Sau khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam, ông Mai Văn Phượng, hồi đó đang làm Phó Giám đốc Công ty than Cẩm Phả được điều chuyển về làm Giám đốc mỏ than Khe Chàm cho đến khi nghỉ hưu. Những hình ảnh ông Phượng để lại với công nhân, cán bộ Than Khe Chàm là vị giám đốc hài hước và có tâm.
Có tâm
Hồi tôi còn làm cán bộ điều khiển sản xuất tại Khe Chàm, ông Phượng làm Phó giám đốc Công ty than Cẩm Phả, ca nào ông cũng đi kiểm tra cặn kẽ tình hình sản xuất tại các mỏ. Những hôm không đi được hết, tôi thường bị ông “tra tấn” qua điện thoại hàng giờ đồng hồ về tình hình sản xuất trong ca.
Ông Phượng được điều về làm Giám đốc mỏ Khe Chàm năm 1995. Ngày ấy, công nhân, cán bộ Khe Chàm có lối làm việc kiểu “hợp tác xã”. Vậy mà chỉ sau một thời gian ông Phượng về cầm quân, mọi việc cứ răm rắp. Ông đề xuất mỏ chỉ khai thác hầm lò. Nhiều người phản ứng, nhưng sau này mới biết đó là một hướng đi đúng. Khe Chàm đã bứt phá ngoạn mục và trở thành cái nôi về đổi mới công nghệ khai thác hầm lò trong toàn ngành Than. Năm 1997 thay vì chống gỗ bằng vì chống ma sát. Năm 1998 lại thay đổi vì chống ma sát bằng vì thủy lực đơn, giá khung di động. Năm 2000, đưa công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác bằng máy combai và chống lò bằng giàn chống tự hành. Mỏ Khe Chàm dần thay da đổi thịt, đường lò sâu rộng, nhà cửa, văn phòng khang trang…
Có lần, tầm 3 giờ sáng, ông báo động sự cố và triệu tập toàn bộ lãnh đạo mỏ và các công trường, phân xưởng, đội cấp cứu mỏ bán chuyên… Các bộ phận lục tục kéo đến. Ông ngồi bấm giờ. Sau đó ông rút kinh nghiệm… tác chiến giữa các bộ phận và đặc biệt lưu ý thời gian có mặt tại hiện trường phải kịp thời. Thời đó, điện thoại di động thuộc diện xa xỉ. Ông sắm cho lãnh đạo, quản đốc, trưởng phòng mỗi người một cái. Ông bảo, làm mỏ, thông tin phải đặt lên hàng đầu, mỏ có việc là phải đến ngay, bất kể giờ nào.
Ông Phượng thường đi “vi hành” xem tư tưởng người lao động thế nào. Ông mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đội mũ như thợ lò. Nhiều người nghe ông hỏi chuyện mãi mới phát hiện ông không phải thợ lò vì “bàn tay thợ lò không bao giờ đẹp như thế…” Một lần, trời mưa lất phất, ông khoác chiếc áo tơi, đi ủng, đội chiếc mũ cối. Dáng ông cao gầy, mảnh khảnh. Mấy anh cán bộ KCS nhận than tại khu vực quang lật mặt bằng công nghiệp trú mưa ngồi trong một chiếc chòi gác, nhân thể làm ván cờ cho vui. Các anh này có nhiệm vụ chỉ đạo tách các goòng than và các goòng đá khi công nhân quang lật vận hành. Tuy nhiên, do tắc trách nên cứ để đổ lẫn lộn than, đất. Ông Phượng đến và hỏi:
– Xin lỗi bác đây là than hay đá ạ?
Một vị cán bộ KCS giơ quân cờ lên giáng cái bịch xuống, nói lớn:
– Chiếu tướng!
Rồi không ngẩng lên, anh này vừa khoái chí vừa nói:
– Thích là than thì là than, thích là đá thì là đá!
Ông Phượng hỏi:
– Xin lỗi bác tên là gì? Số thẻ bao nhiêu?
Lúc này vị cán bộ KCS mới ngẩng lên, lúng túng và lí nhí… Ông nhấc điện thoại gọi về phòng Tổ chức cán bộ, bảo ra ngay quyết định điều chuyển vị cán bộ này về phân xưởng gia công than cục. Khi nói tên, số thẻ thì đầu dây bên kia, vị Trưởng phòng tổ chức cho biết đó là “Con trai của… em”. Ông Phượng quả quyết, con trai anh lại càng phải đi. Lần khác, ông đi kiểm tra lò. Thấy một công nhân gác mìn đang ngồi mơ màng. Ông hỏi họ tên và số thẻ. Rồi ông nói với anh Trưởng phòng Lao động tiền lương ra quyết định điều chuyển công nhân này đi làm việc khác ngay. Công nhân gác mìn mà như vậy thì hỏng.
