Dự án xây dựng Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng, do Công ty CP Gang thép Cao Bằng (thuộc Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin) làm chủ đầu tư gồm các nhà máy chính: Nhà máy thiêu kết; Nhà máy luyện gang (lò cao dung tích 179 m3); Nhà máy luyện thép (lò cao thổi 20 tấn/mẻ) – đúc liên tục công suất 221.600 tấn phôi thép/năm; Nhà máy điều chế ô xy 3.800 m3/h và một số công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư cho Dự án trên 1,9 nghìn tỷ (khoảng 100 triệu USD). Đây là dự án luyện gang thép lớn nhất tỉn
Trao đổi với PV Tạp chí, ông Nông Minh Huyễn, Giám đốc Công ty chia sẻ, kỳ vọng to lớn của Dự án, đó là hiệu quả kinh tế – xã hội mà Dự án đem lại, cụ thể là: Dự án Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng đi vào hoạt động đánh dấu bước phát triển mới của ngành công nghiệp gang thép ở các tỉnh miền núi. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp liên quan như: Công nghiệp hóa chất, xây dựng, giao thông vận tải, chế tạo thiết bị điện… qua đó, góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, khi Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết được hơn 1.500 lao động làm việc trong Khu liên hợp có thu nhập ổn định và tạo ra khoảng 15.000 việc làm cho người lao động khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp. Kèm theo đó sẽ có một hệ thống dịch vụ công cộng hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục và trình độ dân trí nói chung sẽ được nâng cao. Ngoài việc tạo ra nhiều việc làm cho lao động của địa phương, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp, đem lại đời sống tốt hơn cho hàng ngàn gia đình đồng bào các dân tộc của tỉnh Cao Bằng, Dự án còn nâng cao mức sống cho nhân dân, giảm các tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trong khu vực miền núi biên giới phía Bắc của đất nước.
Điểm nổi bật của Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng đó là sản xuất phôi thép từ quặng sắt bằng thiết bị tiên tiến, công nghệ truyền thống của Trung Quốc. Hiện tại, Công ty đang tập trung triển khai thực hiện hai dự án Khu liên hợp gang thép và Mỏ sắt Nà Rụa. Ở Dự án Khu liên hợp gang thép, nhà thầu EPC đang triển khai thực hiện gói thầu số 01 gồm xử lý nền móng, thiết kế bản vẽ thi công, kế hoạch tiến độ, hoàn thiện các thủ tục cần thiết phục vụ cho công tác giải ngân đợt 1 – gói thầu EPC… Ở Dự án Mỏ sắt Nà Rụa, Công ty đang tích cực đôn đốc nhà thầu tư vấn thiết kế hoàn chỉnh hồ sơ tư vấn bản vẽ thiết kế, tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện giải phóng mặt bằng khu mỏ, tiếp tục chuẩn bị các thủ tục đầu tư dự án Khu tái định cư mỏ sắt Nà Rụa Cao Bằng.
Thách thức và những giải pháp linh hoạt
Cũng giống như các dự án khác, Gang thép Cao Bằng – cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Ngoài những khó khăn ban đầu như việc bố trí các nguồn vốn, vốn góp của các cổ đông chưa kịp thời do bị ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế… thì hiện tại, Dự án đang gặp các khó khăn do nhà thầu EPC thi công cọc thí nghiệm của hạng mục xử lý nền móng công trình, nhưng rất chậm do đó ảnh hưởng đến tiến độ chung của Dự án. Bên cạnh đó, công tác đền bù GPMB dự án mỏ sắt Nà Rụa gặp nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Tất cả những điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.
Để giải quyết những khó khăn trên, Công ty đã kiên trì đàm phán với các nhà thầu, đối tác một cách linh hoạt để họ chấp nhận những điều kiện có lợi cho Công ty. Cùng với đó, Công ty còn tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành tỉnh Cao Bằng, của Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin và của các cổ đông. Ngoài ra, Công ty còn giải quyết tốt thủ tục quản lý hành chính, quản lý đầu tư theo luật định; tập trung điều hành quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng; thanh toán ngay khối lượng thi công hoàn thành cho các nhà thầu khi có nguồn tài chính.
Từ thực tiễn hoạt động, Công ty đã rút ra những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho mình như: Phải chủ động, sáng tạo nắm bắt thời cơ, vận dụng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; không ngừng củng cố đội ngũ, nâng cao kiến thức nhằm hoàn thiện nguồn lực quản lý.
Sớm bắt tay chuẩn bị cho sản xuất
Dự báo thị trường và chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho “đầu ra” sản phẩm quyết định lớn đến sự thành công của bất kỳ Dự án nào. Thấm nhuần điều đó, Công ty đã sớm “bắt tay” với Công ty cổ phần chế tạo máy – Vinacomin (VMC) để lo trước thị trường cho sản phẩm phôi thép – “đầu ra” của Khu liên hợp Gang thép sau này. Theo tính toán, số lượng phôi thép cấp cho VMC là rất lớn, chiếm tới hai phần ba sản lượng của khu liên hợp Gang thép Cao Bằng. Chính vì thế, ngay trong thời gian xây dựng nhà máy, hai bên đã thống nhất hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán phôi thép.
Chiều cuối thu, bước chân dồn dập của cán bộ, kỹ sư, công nhân vẫn hối hả vào ca. Tất cả họ đang góp sức quan trọng cho sự ra đời của Nhà máy Gang thép Cao Bằng – một dấu mốc quan trọng của ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến của Cao Bằng và đất nước.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/khu-lien-hop-gang-thep-cao-bang-phan-dau-cuoi-2013-se-di-vao-hoat-dong-3352.htm” button=”Theo vinacomin”]