Phong trần mà gần gũi, thô ráp mà chân thành là những ấn tượng đầu tiên của tôi về người quản đốc ấy. Càng đặc biệt hơn khi biết nhiều thế hệ trong gia đình ông đều đang cống hiến và có nhiều thành tích đáng ghi nhận cùng tại một đơn vị trong TKV. Ông là Nguyễn Văn Phượng – Quản đốc Phân xưởng Đào lò 5 – Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II.
PV: Chào anh, năm nay anh bao nhiêu tuổi?
Quản đốc Nguyễn Văn Phượng (N.V.P): Tôi 54 tuổi, thợ lò bậc 6/6 với thâm niên trên 35 năm làm lò.
PV: Trước khi nói về công việc, anh có thể chia sẻ một chút về gia đình?
N.V.P: Tôi quê Chí Linh, Hải Dương. 1 vợ, 3 con (2 con gái, 1 con trai). Hiện tại, tất cả các con của tôi đều đang làm việc tại Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II.
PV: Một thông tin rất thú vị. Anh có thể nói rõ hơn?
N.V.P: 2 con gái tôi đang làm ở Phân xưởng Đời sống và ở Trạm y tế; 2 con rể và con trai làm thợ lò. Có thể nói cả nhà tôi, trừ bà xã ở nhà làm nội trợ còn tất cả đều đang làm việc cho Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II.
PV: Không phải sinh ra trên đất mỏ, vậy cơ duyên nào đã gắn bó anh với nghề?
N.V.P: Ở thế hệ chúng tôi, lý tưởng được cống hiến cho đất nước luôn sôi sục. Được gia nhập quân ngũ không chỉ là ước mơ mà còn là lý tưởng sống của cả 1 thế hệ thanh niên thời bây giờ. Khi tôi học hết cấp 3, lúc đó 2 miền Nam – Bắc đã thống nhất, việc đi bộ đội đành gác lại. Một lần, trên đài phát thanh, tôi nghe được câu nói của Bác Hồ “làm than cũng như quân đội đánh giặc”, đó cũng là thời điểm đang tái thiết đất nước, vậy là tôi xách ba lô lên đường để làm anh thợ “làm than”.
PV: Một lý tưởng sống đẹp tạo nên một nhân cách đẹp. Và anh đã gắn bố với ngành Than từ đó đến nay?
N.V.P: Đúng vậy! Từ mỏ than Mạo Khê, Trung tâm cấp cứu mỏ Uông Bí, mỏ than Yên Tử đến Xí nghiệp Xây lắp Uông Bí và nay là Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II. Từ một thanh niên 18 tuổi vừa rời mái trường, cho đến nay tuổi đã ngoại ngũ tuần, cả cuộc đời tôi gắn liền với hòn than, với hầm mỏ.
PV: Có nhiều người nói rằng, nghề làm than là “lầm than”, là “ăn cơm dương, làm việc âm”. Vậy điều gì khiến anh gắn bó với nghề đến vậy?
N.V.P: Nếu bạn đã chọn cho mình 1 nghề với tất cả sự say mê, hoài bão chắc chắn bạn sẽ yêu nghề. Và khi đã yêu nghề rồi thì lúc nào đó sẽ say nghề và gắn bó với nghề. Nghề mỏ, đặc biệt là cánh chui lò chúng tôi, nếu khi nào có thời gian, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy, có rất nhiều cái hay và hấp dẫn riêng đấy.
PV: Cụ thể cái mà anh vừa nói là “hay và hấp dẫn riêng” đó là gì?
N.V.P: Có những niềm vui mà có lẽ chỉ cánh thợ lò chúng tôi mới có. Ví dụ như kết thúc ca 3, ra khỏi cửa lò, nhìn ánh nắng mặt trời chói chang rải khắp khai trường, với chúng tôi đó là niềm vui vì đã kết thúc một ca làm việc hiệu quả, an lành.
PV: Có vẻ như anh rất lãng mạn?
N.V.P: Nhà báo đừng nghĩ cánh thợ lò chúng tôi luôn khô khan với những choòng, cuốc đâu nhé.
PV: Và tất cả những điều đó đã khiến anh hướng nghiệp cho cậu con trai duy nhất của mình theo nghề này?
