GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Quảng Ninh, những năm thiếu gạo –

17/02/2025
trong Tin tức
0
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Đó là những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Thời kỳ này cả nước đều thiếu lương thực nhưng Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp với hàng vạn thợ mỏ ăn “gạo sổ” nên tình trạng thiếu gạo càng gay gắt, khốc liệt. Trong khó khăn thách thức, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng như giai cấp công nhân vùng Mỏ vẫn giữ vững lòng tin vào con đường đổi mới của Đảng và đã vượt qua.

Kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2013), Tạp

Thời “bao cấp”, dù ở đâu mất mùa, thiếu đói, công nhân mỏ ít khi phải thiếu gạo. Riêng thợ hầm lò, một tháng 24 ký gạo, ngoài ra còn chế độ bồi dưỡng ăn ca, sao mà đói được. Tôi nhớ, năm 1983, sau trận bão càn quét vào miền Trung, Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương (nay là Hầm lò 1- nơi tôi làm việc) trợ cấp cho những CNCB là người Nghệ An mỗi người mấy chục cân gạo và cho một chuyến xe tải chở gạo chạy thâu đêm. Người chỉ huy chuyến xe chở gạo là ông Chu Văn Viễn, khi đó là Quản đốc Phân xưởng đào lò xây dựng mỏ Khe Chàm (sau này ông Viễn là Giám đốc Công ty than Dương Huy). Xe đến nhà ông Viễn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) chừng 2 giờ sáng. Làng quê sau cơn bão xác xơ. Dường như trong chúng tôi ai cũng sốt ruột, mau mau cấp tốc chuyển gạo về nhà. Đường về quê tôi bị lũ tàn phá, ô tô không đi được, tôi đành phải ngồi canh mấy hòm mìn đựng gạo đến sáng. Khi gạo được chuyển về nhà, hàng xóm kéo đến, gương mặt mẹ tôi hân hoan, hãnh diện như đón mấy kiện hàng tôi vừa mang từ nước ngoài về.
 
Vậy mà, chỉ vài năm sau, tức là đầu thời kỳ đổi mới đất nước, công nhân mỏ nói riêng và nhân dân vùng mỏ nói chung lâm vào cảnh thiếu đói gay gắt. Thời ấy tôi chuyển ra dạy nghề ở Trường Xây lắp mỏ Cẩm Phả (nay thuộc Trường Cao đẳng nghề Hồng Cẩm), mới cưới vợ. Vợ tôi làm việc ở Đông Anh nhưng quyết theo tôi về Quảng Ninh để hợp lý hóa gia đình. Ông Trương Muông, khi ấy là Giám đốc Xí nghiệp Xây lắp Cẩm Phả (nay thuộc Công ty than Dương Huy) thương hoàn cảnh của tôi đã ra Quyết định tiếp nhận vợ tôi vào Xí nghiệp làm việc. Tôi hí hửng cầm quyết định đi làm thủ tục chuyển công tác thì gặp một khó khăn không cách gì gỡ được, đó là sổ gạo. Không có sổ gạo, tức sổ mua lương thực thì sống sao đây? Mà muốn có sổ gạo thì Ty Lao động phải duyệt, cấp chỉ tiêu biên chế; căn cứ vào đó, Ty Lương thực mới cấp sổ gạo. Chỉ mỗi cái sổ gạo, tôi đã đi lại rất nhiều, đã nhờ vả nhiều người nhưng không giải quyết được, đành chấp nhận cảnh vợ chồng li tán.
 
Sau này làm báo, được tiếp xúc với các tài liệu, tôi mới biết, đó là những năm vùng Mỏ thiếu gạo kịch liệt. Tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh còn lưu lại bản báo cáo ngày 29-10-1987 về tình hình thiếu lương thực, trong đó nêu rõ: “Thời gian này, công tác lưu thông phân phối đã gặp rất nhiều ách tắc do sản xuất phát triển chậm; tổng giá trị mua các nguồn đạt thấp, trong khi đó hàng Trung ương lại về chậm và thiếu, chỉ đạt 58% kế hoạch, mua hàng địa phương chỉ đạt 66% chỉ tiêu kế hoạch. Từ đó, vấn đề lương thực luôn trong tình trạng căng thẳng. Hết tháng 10-1987, Trung ương mới cấp cho Quảng Ninh 57.600 tấn gạo, chỉ đạt 50,4% kế hoạch năm.
 