Năm 2003, mỏ bị ngập nước do mưa lớn. Toàn bộ thiết bị trị giá hàng tỷ đồng bị chìm trong biển nước. Lần đó, suốt mấy ngày đêm liền ông ở khai trường chỉ đạo khắc phục sự cố. Nhiều người bảo ông có thân hình “mình hạc sương mai” mà sức chịu đựng dẻo dai đến thế. Sau trận bục nước đó, ông còn gầy hơn. Ông bảo: “Làm mỏ thế là thường. Hết lo này đến lo khác, nếu không lo mới là chuyện lạ…”.
Hài hước
Công việc thì nghiêm khắc là vậy nhưng ông Mai Văn Phượng cũng là người lãng mạn và hài hước. Dạo ấy công nhân Khe Chàm có phong trào cứ đi làm về là mỗi người xách một túi than cục để đun nấu. Cũng không ít người lợi dụng để bán. Bảo vệ nói mãi, bắt mãi vẫn thế. Một hôm có một chị vừa xuống xe công nhân khệ nệ xách một túi than to. Chân chị này lại bị vòng kiềng, dáng đi tập tễnh. Như để phê bình, ông Phượng gọi mấy anh bảo vệ lại vừa cười vừa nói bằng ngôn ngữ miền Trung: Anh em nhìn kìa “Dảng em đi vệ, họa tan trong Huể”. Mọi người cùng cười vang, chỉ có mấy anh bảo vệ là mặt đỏ tía tai. Sau lần ấy, bảo vệ làm mạnh, không còn ai xách than khi đi làm về nữa. Lại một lần, phê bình mấy chị em soạn thảo văn bản cẩu thả, soạn hợp đồng không chặt chẽ, ông chỉ ra nhiều lỗi, nhắc nhở rồi vừa cười vừa nói: “Anh ứ ký đâu!” làm mọi người xung quanh lại được một phen cười đau bụng. Chỉ với những câu hài hước như vậy, ông Phượng làm cho mình gần gũi với công nhân, cán bộ hơn nhưng cũng phê bình nghiêm khắc những cách làm thiếu trách nhiệm cần phải sửa chữa…
Hồi tôi còn làm cán bộ điều khiển sản xuất tại Khe Chàm, ông Phượng làm Phó giám đốc Công ty than Cẩm Phả, ca nào ông cũng đi kiểm tra cặn kẽ tình hình sản xuất tại các mỏ. Những hôm không đi được hết, tôi thường bị ông “tra tấn” qua điện thoại hàng giờ đồng hồ về tình hình sản xuất trong ca.
Ông Phượng được điều về làm Giám đốc mỏ Khe Chàm năm 1995. Ngày ấy, công nhân, cán bộ Khe Chàm có lối làm việc kiểu “hợp tác xã”. Vậy mà chỉ sau một thời gian ông Phượng về cầm quân, mọi việc cứ răm rắp. Ông đề xuất mỏ chỉ khai thác hầm lò. Nhiều người phản ứng, nhưng sau này mới biết đó là một hướng đi đúng. Khe Chàm đã bứt phá ngoạn mục và trở thành cái nôi về đổi mới công nghệ khai thác hầm lò trong toàn ngành Than. Năm 1997 thay vì chống gỗ bằng vì chống ma sát. Năm 1998 lại thay đổi vì chống ma sát bằng vì thủy lực đơn, giá khung di động. Năm 2000, đưa công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác bằng máy combai và chống lò bằng giàn chống tự hành. Mỏ Khe Chàm dần thay da đổi thịt, đường lò sâu rộng, nhà cửa, văn phòng khang trang…
Có lần, tầm 3 giờ sáng, ông báo động sự cố và triệu tập toàn bộ lãnh đạo mỏ và các công trường, phân xưởng, đội cấp cứu mỏ bán chuyên… Các bộ phận lục tục kéo đến. Ông ngồi bấm giờ. Sau đó ông rút kinh nghiệm… tác chiến giữa các bộ phận và đặc biệt lưu ý thời gian có mặt tại hiện trường phải kịp thời. Thời đó, điện thoại di động thuộc diện xa xỉ. Ông sắm cho lãnh đạo, quản đốc, trưởng phòng mỗi người một cái. Ông bảo, làm mỏ, thông tin phải đặt lên hàng đầu, mỏ có việc là phải đến ngay, bất kể giờ nào.
