“Chinh phục Fan Si Pan là một chặng đường bằng ý chí và nghị lực”, đó là lời khẳng định của Bí thư Đoàn thanh niên Than Quảng Ninh, Lê Quang Thành trước khi anh cùng tuổi trẻ Công ty TNHH MTV Môi trường – Vinacomin thực hiện cuộc thử sức lên đỉnh Fan Si Pan, nóc nhà Đông Dương. Xuyên suốt cuộc hành trình 2 ngày, một đêm với sự tham gia của 29 đoàn viên thanh niên do Phạm Quang Thiệp, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty làm trưởng đoàn, trong đó có hai nữ và một cặp đôi vợ chồng mới cưới. Còn tôi 54 tuổi, vinh dự là khách mời ghi hình và “chép sử” cho Đoàn. Dẫn đường và phục vụ mang vác lều bạt cho đoàn là bốn (Poter) người bản địa dân tộc Mông có sức khỏe, thông thạo địa hình. Hướng dẫn viên du lịch cho Đoàn là Trương Thị Thu Phương, chị là người đầu tiên của Khách Sạn Vân Long thuộc Công ty CP Thương Mại và Du Lịch Than – Khoáng sản Việt Nam được tham gia cuộc chinh phục đỉnh Fan Si Pan.
Sau một thời gian tự rèn luyện về thể lực, chuẩn bị tinh thần và hành trang leo núi khá đầy đủ, 9 giờ sáng, Đoàn chúng tôi đã có mặt tại Trạm Tôn mức 1.900 nơi xuất phát điểm để leo lên đỉnh Fan Si Pan hùng vĩ với độ cao 3143m. Theo như lời của người cán bộ kiểm lâm, một cuộc hành trình leo núi ở đây thường tổ chức thành nhóm 10 người trở lại, nhưng Đoàn của chúng tôi lên con số khá kỷ lục 29 thành viên, cho nên vấn đề “Kỷ luật – đồng tâm” luôn được mọi người đặt lên hàng đầu. Ba lô trên vai, chúng tôi bắt đầu đội mưa tầm tã suốt cuộc hành trình hun hút trong rừng già Tây Bắc với bao gian khổ nhưng đầy hương vị đang ở phía trước.
Sau một thời gian tự rèn luyện về thể lực, chuẩn bị tinh thần và hành trang leo núi khá đầy đủ, 9 giờ sáng, Đoàn chúng tôi đã có mặt tại Trạm Tôn mức 1.900 nơi xuất phát điểm để leo lên đỉnh Fan Si Pan hùng vĩ với độ cao 3143m. Theo như lời của người cán bộ kiểm lâm, một cuộc hành trình leo núi ở đây thường tổ chức thành nhóm 10 người trở lại, nhưng Đoàn của chúng tôi lên con số khá kỷ lục 29 thành viên, cho nên vấn đề “Kỷ luật – đồng tâm” luôn được mọi người đặt lên hàng đầu. Ba lô trên vai, chúng tôi bắt đầu đội mưa tầm tã suốt cuộc hành trình hun hút trong rừng già Tây Bắc với bao gian khổ nhưng đầy hương vị đang ở phía trước.
Đường chinh phục đỉnh Fan Si Pan lên xuống trùng trùng, điệp điệp với núi cao, vực sâu thăm thẳm. Càng lên cao càng gian khó, gió rét, mưa dầm vẫn không quật ngã được ý chí quyết tâm của con người! Nhiều hơn cả là những đoạn dốc cao dựng đứng vươn lên đỉnh núi chon von, ngọn tiếp ngọn như “Núi nọ trông núi kia cao…” gần như vắt kiệt sức lực và ý chí của các nhà thám hiểm trẻ tuổi. Đến độ cao 2.200m lên 2.800, lối đi tụt xuống đột ngột rồi cũng đột ngột vút cao đòi hỏi các tay leo núi phải bò, bám vào cây rừng và vách đá cheo leo mới có thể vượt qua. Ấy vậy những câu chuyện cười tếu táo dọc đường và lời chào thân thiện khi gặp các Đoàn ngược chiều cũng tạo khí thế âm vang cả núi rừng.
15 giờ ngày đầu tiên, chúng tôi mới lên được mức 2.800 là trạm nghỉ ngơi cho hành trình ngày hôm sau. Ở đây người ta vừa xây xong một căn nhà mái tôn có sức chứa năm bảy chục người nghỉ qua đêm trong túi ngủ. Nửa đêm trên Hoàng Liên Sơn trời bỗng tạnh ráo, chùm sao bắc đẩu hiển hiện lên bầu trời phía bắc. Về sáng, mưa lại rả rích kèm theo gió bấc thổi từng cơn càng thêm giá lạnh. 4 giờ sáng (Poter) đã đánh thức mọi người dậy ăn sáng để 5 h30 tiếp tục cuộc hành trình. Từ 2.800 đến đỉnh 3.143m, nhiều đoạn quanh co uốn khúc, lầy lội bên bờ vách đá cao sừng sững là vực sâu thăm thẳm. Không nhụt ý chí, đúng 7h15 người đầu tiên của một nhóm 8 người trong Đoàn chúng tôi là Trần Văn Quân (phòng Kế hoạch Vật tư) đã chiếm lĩnh được đỉnh Fan Si Pan. Trên đỉnh cao 3.143m gió càng mạnh, càng rét buốt, mây mù giăng kín cả không gian tĩnh lặng. Mọi người ai ai cũng phấn khởi “tự thán phục chính bản thân mình” và thi nhau phất cờ Tổ quốc, cờ TKV… rồi cùng hô vang “Tôi yêu Việt Nam…” Thật cảm động!
Suốt hành trình, đôi khi chúng tôi cũng được thưởng thức một chút nắng là lúc rừng Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ẩn hiện trong mây trắng lang thang. Còn tôi thỏa sức chiêm ngưỡng, ghi hình những thảm thực vật bám trên vách đá, thân cây rêu phong cổ kính và bao cánh rừng nguyên sinh tầng tầng lớp lớp… Hương rừng ngan ngát, tiếng chim họa mi hót ngân vang hòa quện với tiếng suối reo rì rầm làm vơi đi bao nhọc nhằn. Riêng cặp vợ chồng trẻ mới cưới là Nguyễn Xuân Thủy và Mạc Thị Lan thuộc Xí nghiệp Xử lý nước Uông Bí có lẽ hạnh phúc nhất. Họ đã dìu dắt nhau băng rừng, vượt núi cùng tuổi trẻ chinh phục Fan Si Pan bằng ý chí và nghị lực, để cùng phất lá cờ đỏ sao vàng vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc trên nóc nhà Đông Dương. Tôi nghĩ chuyến đi của tuổi trẻ khám phá thiên nhiên thời nay gọi là nhọc nhằn nhưng trong điều kiện trang bị khá đầy đủ. Còn ngày xưa, khi cha ông ta hành quân “qua miền Tây Bắc”, kéo pháo lên Điện Biên đánh giặc với “mưa dầm cơm vắt…” hành trang mang theo là “câu hò…” thì văn chương, báo chí, sử sách nào ghi nổi, đấy mới thật đáng khâm phục để tuổi trẻ hôm nay noi theo.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/fan-si-pan-chinh-phuc-bang-y-chi-va-nghi-luc-9283.htm” button=”Theo vinacomin”]