N.V.P: Thật ra tôi đâu có thể ép con theo nghề được. Tôi chỉ đóng vai trò định hướng. Chính cháu đã chọn nghề và quyết định gắn bó với nghề. Mà tôi nói thật, sau này mấy đứa cháu trai của tôi chắc chắn cũng sẽ theo nghề lò thôi. (Cười lớn).
PV: Anh có thể chia sẻ đôi chút về công việc hàng ngày của mình?
N.V.P: Nghề hầm lò thì chắc ở đâu cũng thế thôi. Bạn cứ hình dung như thế này nhé, trong lòng đất, chúng tôi được chia thành từng nhóm riêng, có nhóm đào lò chuẩn bị sản xuất và có nhóm chỉ đào lò xây dựng cơ bản. Suốt 8 tiếng ròng dưới gương lò không một ánh mặt trời, tôi sẽ phải di chuyển, đốc thúc liên tục giữa các khu. Ngày nhiều, ngày ít, nhưng ít ra mỗi ca, tôi cứ chạy tới chạy lui tới 7-8 cây số trong lòng đất. Phân xưởng Đào lò 5 của chúng tôi có 105 thợ lò, chia 3 ca. Hiện tại chúng tôi đang đào 2 gương lò: Đào thượng thông gió từ -150 lên +30 và đào phân tầng dọc vỉa đá lò băng tải ở khu Tràng Khê.
PV: Anh có nghĩ rằng công việc đó quá vất vả?
N.V.P: Thì đã bao giờ có ai nói nghề lò không vất vả đâu nhà báo.
PV: 35 năm gắn với hầm mỏ, anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm buồn vui?
N.V.P: Nghề hầm lò chúng tôi kỷ niệm thì nhiều lắm. Vui cũng lắm mà buồn cũng nhiều. Hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe một kỷ niệm mà có lẽ tôi không bao giờ quên được. Khoảng năm 2001, khi tôi đang là quản đốc phân xưởng ở Xí nghiệp Xây lắp mỏ Uông Bí, phân xưởng tôi đào lò ở khu vực Vàng Danh. Năm ấy mưa nhiều, lượng mưa lớn. Cơn mưa đầu mùa đột ngột, nước xối xả khiến nước ở suối rỉ vào đường lò đang thi công. 11 giờ đêm, tôi ra cửa lò kiểm tra không thấy bơm nước hoạt động, tôi vội vàng quay trở lại điểm thi công gọi các anh em đang làm dưới đó, đường lò tối, nước lúc đó đã ngang bắp đùi, di chuyển rất khó khăn và nước thì càng lúc càng dâng cao. May mắn thay vẫn kịp gọi được anh em dưới đó. Khi chúng tôi quay trở lên mặt đất thì nước đã dâng cao hơn 2m. 7 anh em trong nhóm làm hôm đó và tôi chỉ thoát chết trong gang tấc. Bạn thấy đấy, nghề mỏ không những vất vả mà còn đầy hiểm nguy nữa, đúng không?
Tuy vậy, cũng rất nhiều niềm vui mà tôi chắc chỉ những người trong nghề mới có thể cảm nhận đầy đủ được. Đó là niềm vui vỡ oà khi sập lò mà đồng đội của mình được cứu thoát. Đó là niềm vui khi những cống hiến của mình được ghi nhận đủ đầy. Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống công nhân Mỏ – Truyền thống ngành Than, lãnh đạo Công ty đã đến thăm hỏi và tặng quà gia đình tôi. Những điều này tuy giản dị nhưng với chúng tôi có ý nghĩa vô cùng.
PV: Là quản đốc một phân xưởng chủ lực của Hầm lò II, bản thân được nhận nhiều phần thưởng cao quý như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Tập đoàn, phân xưởng nhiều năm liền đạt năng suất kỷ lục Tập đoàn. Theo anh, điều gì đã tạo nên những thành công đó?
N.V.P: Tự trọng nghề. Tôi và anh em trong phân xưởng luôn tâm niệm, làm việc phải bằng tự trọng. Đầu năm, khi ký giao ước thi đua với Giám đốc Công ty, chúng tôi đã đặt vào đấy tất cả sự tự trọng của người thợ lò và chúng tôi đã làm việc theo tinh thần ấy.
PV: Tôi nhớ có lần Giám đốc của Công ty anh nói, không chỉ là 1 quản đốc giỏi, anh còn có rất nhiều sáng kiến làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng. Anh có thể nói rõ hơn về điều này?