Ông Phượng thường đi “vi hành” xem tư tưởng người lao động thế nào. Ông mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đội mũ như thợ lò. Nhiều người nghe ông hỏi chuyện mãi mới phát hiện ông không phải thợ lò vì “bàn tay thợ lò không bao giờ đẹp như thế…” Một lần, trời mưa lất phất, ông khoác chiếc áo tơi, đi ủng, đội chiếc mũ cối. Dáng ông cao gầy, mảnh khảnh. Mấy anh cán bộ KCS nhận than tại khu vực quang lật mặt bằng công nghiệp trú mưa ngồi trong một chiếc chòi gác, nhân thể làm ván cờ cho vui. Các anh này có nhiệm vụ chỉ đạo tách các goòng than và các goòng đá khi công nhân quang lật vận hành. Tuy nhiên, do tắc trách nên cứ để đổ lẫn lộn than, đất. Ông Phượng đến và hỏi:
– Xin lỗi bác đây là than hay đá ạ?
Một vị cán bộ KCS giơ quân cờ lên giáng cái bịch xuống, nói lớn:
– Chiếu tướng!
Rồi không ngẩng lên, anh này vừa khoái chí vừa nói:
– Thích là than thì là than, thích là đá thì là đá!
Ông Phượng hỏi:
– Xin lỗi bác tên là gì? Số thẻ bao nhiêu?
Lúc này vị cán bộ KCS mới ngẩng lên, lúng túng và lí nhí… Ông nhấc điện thoại gọi về phòng Tổ chức cán bộ, bảo ra ngay quyết định điều chuyển vị cán bộ này về phân xưởng gia công than cục. Khi nói tên, số thẻ thì đầu dây bên kia, vị Trưởng phòng tổ chức cho biết đó là “Con trai của… em”. Ông Phượng quả quyết, con trai anh lại càng phải đi. Lần khác, ông đi kiểm tra lò. Thấy một công nhân gác mìn đang ngồi mơ màng. Ông hỏi họ tên và số thẻ. Rồi ông nói với anh Trưởng phòng Lao động tiền lương ra quyết định điều chuyển công nhân này đi làm việc khác ngay. Công nhân gác mìn mà như vậy thì hỏng.
Năm 2003, mỏ bị ngập nước do mưa lớn. Toàn bộ thiết bị trị giá hàng tỷ đồng bị chìm trong biển nước. Lần đó, suốt mấy ngày đêm liền ông ở khai trường chỉ đạo khắc phục sự cố. Nhiều người bảo ông có thân hình “mình hạc sương mai” mà sức chịu đựng dẻo dai đến thế. Sau trận bục nước đó, ông còn gầy hơn. Ông bảo: “Làm mỏ thế là thường. Hết lo này đến lo khác, nếu không lo mới là chuyện lạ…”.
Hài hước
Công việc thì nghiêm khắc là vậy nhưng ông Mai Văn Phượng cũng là người lãng mạn và hài hước. Dạo ấy công nhân Khe Chàm có phong trào cứ đi làm về là mỗi người xách một túi than cục để đun nấu. Cũng không ít người lợi dụng để bán. Bảo vệ nói mãi, bắt mãi vẫn thế. Một hôm có một chị vừa xuống xe công nhân khệ nệ xách một túi than to. Chân chị này lại bị vòng kiềng, dáng đi tập tễnh. Như để phê bình, ông Phượng gọi mấy anh bảo vệ lại vừa cười vừa nói bằng ngôn ngữ miền Trung: Anh em nhìn kìa “Dảng em đi vệ, họa tan trong Huể”. Mọi người cùng cười vang, chỉ có mấy anh bảo vệ là mặt đỏ tía tai. Sau lần ấy, bảo vệ làm mạnh, không còn ai xách than khi đi làm về nữa. Lại một lần, phê bình mấy chị em soạn thảo văn bản cẩu thả, soạn hợp đồng không chặt chẽ, ông chỉ ra nhiều lỗi, nhắc nhở rồi vừa cười vừa nói: “Anh ứ ký đâu!” làm mọi người xung quanh lại được một phen cười đau bụng. Chỉ với những câu hài hước như vậy, ông Phượng làm cho mình gần gũi với công nhân, cán bộ hơn nhưng cũng phê bình nghiêm khắc những cách làm thiếu trách nhiệm cần phải sửa chữa…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/vi-giam-doc-hai-huoc-va-co-tam-9149.htm” button=”Theo vinacomin”]