Hiện nay, điều kiện SXKD than – khoáng sản đều gặp khó khăn do các mỏ đã khai thác xuống sâu, hoặc nhỏ lẻ không tập trung, chi phí sản xuất lớn khiến giá thành khai thác ngày càng tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của Vinacomin. Bài toán giá thành đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Bởi vậy, bắt đầu từ số này, trong chuyên mục Kinh tế, Tạp chí sẽ có mục “Hiến kế cho giá thành”. Đây là diễn đàn để các chuyên gia và chính những người trong cuộc “hiến kế” để sản phẩm than – khoáng sản của Vinacomin

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Vì thế, để tìm được lời giải cho bài toàn giá thành, góp phần nâng cao sức cạnh trạnh cho Vinacomin, cần phải có sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ cơ quan Tập đoàn đến các đơn vị thành viên; phải có sự vào cuộc tích cực của các đơn vị làm công tác tư vấn, thiết kế và các Viện, Trường. Một mặt, các đơn vị sản xuất cần thực hiện tốt công tác khoán, quản trị chi phí, đảm bảo các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật và triệt để thực hành tiết kiệm; mặt khác, cần phối hợp tốt với Viện Khoa học công nghệ mỏ và Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp để nghiên cứu, tìm ra giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phấn đấu tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả SXKD.
Theo chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Kiệm, ngay sau Đại hội CNVC, Viện Khoa học công nghệ mỏ phải bắt tay ngay vào việc triển khai công tác này. Đó là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên hàng đầu trong số rất nhiều việc phải làm của Viện năm 2013.
Ông Phạm Văn Mật, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Giám đốc Trung tâm điều hành sản xuất than tại Quảng Ninh: Các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc các nhóm giải pháp của Tập đoàn đề ra.

Khó khăn chung của ngành Than hiện nay là càng khai thác, giá thành càng cao do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn. Than lộ thiên dần cạn kiệt và đã khai thác xuống mức sâu. Lộ thiên có mỏ cũng đã xuống đến mức âm 150. Than hầm lò hiện nay chúng ta đã xuống đến mức âm 300 và tiến tới còn sâu hơn nữa. Các yếu tố về thông gió, thoát nước, an toàn… ngày càng phải chi phí lớn hơn. Do vậy, sớm muộn chúng ta cũng cần tăng cường cơ giới hóa, hiện đại hóa trong khai thác để nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, Tập đoàn đang khuyến khích các đơn vị đầu tư cơ giới hóa trong khai thác. Tuy nhiên, công tác này không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai vì điều kiện địa chất mỗi mỏ có tính chất phức tạp khác nhau. Vả lại, để cơ giới hóa khai thác, suất đầu tư cũng không nhỏ. Đây cũng là khó khăn lớn cần tính toán kỹ trong đầu tư.
Mới đây nhất, Tập đoàn đã chỉ đạo Viện Khoa học Công nghệ mỏ thành lập nhóm nghiên cứu, phối hợp cùng các Ban Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm nghiên cứu tỷ mỷ, đưa ra giải pháp sát nhất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các vẫn đề nghiên cứu bao gồm: Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất về tài nguyên, về tình trạng áp dụng kỹ thuật, hiện trạng máy móc thiết bị, công tác tổ chức sản xuất, các dự án đầu tư đang triển khai… của các mỏ hầm lò, lộ thiên và các nhà máy sàng tuyển. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành khai thác hợp lý.
Thượng tá Đoàn Văn Thuần – GĐ Công ty TNHH MTV 35 (Tổng Công ty Đông Bắc): Làm tốt công tác kỹ thuật

Mạnh dạn đầu tư, quan tâm đến kỹ thuật công nghệ, làm tốt công tác phòng chống ngập mỏ, công tác kiểm tra, thông gió mỏ… nên Công ty không để xảy ra các sự cố, sản lượng được duy trì. Giá thành mỗi tấn than sạch của chúng tôi hiện nay vào khoảng 1.121.000 đồng.
Ông Phạm Hồng Long – GĐ Công ty TNHH MTV than Hòn Gai: Cần thực hiện triệt để công tác quản lý giá thành
Cách đây 4 năm, giá một tấn than sạch của Than Hòn Gai xấp xỉ 1 triệu/tấn, và hiện tại giá thành đó là 914.000 đồng/tấn. Sở dĩ tôi đưa ra phép so sánh này để thấy rằng, nhưng năm gần đây, chúng tôi đã thực hiện triệt để công tác quản lý giá thành, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công chung của Than Hòn Gai trong những năm trở lại đây.
Năm 2013, Than Hòn Gai đã đề ra 10 biện pháp tiết giảm chi phí giá thành: (1) Giám đốc XN chủ động đưa ra chương trình tiết giảm chi phí ở đơn vị. (2) Trưởng các phòng rà soát đưa ra kế hoạch tiết giảm, chỉ rõ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiết giảm. (3) Lập rõ kế hoạch tài chính, không có kế hoạch không chi. (4) Rà soát, loại bỏ những việc không cần thiết; không mua sắm tài sản mà sản xuất chưa cần ngay. (5) Xem xét một số khoản chi phí sử dụng nguồn đóng góp của CBCNV. (6) Văn phòng rà soát tiếp khách đúng kế hoạch. (7) Công tác đối ngoại, yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp cùng tiếp. (8) Chủ động tăng năng suất lao động, tăng năng suất thiết bị; điều hành chú trọng đôn đốc và giải phóng nhanh xe-máy ra vào sửa chữa. (9) Tăng doanh thu, giảm thuê ngoài, việc nào làm được phải tự làm; ưu tiên sử dụng khai thác năng lực nội bộ. (10) Đàm phán trả chậm, giảm lãi vay; giảm giá trị tồn kho vật tư.
Ông Lê Đức Thành – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Công ty Kim loại màu Thái Nguyên: Giải pháp công nghệ và tổ chức quản lý là số 1.

Trong 10 nhiệm vụ trong tâm mà Đảng bộ Công ty xây dựng từ đầu năm, vấn đề nghiên cứu, triển khai các giải pháp công nghệ, tổ chức quản lý và đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên để giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh được ưu tiên ở vị trí hàng đầu.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/lam-gi-de-tang-nang-suat-lao-dong-ha-gia-thanh-san-pham-4254.htm” button=”Theo vinacomin”]