Tầm vóc và sự phát triển của Công ty Than Hòn Gai đang phụ thuộc vào các yếu tố nào và yếu tố nào quan trọng nhất? – trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Phạm Hồng Long, Giám đốc Công ty than Hòn Gai bình luận: “Có bốn yếu tố được xem là nguồn lực chính: Con người; tài nguyên; tài chính và nguồn lực thứ tư bao gồm: truyền thống, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, vị trí địa lý và quan hệ cộng đồng. Trong bốn yếu tố trên, nguồn lực thứ tư tưởng chừng như mỏng manh nhưng có sức gắn kết cộng đồ
“Than Hòn Gai” cách đây không lâu, đồng nghĩa với khó khăn, đi theo đó là sản lượng thấp, lương khiêm tốn, yếu trong quản lý…nhưng với sự đùm bọc của anh em bè bạn, của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Than Hòn Gai từng bước đổi mới đi lên, cũng là một cách tri ân của những người thợ mỏ Hòn Gai với những tấm lòng vàng…. Ngay sau đó là một hàng loạt các giải pháp cải cách được xúc tiến trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Chỉ riêng phương diện tổ chức, các công trường, phân xưởng cùng loại hình, quy mô 30 – 40 lao động được sáp nhập gọn lại thành một đơn vị với biên chế gấp 4 – 5 lần. Theo đó cán bộ chỉ huy sản xuất được chọn lọc; lực lượng lao động trực tiếp được gia tăng. Cùng với giải pháp này, Than Hòn Gai đồng loạt áp dụng mô hình quản lý điều hành, thực hiện SX – KD theo một mô thức thống nhất từ hệ thống văn phòng đến từng bộ phận và mỗi người lao động. Liệt kê có vẻ dài dòng, thực ra nó được biểu đạt dưới dạng một vòng tròn hết sức giản dị và cụ thể: 1- Làm gì? 2- Bao giờ bắt đầu? 3- Làm ở đâu? 4- Ai làm? 5- Làm như thế nào? 6- Hết bao nhiêu tiền? 7- Bao giờ xong? 8- Cần hỗ trợ không? 9- Tại sao? Vòng tròn này buộc mỗi người dù bất kỳ ở cương vị nào đều phải tiên lượng một cách chính xác phần việc của mình. Nó đòi hỏi sự trung thực, không được phép sai lệch. Đây cũng chính là biện pháp cực kỳ hữu hiệu góp phần chặn đứng tình trạng “gửi lương gửi điểm” – nghĩa là “đánh trống ghi tên”, khai khống ngày công, sản phẩm – hiện tượng tham nhũng khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp mỏ. Công ty Than Hòn Gai cũng là doanh nghiệp đưa ra quyết định táo bạo khi chuyển phần lớn nguồn quỹ dự phòng và tính vào đơn giá sản xuất, kích thích năng suất lao động, nâng cao được thu nhập cho người thợ mỏ. 6 tháng đầu năm 2009, Công ty Than Hòn Gai đã đạt sản lượng 1 triệu tấn than. Nhưng đằng sau con số trần trụi này còn một giấc mơ lớn hơn. ấy là sự nghiệp của Than Hòn Gai liệu có thực sự bền vững và cuộc sống của hơn 5.000 thợ mỏ ở đây ngoài đồng lương còn có gì đáng hy vọng hơn không? Chẳng ai có thể yêu một đời sống đơn điệu và nhếch nhác. Câu hỏi ấy, giờ đây đã có thể trả lời.
Biển báo “chim bồ câu”
Sự thay đổi toàn diện về tổ chức, quản lý; chiến lược đầu tư đã đưa Công ty Than Hòn Gai từ doanh nghiệp trung bình trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Vinacomin về quản lý; năng suất, sản lượng và hiệu quả SXKD. Năm 2012, sản lượng than toàn Công ty dự kiến khai thác 3,2 triệu tấn. Hiện tại, năng suất tổng hợp đã đạt trên 48 tấn/người/tháng, tăng 2 lần so với năm 2008. Không nghi ngờ gì, Than Hòn Gai đang thực sự trở thành một doanh nghiệp đẳng cấp. Nhưng mục tiêu mà 5.800 thợ mỏ ở đây đang hướng tới là biến doanh nghiệp này trở thành một doanh nghiệp với đời sống văn hóa thực sự lành mạnh và tốt đẹp. Trong triết lý kinh doanh ngắn gọn như một phương châm hành động: ” Vui vẻ hơn – Chuyên nghiệp hơn – Hiệu quả hơn” – ông Bùi Xuân Vững, Bí thư Đảng ủy XN Than Cao Thắng cắt nghĩa: “Người ta không thể yêu nghề, nếu người ta đói. Cũng không thể làm việc tốt hơn nếu phải sống trong những ngôi nhà tồi tàn. Càng chẳng thể đòi ai hăng say nếu người ta không vui. Và chúng tôi đang làm tất cả để mọi người ở đây đều có được niềm vui giản dị nhất.” Đó là gì? Công nghệ khai thác được cải thiện, điều kiện làm việc cho người lao động tốt hơn nhiều. Hoạt động văn hóa – thể thao, biểu diễn trở thành phong trào thường nhật và rộng khắp. Một năm, Công ty dành hẳn khoản phúc lợi 20 tỷ đồng tổ chức cho thợ mỏ tham quan, du lịch trong nước và nước ngoài. Năm 2011, Than Hòn Gai bắt đầu hoàn thành chung cư cao tầng đầu tiên cho 16 gia đình CBCNV và đang tiếp tục xúc tiến xây dựng 2 khu chung cư cao cấp mới giải quyết dứt điểm cho 1.250 thợ mỏ có nhu cầu nhà ở.
Điều dễ nhìn thấy nhất ở Công ty Than Hòn Gai là tất cả các khu vực công trường nhà cửa đều được xây dựng kiên cố, phong quang và cây xanh tươi tốt. ở khu vực công trường khai thác XN Than Thành Công, một đơn vị thành viên nằm khuất nẻo giữa ba bề núi, Công ty đã liên doanh thiết lập tại đây một siêu thị với đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho cuộc sống của gần 1000 thợ Mỏ. Những khẩu hiệu nhỏ gặp ở đây không phải nói về những điều to tát mà là: ” Đồng đội là anh em một nhà”; là: “Tôi yêu Thành Công”; hoặc: “Lái xe chú ý, chim bồ câu đậu gầm xe”… Ông Trần Quang Lại, cán bộ Phòng điều khiển XN giải thích: “Cứ phải treo biển lên cho chắc”. Vậy nghĩa là ở đây, thợ thuyền đã biết nuôi chim câu, giống chim luôn gợi về sự yên bình, gần gụi như chính đời sống gia đình. Phải như thế nào và bao nhiêu năm người thợ mỏ của Than Hòn Gai mới tạo ra được thói quen và cốt cách này?
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep-o-cong-ty-than-hon-gai-suc-manh-cua-nguon-luc-thu-tu-1606.htm” button=”Theo vinacomin”]