N.V.P: Trước tiên tôi xin cảm ơn lời khen của lãnh đạo Công ty. 35 năm gắn bó với hầm lò, tôi cũng tích luỹ cho mình được một chút kinh nghiệm. May mắn thay các kinh nghiệm đấy lại hữu ích cho đơn vị. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ như: Sáng kiến mở rộng thay thế tuyến máng trượt inox bằng máng tôn manggan =8mm x 1500×1100 lò thượng thông gió đạt hiệu quả cao trong sản xuất giảm 1/2 thời gian và nhân lực lao động cho công nhân tháo máng, dễ dàng gia công lắp đặt tiết kiệm chi phí vật tư nhanh chóng đưa vào sản xuất, ít phải thay thế sửa chữa, thời gian sử dụng lâu dài. Hay việc nối cầu máng dẫn liệu máy cào P30B từ đưa một goòng vào cào một lần thành đưa 2 goòng 1 lần vào cào đẩy nhanh gấp 2 lần công tác vận tải tận dụng tối đa công suất máy nâng cao chu kỳ sản xuất đảm bảo thu nhập người lao động…
PV: Xuyên suốt câu chuyện với anh là sự lạc quan, là những niềm vui. Qua Tạp chí Than – Khoáng sản, anh có lời nhắn gửi gì tới thế hệ thợ lò trẻ?
N.V.P: Tôi đâu đã già? Tôi vẫn còn sung sức và chắc chắn chưa phải là “đồ bỏ” đi đâu (Cười lớn). Tuy nhiên, tôi cũng xin có một vài lời gửi đến những bạn thợ lò trẻ: Nghề thợ lò không đơn giản chỉ cần sức khoẻ như một số người thường nghĩ mà nó còn đòi hỏi sự khéo léo, dũng cảm, tinh thần “kỷ luật đồng tâm”, khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng nghề nghiệp, tình yêu với nghề mới có thể gắn bó với nó. Trong xu thế hiện nay, thợ lò phải tìm tòi, học hỏi mới có thể nắm bắt, làm chủ những công nghệ khai thác tiên tiến bởi công nghệ máy móc càng hiện đại thì đòi hỏi những thao tác của người sử dụng càng phải chính xác. Hãy yêu nghề, nghề sẽ yêu mình!
P.V: Cám ơn anh vì cuộc trò chuyện trên. Chúc anh luôn thành công và may mắn!
Quản đốc Nguyễn Văn Phượng (N.V.P): Tôi 54 tuổi, thợ lò bậc 6/6 với thâm niên trên 35 năm làm lò.
PV: Trước khi nói về công việc, anh có thể chia sẻ một chút về gia đình?
N.V.P: Tôi quê Chí Linh, Hải Dương. 1 vợ, 3 con (2 con gái, 1 con trai). Hiện tại, tất cả các con của tôi đều đang làm việc tại Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II.
PV: Một thông tin rất thú vị. Anh có thể nói rõ hơn?
N.V.P: 2 con gái tôi đang làm ở Phân xưởng Đời sống và ở Trạm y tế; 2 con rể và con trai làm thợ lò. Có thể nói cả nhà tôi, trừ bà xã ở nhà làm nội trợ còn tất cả đều đang làm việc cho Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II.
PV: Không phải sinh ra trên đất mỏ, vậy cơ duyên nào đã gắn bó anh với nghề?
N.V.P: Ở thế hệ chúng tôi, lý tưởng được cống hiến cho đất nước luôn sôi sục. Được gia nhập quân ngũ không chỉ là ước mơ mà còn là lý tưởng sống của cả 1 thế hệ thanh niên thời bây giờ. Khi tôi học hết cấp 3, lúc đó 2 miền Nam – Bắc đã thống nhất, việc đi bộ đội đành gác lại. Một lần, trên đài phát thanh, tôi nghe được câu nói của Bác Hồ “làm than cũng như quân đội đánh giặc”, đó cũng là thời điểm đang tái thiết đất nước, vậy là tôi xách ba lô lên đường để làm anh thợ “làm than”.
PV: Một lý tưởng sống đẹp tạo nên một nhân cách đẹp. Và anh đã gắn bố với ngành Than từ đó đến nay?
