Từ Quốc lộ 18 thuộc địa phận Thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, qua đoạn đường ngoằn ngoèo gần cây số rẽ lên hướng núi, tôi dừng chân trước ngôi nhà cấp 4 quét ve vàng với những lớp mốc nham nhở trong dãy tập thể Đèo Nai cũ phường Cẩm Trung. Mọi thứ chẳng có gì đáng chú ý ngoại trừ biển “Cần bán nhà” treo trước cổng. Đáp lại câu hỏi “Vì sao nên nông nỗi…?” của tôi là tiếng thở dài từ chủ nhà, anh Trần Văn Xiêm, sinh năm 1977, thợ sửa chữa cơ điện Công ty than Khe Chàm: “Giờ em đang nợ hơn 400 triệu, phải bán nhà thôi. Như thế giảm được một mối lo để em chuyên tâm chữa bệnh cho vợ”.
– Bán nhà thì gia đình em ở đâu? Tôi hỏi.
– Lại trọ. Trước chưa lấy vợ em cũng toàn trọ mà.
Câu chuyện quanh món nợ hơn 400 triệu và một tương lai não nề chuẩn bị dắt díu gia đình ra ở trọ của Xiêm bắt đầu từ sự cố hồi tháng 6/2013 xảy đến với vợ anh, chị Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1981. Đang trở dạ đẻ con thứ hai ở Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả, bỗng đâu một loạt dấu hiệu của bệnh sản giật (một rối loạn phức tạp ảnh hưởng tới khoảng 5% phụ nữ mang thai) ùa đến bao vây chị; đau bụng, đau đầu dữ dội, toàn thân co giật tím tái, ngừng tuần hoàn, sau thì lâm vào trạng thái chết lâm sàng. Qua hội chẩn, các bác sỹ xin ý kiến gia đình mổ gấp nhằm cứu đứa con trong bụng mẹ. Nhưng sau mổ, gia đình thêm đau đớn vì thai đã chết lưu. Vào lúc tuyệt vọng nhất nghĩ đã mất cả vợ lẫn con, anh Xiêm bỗng phát hiện ngón tay chị Huyền máy nhẹ, gia đình vội xin chuyển chị lên bệnh viện tuyến Tỉnh. Ở đó, sau kiểm tra xét nghiệm, bác sỹ cho biết rõ hơn về tình trạng bệnh của chị Huyền. Ngoài sản giật nặng, chị bị thêm hội chứng HELLP (viết tắt của các triệu chứng: Hemolysis (tan máu – các tế bào hồng cầu bị phân hủy), Elevated Liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelets (giảm tiểu cầu – tế bào máu cần thiết cho quá trình đông máu) dẫn đến bị tổn thương gan, thận, suy tim, suy hô hấp, tai biến mạch máu não, co giật, máu chảy không cầm được khi chuyển dạ, đặt tính mạng chị vào thế cực kỳ nguy hiểm…
Anh Xiêm bảo, giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, căng thẳng khi nhớ lại thời gian gần 3 tháng trời đeo bám bệnh viện để đưa vợ từ cõi chết trở về với sự sống, dù chỉ mới đạt 50%.
– Sao mới chỉ 50%? Tôi thắc mắc.
– Thì đấy chị nhìn nhà em kia, có tự làm gì được đâu, chưa nói được, đi đứng, nằm ngồi, ăn uống, vệ sinh… đều phải người túc trực phục vụ – Đến đây, Xiêm giơ ngón tay lên miệng: Xuỵt, chị đừng nói gì nhé. Vợ em chưa biết mất con thứ 2 đâu, cũng chẳng hiểu mình đang bị sao. Đầu óc giờ vẫn lúc tỉnh lúc mê.
Thống kê với tôi về số nợ hơn 400 triệu, Xiêm rầu rĩ: “Dạo vợ sắp đẻ, thấy nhà cửa chật chội bí bách quá, em đem sổ đỏ ra ngân hàng thế chấp vay 70 triệu về cơi nới thêm phòng chuẩn bị đón thành viên mới. Ai ngờ vận hạn đột ngột thế. Giai đoạn vợ nằm viện, căng nhất là tuần đầu tiên, trừ bảo hiểm mỗi ngày em phải mất thêm 2 đến 3 chục triệu, tuần thứ hai 7 đến 8 triệu trên ngày, sau thì có giảm. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh, em còn tốn thêm chi phí chuyển vợ lên mấy viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, viện Bỏng quốc gia để vừa chữa biến chứng, vừa phẫu thuật xử lý phần mông bị hoại tử thối rữa do nằm, tỳ, đè kéo dài. Nay bác sỹ bảo tạm coi giai đoạn nguy kịch đã qua, cho em đem vợ về nhưng yêu cầu định kỳ phải đưa vào viện khám và điều trị. Giờ chiều nào em cũng phải lai vợ đi vật lý trị liệu cách nhà gần 3 cây số, mất 4 đến 5 trăm ngàn mỗi ngày”.
