Ðến với Na Dương vào những ngày này, những bông hoa mộc miên đỏ thắm, những em bé với nụ cười hồn nhiên ríu rít tới trường, sự hối hả của công nhân vào ca… tất cả là những nốt nhạc Xuân tươi vui cho sự trở mình mạnh mẽ của một vùng đất. Bên này – Nhà máy nhiệt điện với ống khói cao vút, ánh điện lung linh trên đỉnh tháp, báo hiệu chính thức tổ máy số một đang hoạt động tốt; bên kia – Công ty than Na Dương, từng đoàn xe nối đuôi chở trên mình hàng chục tấn than trên một vùng đồi ngút ngàn một m
Khai trường Công ty than Na Dương, dưới lòng moong sâu là hàng đoàn xe tải nối đuôi nhau rầm rập. Do đặc thù địa lý, việc khai thác ở Na Dương phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thử thách rất lớn đối với con người nơi đây. Mỏ than lộ thiên Na Dương không giống như các mỏ than tại vùng Đông Bắc. Khi trời mưa, nước trộn với bùn tạo thành một thứ đất sét dẻo quẹo, nó có thể “nuốt” bất cứ thứ gì trên bề mặt, cho nên việc khai thác, dù mưa có lất phất thôi cũng đủ để các công nhân phải nghỉ việc và tính ra thời gian nghỉ vì mưa đã hết gần 1 quý trong năm.
Nhưng chính những khó khăn đó đã tôi luyện bản lĩnh của những người nơi đây. Không để khó khăn nhấn chìm, họ đã tìm mọi cách để vượt khó. Hàng loạt phương án khắc phục được đề ra như: Thắt chặt chi tiêu lãng phí, chủ động tìm bạn hàng mới, động viên tinh thần anh em công nhân vững tin sản xuất… Công ty đã mạnh dạn đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa bảo vệ, hỗ trợ được đội ngũ lao động và bảo vệ môi trường.
Đi đôi với sản xuất, Công ty cũng rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Từ năm 2013, Công ty đã giải quyết triệt để nguồn nước thải mỏ thông qua Hệ thống xử lý nước thải có công suất 600 m3/h bao gồm 15 hạng mục, trong đó có các hạng mục đồng bộ như hồ điều hòa, hệ bể trung hòa và bể lắng sơ bộ; 1 hệ bể keo tụ và bể lắng lamella; cụm bể lọc cát mangan… được xây dựng trên diện tích 23.000m2, với tổng mức đầu tư gần 35 tỷ đồng từ Quỹ Môi trường tập trung của Tập đoàn.
Chính những giải pháp kịp thời trên đã giúp Than Na Dương dần dần thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, suy thoái, đời sống anh em công nhân dần được cải thiện. Nói như ông Lý Văn Lục – Giám đốc Công ty – Na Dương tự hào khi có được một đội ngũ công nhân giỏi, đầy sức sáng tạo.
Nhà máy điện trên mỏ than
Ở TKV, có câu nói: “Điện là cứu cánh cho mỏ than Na Dương”, điều đấy hoàn toàn không ngoa ngôn chút nào.
Do đặc tính là loại than nâu, hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng tro cao, dễ bốc cháy, chóng tàn, dễ phong hóa và gặp mưa khí suynphua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường nên loại than này ít được dùng trong đun nấu, chỉ thích hợp cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện với công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn; thêm vào đó có thời điểm các khách hàng truyền thống của đơn vị đổi mới công nghệ hoặc ngừng sản xuất, điều đó đồng nghĩa với việc mỏ than Na Dương đứng trước nguy cơ đóng cửa. Với bản lĩnh, kinh nghiệm, sự tính toán khôn ngoan đầy tình nghĩa của những người đứng đầu ngành Than ngày ấy, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương ra đời như một “cứu cánh” cho mỏ than này.
Sau 10 năm hoạt động, với sự nỗ lực không ngừng, Nhà máy nhiệt điện Na Dương không chỉ cung cấp cho đất nước hàng tỷ kW điện mà còn là cái “nôi” đào tạo cán bộ, chuyên gia cho các nhà máy nhiệt điện khác của ngành Than. Bên cạnh đó, hàng năm Nhà máy còn tiêu thụ trên 50 vạn tấn than Na Dương, ổn định đời sống cho hơn 1.000 thợ mỏ.
Với mô hình sản xuất điện – than hiệu quả, Tập đoàn đang xúc tiến việc xây dựng dây chuyền 2 Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, công suất bằng dây chuyền 1. Điều đó cũng có nghĩa mỏ than Na Dương sẽ được mở rộng, nâng công suất lên gấp đôi hiện nay. Để chuẩn bị cho việc xây dựng dây chuyền 2, các đơn vị đang xúc tiến công tác đầu tư, giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo kế hoạch khởi công dự án vào cuối năm 2015 này.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/na-duong-ngay-xuan-9907.htm” button=”Theo vinacomin”]