Ban đầu, Dự án Khe Chàm III (gọi tắt) được khai thác bằng công nghệ Cơ giới hóa (CGH). Tuy nhiên, do tài liệu Địa chất khi lập Dự án có độ tin cậy chưa cao, vì vậy khi đi vào khai thác, những lò chợ đầu tiên đã gặp nhiều khó khăn mà cụ thể là chiều dày, góc dốc, đường phương của vỉa… có sự sai khác nhiều so với tài liệu ban đầu, dẫn đến một số lò chợ không thể khai thác bằng CGH. Trước tình hình đó, TKV đã phê duyệt Phương án khoan thăm dò bổ sung phục vụ CGH mỏ Khe Chàm III do Công ty CP Tin học, công nghệ, môi trường (VITE) lập. Kết quả thăm dò bổ sung cho thấy, nếu như trước đây hệ thống dự kiến khai thác theo phương Đông Tây thì nay phải “thay đổi 180 độ” chuyển sang khai thác theo phương Bắc Nam. Sau khi thực hiện theo phương án thay đổi này, đến nay Dự án đã đi vào khai thác ổn định và cho ra những tấn than đầu tiên. Thử hỏi nếu không quan tâm đúng mức đến công tác địa chất, trắc địa thì thiệt hại ở đây sẽ là bao nhiêu?
Thí dụ khác là Dự án khai thác +30 ÷ -150 của mỏ Tràng Bạch. Dự án được phê duyệt từ năm 2009, tuy nhiên ngay từ đầu các cán bộ kỹ thuật của TKV đã lường trước những khó khăn khi triển khai dự án do tài liệu địa chất cơ sở có độ tin cậy rất thấp. Để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án, ngay trong năm 2008, TKV đã phê duyệt Phương án thăm dò bổ sung mỏ than Tràng Bạch (cũng do VITE lập). Kết quả thăm dò đã xác định cần phải điều chỉnh dự án, khả năng khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ theo thiết kế (công suất 420.000 tấn/năm) là không khả thi. Để đảm bảo công suất, Dự án sẽ được nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm lò chợ (dự kiến tăng thêm 1 đến 2 lò chợ, từ 8 lò chợ theo Dự án đã duyệt lên 9 lò chợ)…
…Chỉ cần qua 2 ví dụ trên đây đã thấy được vai trò quan trọng hàng đầu của công tác địa chất, trắc địa đối với việc nâng công suất mỏ cũng như mở “ruộng mỏ” mới của TKV. Đây cũng là vấn đề sống còn để TKV phát triển bền vững, vững vàng là 1 trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nếu trước khi thiết kế, khai thác mà không làm công tác địa chất đầy đủ thì chẳng khác nào “người đi trong bóng đêm”. Vẫn bước đi nhưng không có con đường nào rõ ràng, hướng đi nào cũng mờ mịt, không biết hiệu quả đến đâu?
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, trong những năm qua, lãnh đạo một số công ty khai thác chưa quan tâm và đánh giá đúng mức đối với công tác địa chất của Tập đoàn. Đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm được nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác Địa chất giai đoạn 2010-2014, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020 được Tập đoàn tổ chức mới đây.
Trên thực tế, lãnh đạo một số đơn vị trong TKV hiện nay không nắm rõ “nhà mình” có bao nhiêu tài nguyên, độ tin cậy đến mức nào! Đồng thời, họ coi việc phát triển tài nguyên là việc của các đơn vị địa chất, của Ban Tài nguyên… chứ không phải của mỏ – dù chính những “ruộng mỏ mới” ấy sẽ là tương lai, quyết định sự tồn tại của mỏ sau này và chính họ là đơn vị được Tập đoàn giao thay mặt làm chủ đầu tư. Thậm chí trong suy nghĩ của một số đồng chí và thực tế tại không ít đơn vị: địa chất ở mỏ chỉ là “công dân hạng 4, hạng 5”… Đã rất nhiều lần trong các buổi giao ban về công tác địa chất – trắc địa, Lãnh đạo Tập đoàn đã phê bình sự phối kết hợp chưa tốt giữa 3 bên: chủ đầu tư – tư vấn – đơn vị thi công, nhưng trong đó đặc biệt nhấn mạnh thái độ bàng quan, đùn đẩy trách nhiệm của một số chủ đầu tư theo kiểu “đá bóng một trạm” hay “không phải cháu” dẫn đến tiến độ triển khai các dự án bị chậm. Đó là chưa kể, ở các Hội nghị về công tác địa chất, hầu hết là trưởng phòng phụ trách công tác địa chất, cùng lắm là đến Phó Giám đốc Công ty dự họp chứ Giám đốc thì rất hiếm…
Nói như vậy nhưng không có nghĩa là đánh đồng, là phủ nhận tất cả bởi cũng có rất nhiều những đơn vị trong Tập đoàn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác địa chất, coi đây cũng là nhiệm vụ quan trọng song hành với SXKD. Về phía Tập đoàn, nhiều năm trở lại đây, công tác này ngày càng được coi trọng mà minh chứng là khối lượng khoan thăm dò không ngừng tăng qua từng năm; nhiều báo cáo địa chất được thông qua phục vụ kịp thời cho thiết kế, sản xuất; hàng loạt các công trình nghiên cứu chất lượng than, khí mỏ, thủy văn – công trình đề xuất đều được Tập đoàn đồng ý và cho triển khai ngay… cũng như khẳng định của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Lê Minh Chuẩn tại Hội nghị “Địa chất – trắc địa như là người chỉ đường, định hướng cho chúng ta, không có thì chúng ta làm việc như những người mù”.