Theo chân Xiêm vào buồng chụp ảnh vợ, tôi gặp mẹ đẻ và con trai đầu của anh, bé Trần Quang Trung, 7 tuổi, đang học trường tiểu học cách nhà 1,5 km. Xiêm giải thích, mẹ đang làm ruộng ở quê anh bảo ra đây hỗ trợ phục vụ vợ để anh yên tâm đi làm. Việc đưa đón học của bé Trung, trước chưa bệnh, vợ anh ở nhà vừa đi bán rau vừa đảm nhận, nay bí quá, anh hôm thuê hôm nhờ người ngoài. Vậy là, ngoài nỗi lo chữa bệnh cho vợ và khoản nợ hơn 400 triệu, Xiêm hiện đang phải một mình cáng đáng 4 miệng ăn, học hành cho con và mọi thứ sinh hoạt phí khác.
Hỏi về việc đã nhận được sự giúp đỡ nào chưa, Xiêm ngân ngấn mắt cảm động: “Nếu không có thì số nợ em phải gánh lớn hơn giờ nhiều. Hai ngày đầu vợ em nhập viện, máu chảy không cầm được, có tới 21 người cho máu. Gia đình em hoạn nạn, Công đoàn Công ty, đơn vị, đồng nghiệp, họ hàng, làng xóm, bạn bè đều vào cuộc. Em ơn họ không biết bao giờ mới hết”.
Phút chia tay, không nghe Xiêm nói ra nhưng điều mà tôi cảm nhận là gia đình tội nghiệp của anh đang cần lắm sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái khắp nơi giúp anh tiếp tục chữa bệnh cứu vợ, giúp anh đừng phải bán nhà…
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Anh Trần Văn Xiêm, Phân xưởng Phục vụ hầm lò, Công ty Than Khe Chàm. TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. SĐT: 0979.786.362
Hoặc Quỹ Tình giai cấp, Tạp chí Than-Khoáng Sản Việt Nam, Tầng 7-Tòa nhà Báo Tiền phong, số 15-Hồ Xuân Hương-Hà Nội.
– Bán nhà thì gia đình em ở đâu? Tôi hỏi.
– Lại trọ. Trước chưa lấy vợ em cũng toàn trọ mà.
Câu chuyện quanh món nợ hơn 400 triệu và một tương lai não nề chuẩn bị dắt díu gia đình ra ở trọ của Xiêm bắt đầu từ sự cố hồi tháng 6/2013 xảy đến với vợ anh, chị Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1981. Đang trở dạ đẻ con thứ hai ở Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả, bỗng đâu một loạt dấu hiệu của bệnh sản giật (một rối loạn phức tạp ảnh hưởng tới khoảng 5% phụ nữ mang thai) ùa đến bao vây chị; đau bụng, đau đầu dữ dội, toàn thân co giật tím tái, ngừng tuần hoàn, sau thì lâm vào trạng thái chết lâm sàng. Qua hội chẩn, các bác sỹ xin ý kiến gia đình mổ gấp nhằm cứu đứa con trong bụng mẹ. Nhưng sau mổ, gia đình thêm đau đớn vì thai đã chết lưu. Vào lúc tuyệt vọng nhất nghĩ đã mất cả vợ lẫn con, anh Xiêm bỗng phát hiện ngón tay chị Huyền máy nhẹ, gia đình vội xin chuyển chị lên bệnh viện tuyến Tỉnh. Ở đó, sau kiểm tra xét nghiệm, bác sỹ cho biết rõ hơn về tình trạng bệnh của chị Huyền. Ngoài sản giật nặng, chị bị thêm hội chứng HELLP (viết tắt của các triệu chứng: Hemolysis (tan máu – các tế bào hồng cầu bị phân hủy), Elevated Liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelets (giảm tiểu cầu – tế bào máu cần thiết cho quá trình đông máu) dẫn đến bị tổn thương gan, thận, suy tim, suy hô hấp, tai biến mạch máu não, co giật, máu chảy không cầm được khi chuyển dạ, đặt tính mạng chị vào thế cực kỳ nguy hiểm…
Anh Xiêm bảo, giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, căng thẳng khi nhớ lại thời gian gần 3 tháng trời đeo bám bệnh viện để đưa vợ từ cõi chết trở về với sự sống, dù chỉ mới đạt 50%.
– Sao mới chỉ 50%? Tôi thắc mắc.
– Thì đấy chị nhìn nhà em kia, có tự làm gì được đâu, chưa nói được, đi đứng, nằm ngồi, ăn uống, vệ sinh… đều phải người túc trực phục vụ – Đến đây, Xiêm giơ ngón tay lên miệng: Xuỵt, chị đừng nói gì nhé. Vợ em chưa biết mất con thứ 2 đâu, cũng chẳng hiểu mình đang bị sao. Đầu óc giờ vẫn lúc tỉnh lúc mê.
Thống kê với tôi về số nợ hơn 400 triệu, Xiêm rầu rĩ: “Dạo vợ sắp đẻ, thấy nhà cửa chật chội bí bách quá, em đem sổ đỏ ra ngân hàng thế chấp vay 70 triệu về cơi nới thêm phòng chuẩn bị đón thành viên mới. Ai ngờ vận hạn đột ngột thế. Giai đoạn vợ nằm viện, căng nhất là tuần đầu tiên, trừ bảo hiểm mỗi ngày em phải mất thêm 2 đến 3 chục triệu, tuần thứ hai 7 đến 8 triệu trên ngày, sau thì có giảm. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh, em còn tốn thêm chi phí chuyển vợ lên mấy viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, viện Bỏng quốc gia để vừa chữa biến chứng, vừa phẫu thuật xử lý phần mông bị hoại tử thối rữa do nằm, tỳ, đè kéo dài. Nay bác sỹ bảo tạm coi giai đoạn nguy kịch đã qua, cho em đem vợ về nhưng yêu cầu định kỳ phải đưa vào viện khám và điều trị. Giờ chiều nào em cũng phải lai vợ đi vật lý trị liệu cách nhà gần 3 cây số, mất 4 đến 5 trăm ngàn mỗi ngày”.
Theo chân Xiêm vào buồng chụp ảnh vợ, tôi gặp mẹ đẻ và con trai đầu của anh, bé Trần Quang Trung, 7 tuổi, đang học trường tiểu học cách nhà 1,5 km. Xiêm giải thích, mẹ đang làm ruộng ở quê anh bảo ra đây hỗ trợ phục vụ vợ để anh yên tâm đi làm. Việc đưa đón học của bé Trung, trước chưa bệnh, vợ anh ở nhà vừa đi bán rau vừa đảm nhận, nay bí quá, anh hôm thuê hôm nhờ người ngoài. Vậy là, ngoài nỗi lo chữa bệnh cho vợ và khoản nợ hơn 400 triệu, Xiêm hiện đang phải một mình cáng đáng 4 miệng ăn, học hành cho con và mọi thứ sinh hoạt phí khác.
Hỏi về việc đã nhận được sự giúp đỡ nào chưa, Xiêm ngân ngấn mắt cảm động: “Nếu không có thì số nợ em phải gánh lớn hơn giờ nhiều. Hai ngày đầu vợ em nhập viện, máu chảy không cầm được, có tới 21 người cho máu. Gia đình em hoạn nạn, Công đoàn Công ty, đơn vị, đồng nghiệp, họ hàng, làng xóm, bạn bè đều vào cuộc. Em ơn họ không biết bao giờ mới hết”.
Phút chia tay, không nghe Xiêm nói ra nhưng điều mà tôi cảm nhận là gia đình tội nghiệp của anh đang cần lắm sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái khắp nơi giúp anh tiếp tục chữa bệnh cứu vợ, giúp anh đừng phải bán nhà…
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Anh Trần Văn Xiêm, Phân xưởng Phục vụ hầm lò, Công ty Than Khe Chàm. TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. SĐT: 0979.786.362
Hoặc Quỹ Tình giai cấp, Tạp chí Than-Khoáng Sản Việt Nam, Tầng 7-Tòa nhà Báo Tiền phong, số 15-Hồ Xuân Hương-Hà Nội.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/toi-nghiep-canh-chong-ban-nha-cuu-vo-6478.htm” button=”Theo vinacomin”]