Tình hình khan hiếm lương thực trong thời kỳ này diễn ra trên diện rộng và ảnh hưởng đến mọi cơ sở, mọi ngành và các tầng lớp xã hội. Theo số liệu điều tra thực tế của Liên hiệp Công đoàn tỉnh và phản ảnh của cơ sở thì đến cuối tháng 10-1987, ở Công ty Than Cẩm Phả (nay thuộc các công ty của Vinacomin trên địa bàn Cẩm Phả như Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Thống Nhất v.v.) có tới 30% công nhân phải ăn cháo một bữa, còn 1 bữa dựa vào bữa ăn công nghiệp ở nơi làm việc. Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông có 54 gia đình công nhân phải ăn cháo 2 bữa; Xí nghiệp Vận tải Cẩm Phả (Xí nghiệp này sau này tổ chức lại) có 39 gia đình ăn cháo 2 bữa. Số đông các gia đình Nhà máy đóng tàu Hạ Long (nay là Công ty Công nghiệp tàu thủy – Vinacomin) đã hết gạo ăn, một số phải bán đồ lấy tiền đong gạo. Ở Lâm trường Cẩm Phả, đội Dương Huy có 63/70 gia đình, đội Cộng Hoà có 48/60 gia đình phải ăn cháo và sắn thay cơm. Công ty Cầu cảng, Công ty Đường miền tây (thuộc Sở Giao thông) có 379 gia đình ăn cháo. Điều tra ở tổ 115 (phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả) có 18 hộ thì 16 hộ thiếu gạo phải ăn cháo kèm sắn; còn điều tra 106 hộ ở 6 phường thị xã Hòn Gai thì có 33 hộ khó khăn về gạo, phải chạy ăn từng bữa…
 
Ông Lê Hữu Quân, nguyên Giám đốc Công ty than Uông Bí (thời ấy Công ty than Uông Bí bao gồm các đơn vị của ngành Than thuộc miền Tây Quảng Ninh như Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê v.v.) kể trong bài viết in trong sách, rằng: Tại một cuộc họp bàn về vấn đề nâng cao đời sống công nhân mỏ, do ông Tố Hữu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng chủ trì (chức danh này nay là Phó Thủ tướng), ông Quân mang nắm gạo mốc từ Mỏ than Vàng Danh lên, đặt lên bàn nghị sự. Trước Phó Chủ tịch HĐBT và các ông Bộ trưởng: Bộ Lương thực, Bộ Mỏ và Than, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh v.v. ông Quân nói hết nỗi cực khổ của công nhân mỏ hiện tại khiến ông Tố Hữu ngăn lại: “Thôi, thôi, “khai” thế đủ rồi! Trung ương biết hết rồi! Bây giờ bàn cách giải quyết. Các đồng chí có ý kiến gì để cải thiện tình hình này?”
 
Năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã về thăm và làm việc tại Quảng Ninh. Trong buổi làm việc với  Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đại biểu các lực lượng vũ trang và giám đốc các công ty than, đồng chí Tổng Bí thư đã nhấn mạnh: với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, trên cơ sở đó để từng bước đổi mới, cả trong nếp nghĩ, cách làm nhằm tháo gỡ khó khăn… Đây chính là phương châm xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh trong thời kỳ này, đồng thời cũng là cơ sở, tiền đề để Quảng Ninh vượt qua khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN…
 

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/quang-ninh-nhung-nam-thieu-gao-6251.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Lường bao nhiêu vẫn chưa đủ –

Bài sau

Cập nhật Thợ mỏ làm theo Bác – Lời Người vang mãi –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật Thợ mỏ làm theo Bác – Lời Người vang mãi –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev