Chị Nguyễn Thị Nhuận, công nhân Công ty Kho vận Hòn Gai: Đánh giá, bình xét thi đua cần phải tiến hành hàng ngày
Theo tôi, trong công tác thi đua khen thưởng, việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày. Thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”.
Công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải có một quá trình liên tục dài hơi, do đó tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nhất thiết phải luôn ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình được tốt hơn. Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức để nâng cao năng lực tham mưu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
Anh Nguyễn Văn Quang, Công ty Vận tư Vận tải và Xếp Dỡ: Tránh tình trạng thi đua chạy theo hình thức
Phải gắn kết và thực hiện nghiêm túc giữa định hướng phong trào thi đua và biện pháp thi đua cụ thể, phong trào thi đua phải toàn diện, sâu rộng. Tránh tình trạng thi đua chạy theo hình thức mà kết quả thực tế thì không có. Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát, né tránh sự thật là vấn đề gây trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lường.
Ông Trần Văn Thinh, Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Công ty than Khe Chàm: Cán bộ nào, phong trào đó, nên cần nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng
Một trong những bài học kinh nghiệm qua tổ chức phong trào thi đua đó là “Nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng”. Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào, chúng ta thường vẫn có câu “cán bộ nào, phong trào đó” hàm ý đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào. Đối với người làm công tác thi đua, khen thưởng ngoài nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần có lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, cụ thể, tỉ mỉ trong từng công việc. Người làm công tác phong trào cần có năng lực tổ chức để hướng cho mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Công tác thi đua, khen thưởng cũng cần được thực hiện công bằng, kịp thời. Như chúng ta đã biết tâm lý chung của mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽ tạo không khí vui tươi đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Chị Nguyễn Thị Nga, Công nhân Công ty than Thống Nhất: Phải công minh trong việc bình xét khen thưởng
Để công tác thi đua, khen thưởng đúng với mục đích, ý nghĩa của nó, thật sự tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người. Đặc biệt, là người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, cần phải công minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng, người được khen thật sự phải là điển hình nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi. Ngoài ra, bản thân người được đề nghị khen thưởng cũng phải có lòng tự trọng, trung thực, phải biết mình thực sự có thành tích được khen hay không, chứ đừng vì xem việc khen thưởng là món đồ trang sức mà mình cần phải có để làm đẹp mình.
Theo tôi, trong công tác thi đua khen thưởng, việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày. Thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”.
Công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải có một quá trình liên tục dài hơi, do đó tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nhất thiết phải luôn ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình được tốt hơn. Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức để nâng cao năng lực tham mưu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
Anh Nguyễn Văn Quang, Công ty Vận tư Vận tải và Xếp Dỡ: Tránh tình trạng thi đua chạy theo hình thức
Phải gắn kết và thực hiện nghiêm túc giữa định hướng phong trào thi đua và biện pháp thi đua cụ thể, phong trào thi đua phải toàn diện, sâu rộng. Tránh tình trạng thi đua chạy theo hình thức mà kết quả thực tế thì không có. Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát, né tránh sự thật là vấn đề gây trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lường.
Ông Trần Văn Thinh, Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Công ty than Khe Chàm: Cán bộ nào, phong trào đó, nên cần nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng
Một trong những bài học kinh nghiệm qua tổ chức phong trào thi đua đó là “Nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng”. Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào, chúng ta thường vẫn có câu “cán bộ nào, phong trào đó” hàm ý đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào. Đối với người làm công tác thi đua, khen thưởng ngoài nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần có lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, cụ thể, tỉ mỉ trong từng công việc. Người làm công tác phong trào cần có năng lực tổ chức để hướng cho mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Công tác thi đua, khen thưởng cũng cần được thực hiện công bằng, kịp thời. Như chúng ta đã biết tâm lý chung của mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽ tạo không khí vui tươi đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Chị Nguyễn Thị Nga, Công nhân Công ty than Thống Nhất: Phải công minh trong việc bình xét khen thưởng
Để công tác thi đua, khen thưởng đúng với mục đích, ý nghĩa của nó, thật sự tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì trước hết và quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, nhận thức trong mỗi người. Đặc biệt, là người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, cần phải công minh trong việc bình xét khen thưởng để chọn đúng người xứng đáng, người được khen thật sự phải là điển hình nổi bật, là tấm gương để người khác học hỏi. Ngoài ra, bản thân người được đề nghị khen thưởng cũng phải có lòng tự trọng, trung thực, phải biết mình thực sự có thành tích được khen hay không, chứ đừng vì xem việc khen thưởng là món đồ trang sức mà mình cần phải có để làm đẹp mình.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/cong-tac-thi-dua-y-kien-nguoi-lao-dong-10254.htm” button=”Theo vinacomin”]