N.V.P: Đúng vậy! Từ mỏ than Mạo Khê, Trung tâm cấp cứu mỏ Uông Bí, mỏ than Yên Tử đến Xí nghiệp Xây lắp Uông Bí và nay là Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II. Từ một thanh niên 18 tuổi vừa rời mái trường, cho đến nay tuổi đã ngoại ngũ tuần, cả cuộc đời tôi gắn liền với hòn than, với hầm mỏ.
PV: Có nhiều người nói rằng, nghề làm than là “lầm than”, là “ăn cơm dương, làm việc âm”. Vậy điều gì khiến anh gắn bó với nghề đến vậy?
N.V.P: Nếu bạn đã chọn cho mình 1 nghề với tất cả sự say mê, hoài bão chắc chắn bạn sẽ yêu nghề. Và khi đã yêu nghề rồi thì lúc nào đó sẽ say nghề và gắn bó với nghề. Nghề mỏ, đặc biệt là cánh chui lò chúng tôi, nếu khi nào có thời gian, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy, có rất nhiều cái hay và hấp dẫn riêng đấy.
PV: Cụ thể cái mà anh vừa nói là “hay và hấp dẫn riêng” đó là gì?
N.V.P: Có những niềm vui mà có lẽ chỉ cánh thợ lò chúng tôi mới có. Ví dụ như kết thúc ca 3, ra khỏi cửa lò, nhìn ánh nắng mặt trời chói chang rải khắp khai trường, với chúng tôi đó là niềm vui vì đã kết thúc một ca làm việc hiệu quả, an lành.
PV: Có vẻ như anh rất lãng mạn?
N.V.P: Nhà báo đừng nghĩ cánh thợ lò chúng tôi luôn khô khan với những choòng, cuốc đâu nhé.
PV: Và tất cả những điều đó đã khiến anh hướng nghiệp cho cậu con trai duy nhất của mình theo nghề này?
N.V.P: Thật ra tôi đâu có thể ép con theo nghề được. Tôi chỉ đóng vai trò định hướng. Chính cháu đã chọn nghề và quyết định gắn bó với nghề. Mà tôi nói thật, sau này mấy đứa cháu trai của tôi chắc chắn cũng sẽ theo nghề lò thôi. (Cười lớn).
PV: Anh có thể chia sẻ đôi chút về công việc hàng ngày của mình?
N.V.P: Nghề hầm lò thì chắc ở đâu cũng thế thôi. Bạn cứ hình dung như thế này nhé, trong lòng đất, chúng tôi được chia thành từng nhóm riêng, có nhóm đào lò chuẩn bị sản xuất và có nhóm chỉ đào lò xây dựng cơ bản. Suốt 8 tiếng ròng dưới gương lò không một ánh mặt trời, tôi sẽ phải di chuyển, đốc thúc liên tục giữa các khu. Ngày nhiều, ngày ít, nhưng ít ra mỗi ca, tôi cứ chạy tới chạy lui tới 7-8 cây số trong lòng đất. Phân xưởng Đào lò 5 của chúng tôi có 105 thợ lò, chia 3 ca. Hiện tại chúng tôi đang đào 2 gương lò: Đào thượng thông gió từ -150 lên +30 và đào phân tầng dọc vỉa đá lò băng tải ở khu Tràng Khê.
PV: Anh có nghĩ rằng công việc đó quá vất vả?
N.V.P: Thì đã bao giờ có ai nói nghề lò không vất vả đâu nhà báo.
PV: 35 năm gắn với hầm mỏ, anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm buồn vui?
N.V.P: Nghề hầm lò chúng tôi kỷ niệm thì nhiều lắm. Vui cũng lắm mà buồn cũng nhiều. Hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe một kỷ niệm mà có lẽ tôi không bao giờ quên được. Khoảng năm 2001, khi tôi đang là quản đốc phân xưởng ở Xí nghiệp Xây lắp mỏ Uông Bí, phân xưởng tôi đào lò ở khu vực Vàng Danh. Năm ấy mưa nhiều, lượng mưa lớn. Cơn mưa đầu mùa đột ngột, nước xối xả khiến nước ở suối rỉ vào đường lò đang thi công. 11 giờ đêm, tôi ra cửa lò kiểm tra không thấy bơm nước hoạt động, tôi vội vàng quay trở lại điểm thi công gọi các anh em đang làm dưới đó, đường lò tối, nước lúc đó đã ngang bắp đùi, di chuyển rất khó khăn và nước thì càng lúc càng dâng cao. May mắn thay vẫn kịp gọi được anh em dưới đó. Khi chúng tôi quay trở lên mặt đất thì nước đã dâng cao hơn 2m. 7 anh em trong nhóm làm hôm đó và tôi chỉ thoát chết trong gang tấc. Bạn thấy đấy, nghề mỏ không những vất vả mà còn đầy hiểm nguy nữa, đúng không?
