai/năm, từ năm 2020 trở đi, mỏ sẽ nâng công suất lên để bù đắp sản lượng khi mỏ Cọc Sáu giảm sản lượng; công suất hệ thống băng tải đá giảm từ 20 triệu m3 đất đá/năm xuống 10 – 12,5 triệu m3 đất đá/năm. Quy mô tuyến băng tải dài 6.460m (băng cố định 3.660; băng di động 2.200m, băng nối dài năng suất bằng 1/2 băng cố định 597m); hai trạm nghiền gồm một trạm cố định và một trạm bán cố định; một hệ thống dỡ, rót thải.
Căn cứ kết luận nêu trên, Công ty CP than Đèo Nai đã chủ động phối hợp với Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp tiến hành lập điều chỉnh trước để sớm triển khai một số công việc. Tuy nhiên, vướng mắc chủ yếu nhất hiện nay của dự án là vấn đề thu xếp vốn bởi với tổng số vốn đầu tư dự kiến từ 1.600-1.800 tỷ đồng không phải là nhỏ.
Theo Lãnh đạo Công ty CP Than Đèo Nai, thực hiện, bám sát chủ trương xã hội hóa nguồn vốn của Tập đoàn, đơn vị đang tích cực, tập trung huy động mọi nguồn lực với nhiều hình thức. Công ty đã đăng thư mời quan tâm đầu tư dự án rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, huy động vốn sẵn có, vốn trong nội bộ Công ty. Theo ghi nhận ban đầu đã có những kết quả khả quan, nhiều đơn vị đã gửi thư quan tâm đến dự án như Công ty phát triển than ngoài Trung Quốc, Công ty Vietserve Technology… Đồng thời, Than Đèo Nai cũng tích cực, chủ động chuẩn bị, dự kiến trong năm 2012 sẽ đầu tư khoảng 600 – 700 tỷ đồng cho dự án. Công ty quyết tâm phấn đấu lập, điều chỉnh và phê duyệt xong TKKT trong quý I/2012; tổ chức đấu thầu hoàn thành trong quý II/2012 và thi công lắp đặt hoàn thành toàn bộ hệ thống trong quý I/2014 để đưa dự án vào vận hành.
Trong thời gian tới, để giải quyết vấn đề đổ thải và hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hợp đồng giao nhận thầu khai thác sàng tuyển than giai đoạn 2011 – 2015 mà Công ty đã ký với Tập đoàn thì việc hoàn tất các thủ tục sớm khởi công hệ thống vận tải liên hợp đất đá thải ô tô – băng tải kết hợp với máy nghiền mang tính cấp thiết, sống còn và không thể chậm hơn.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/von-cho-bang-tai-da-deo-nai-tap-trung-huy-dong-moi-nguon-luc-1147.htm” button=”Theo vinacomin”]