Thông qua đây Nhân Văn cũng mong muốn thời gian tới, những đơn vị còn tư tưởng “không phải cháu” sẽ có những thay đổi căn bản về cách nhìn, dành sự quan tâm đúng mức cho công tác địa chất; tôn trọng và có sự động viên, tạo điều kiện thiết thực cho những cán bộ tâm huyết làm công tác này… để thợ mỏ TKV nói chung sẽ có thêm nhiều “ruộng cày” trong tương lai…
Thí dụ khác là Dự án khai thác +30 ÷ -150 của mỏ Tràng Bạch. Dự án được phê duyệt từ năm 2009, tuy nhiên ngay từ đầu các cán bộ kỹ thuật của TKV đã lường trước những khó khăn khi triển khai dự án do tài liệu địa chất cơ sở có độ tin cậy rất thấp. Để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án, ngay trong năm 2008, TKV đã phê duyệt Phương án thăm dò bổ sung mỏ than Tràng Bạch (cũng do VITE lập). Kết quả thăm dò đã xác định cần phải điều chỉnh dự án, khả năng khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ theo thiết kế (công suất 420.000 tấn/năm) là không khả thi. Để đảm bảo công suất, Dự án sẽ được nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm lò chợ (dự kiến tăng thêm 1 đến 2 lò chợ, từ 8 lò chợ theo Dự án đã duyệt lên 9 lò chợ)…
…Chỉ cần qua 2 ví dụ trên đây đã thấy được vai trò quan trọng hàng đầu của công tác địa chất, trắc địa đối với việc nâng công suất mỏ cũng như mở “ruộng mỏ” mới của TKV. Đây cũng là vấn đề sống còn để TKV phát triển bền vững, vững vàng là 1 trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nếu trước khi thiết kế, khai thác mà không làm công tác địa chất đầy đủ thì chẳng khác nào “người đi trong bóng đêm”. Vẫn bước đi nhưng không có con đường nào rõ ràng, hướng đi nào cũng mờ mịt, không biết hiệu quả đến đâu?
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, trong những năm qua, lãnh đạo một số công ty khai thác chưa quan tâm và đánh giá đúng mức đối với công tác địa chất của Tập đoàn. Đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm được nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác Địa chất giai đoạn 2010-2014, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020 được Tập đoàn tổ chức mới đây.
Trên thực tế, lãnh đạo một số đơn vị trong TKV hiện nay không nắm rõ “nhà mình” có bao nhiêu tài nguyên, độ tin cậy đến mức nào! Đồng thời, họ coi việc phát triển tài nguyên là việc của các đơn vị địa chất, của Ban Tài nguyên… chứ không phải của mỏ – dù chính những “ruộng mỏ mới” ấy sẽ là tương lai, quyết định sự tồn tại của mỏ sau này và chính họ là đơn vị được Tập đoàn giao thay mặt làm chủ đầu tư. Thậm chí trong suy nghĩ của một số đồng chí và thực tế tại không ít đơn vị: địa chất ở mỏ chỉ là “công dân hạng 4, hạng 5”… Đã rất nhiều lần trong các buổi giao ban về công tác địa chất – trắc địa, Lãnh đạo Tập đoàn đã phê bình sự phối kết hợp chưa tốt giữa 3 bên: chủ đầu tư – tư vấn – đơn vị thi công, nhưng trong đó đặc biệt nhấn mạnh thái độ bàng quan, đùn đẩy trách nhiệm của một số chủ đầu tư theo kiểu “đá bóng một trạm” hay “không phải cháu” dẫn đến tiến độ triển khai các dự án bị chậm. Đó là chưa kể, ở các Hội nghị về công tác địa chất, hầu hết là trưởng phòng phụ trách công tác địa chất, cùng lắm là đến Phó Giám đốc Công ty dự họp chứ Giám đốc thì rất hiếm…
Nói như vậy nhưng không có nghĩa là đánh đồng, là phủ nhận tất cả bởi cũng có rất nhiều những đơn vị trong Tập đoàn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác địa chất, coi đây cũng là nhiệm vụ quan trọng song hành với SXKD. Về phía Tập đoàn, nhiều năm trở lại đây, công tác này ngày càng được coi trọng mà minh chứng là khối lượng khoan thăm dò không ngừng tăng qua từng năm; nhiều báo cáo địa chất được thông qua phục vụ kịp thời cho thiết kế, sản xuất; hàng loạt các công trình nghiên cứu chất lượng than, khí mỏ, thủy văn – công trình đề xuất đều được Tập đoàn đồng ý và cho triển khai ngay… cũng như khẳng định của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Lê Minh Chuẩn tại Hội nghị “Địa chất – trắc địa như là người chỉ đường, định hướng cho chúng ta, không có thì chúng ta làm việc như những người mù”.
Thông qua đây Nhân Văn cũng mong muốn thời gian tới, những đơn vị còn tư tưởng “không phải cháu” sẽ có những thay đổi căn bản về cách nhìn, dành sự quan tâm đúng mức cho công tác địa chất; tôn trọng và có sự động viên, tạo điều kiện thiết thực cho những cán bộ tâm huyết làm công tác này… để thợ mỏ TKV nói chung sẽ có thêm nhiều “ruộng cày” trong tương lai…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/khong-phai-chau-8977.htm” button=”Theo vinacomin”]