Tuy vậy, cũng rất nhiều niềm vui mà tôi chắc chỉ những người trong nghề mới có thể cảm nhận đầy đủ được. Đó là niềm vui vỡ oà khi sập lò mà đồng đội của mình được cứu thoát. Đó là niềm vui khi những cống hiến của mình được ghi nhận đủ đầy. Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống công nhân Mỏ – Truyền thống ngành Than, lãnh đạo Công ty đã đến thăm hỏi và tặng quà gia đình tôi. Những điều này tuy giản dị nhưng với chúng tôi có ý nghĩa vô cùng.
PV: Là quản đốc một phân xưởng chủ lực của Hầm lò II, bản thân được nhận nhiều phần thưởng cao quý như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Tập đoàn, phân xưởng nhiều năm liền đạt năng suất kỷ lục Tập đoàn. Theo anh, điều gì đã tạo nên những thành công đó?
N.V.P: Tự trọng nghề. Tôi và anh em trong phân xưởng luôn tâm niệm, làm việc phải bằng tự trọng. Đầu năm, khi ký giao ước thi đua với Giám đốc Công ty, chúng tôi đã đặt vào đấy tất cả sự tự trọng của người thợ lò và chúng tôi đã làm việc theo tinh thần ấy.
PV: Tôi nhớ có lần Giám đốc của Công ty anh nói, không chỉ là 1 quản đốc giỏi, anh còn có rất nhiều sáng kiến làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng. Anh có thể nói rõ hơn về điều này?
N.V.P: Trước tiên tôi xin cảm ơn lời khen của lãnh đạo Công ty. 35 năm gắn bó với hầm lò, tôi cũng tích luỹ cho mình được một chút kinh nghiệm. May mắn thay các kinh nghiệm đấy lại hữu ích cho đơn vị. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ như: Sáng kiến mở rộng thay thế tuyến máng trượt inox bằng máng tôn manggan =8mm x 1500×1100 lò thượng thông gió đạt hiệu quả cao trong sản xuất giảm 1/2 thời gian và nhân lực lao động cho công nhân tháo máng, dễ dàng gia công lắp đặt tiết kiệm chi phí vật tư nhanh chóng đưa vào sản xuất, ít phải thay thế sửa chữa, thời gian sử dụng lâu dài. Hay việc nối cầu máng dẫn liệu máy cào P30B từ đưa một goòng vào cào một lần thành đưa 2 goòng 1 lần vào cào đẩy nhanh gấp 2 lần công tác vận tải tận dụng tối đa công suất máy nâng cao chu kỳ sản xuất đảm bảo thu nhập người lao động…
PV: Xuyên suốt câu chuyện với anh là sự lạc quan, là những niềm vui. Qua Tạp chí Than – Khoáng sản, anh có lời nhắn gửi gì tới thế hệ thợ lò trẻ?
N.V.P: Tôi đâu đã già? Tôi vẫn còn sung sức và chắc chắn chưa phải là “đồ bỏ” đi đâu (Cười lớn). Tuy nhiên, tôi cũng xin có một vài lời gửi đến những bạn thợ lò trẻ: Nghề thợ lò không đơn giản chỉ cần sức khoẻ như một số người thường nghĩ mà nó còn đòi hỏi sự khéo léo, dũng cảm, tinh thần “kỷ luật đồng tâm”, khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng nghề nghiệp, tình yêu với nghề mới có thể gắn bó với nó. Trong xu thế hiện nay, thợ lò phải tìm tòi, học hỏi mới có thể nắm bắt, làm chủ những công nghệ khai thác tiên tiến bởi công nghệ máy móc càng hiện đại thì đòi hỏi những thao tác của người sử dụng càng phải chính xác. Hãy yêu nghề, nghề sẽ yêu mình!
P.V: Cám ơn anh vì cuộc trò chuyện trên. Chúc anh luôn thành công và may mắn!
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/toi-la-tho-lo-9617.htm” button=”Theo vinacomin”]