Trung Tướng Hoàng Minh Đạo – huyền thoại tình báo của Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh. Vùng Mỏ – cái nôi của Giai cấp công nhân Việt Nam đã hun đúc lòng yêu nước cho người con của quê hương để từ đó, Hoàng Minh Đạo sớm giác ngộ và đi theo cách mạng ngay từ những ngày phong trào đấu tranh 1936-1939 sục sôi khắp cả nước. Cho đến nay, cuộc đời và sự nghiệp của Tướng Hoàng Minh Đạo vẫn luôn là niềm tự hào của mỗi người dân đất mỏ. Ông cũng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân duy nhất củ
Anh hùng Đào Phúc Lộc sinh ra trong một dòng họ nổi tiếng về truyền thống yêu nước, dòng họ vinh dự được nhà chí sĩ Phan Bội Châu tặng đôi câu đối, đại ý: … Lòng yêu nước thương dân của họ Đào như viên ngọc quý giữa đời thường. Phật ngồi trên toà sen sẽ phù hộ cho cả gia tộc… Khi mới tròn 13 tuổi, cùng với chị gái, cậu bé Lộc đã sớm giác ngộ, đi theo cách mạng và được sự dìu dắt, chỉ bảo của đồng chí Tô Hiệu. Căn nhà trọ của hai chị em trở thành điểm liên lạc tạm thời của cơ quan bí mật Khu uỷ năm 1936 – 1939 tại Hải Phòng. Sớm phát hiện ra tố chất thông minh của người thanh niên trẻ tuổi, Nhà cách mạng Tô Hiệu đã giác ngộ và kết nạp Đào Phúc Lộc vào Đảng cộng sản Việt Nam khi mới 16 tuổi.
Đào Phúc Lộc cũng là người thành lập và là Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của Móng Cái, mang tên Trần Hưng Đạo. Tiếp đó, năm 1943, Hoàng Minh Đạo tiếp tục chủ trì thành lập huyện bộ Việt Minh Móng Cái và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở đây. Năm 1944, thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, lập khu căn cứ, Hoàng Minh Đạo đã chỉ đạo mở rộng phong trào Việt Minh ra toàn tỉnh Hải Ninh (bao gồm cả tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương hiện nay); mở nhiều lớp huấn luyện chuẩn bị thành lập khu căn cứ Ba Chẽ. Với nhiệm vụ giữ đường giao thông của Đảng qua Móng Cái, tháng 2/1945, đồng chí Đào Lộc đã trực tiếp tổ chức an toàn chuyến đi của Đoàn đại biểu Tổng bộ Việt Minh do đồng chí Hoàng Quốc Việt dẫn đầu sang Quảng Tây.
Khi cao trào chuẩn bị tổng khởi nghĩa bùng lên khắp nơi, tháng 4/1945, Đào Lộc đã tìm về gặp tổ chức Việt Minh ở Quảng Yên và Đồng Triều để bàn kế hoạch phối hợp thành lập chiến khu Đông Triều và tiến hành bạo lực cách mạng. Trận đầu ra quân, đã hạ được bốn đồn binh Nhật ở Chí Linh, Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch. Đào Lộc cùng huyện bộ Việt Minh Móng Cái còn tổ chức thành công một cuộc biểu dương lực lượng quần chúng với sự tham gia của hàng ngàn người, vừa giương cao cờ đỏ sao vàng diễu hành, vừa hô vang “Việt Minh muôn năm”. Ngay sau đó, Ban chỉ huy quân sự Móng Cái được thành lập, Đội du kích quân Móng Cái cũng được hình thành gồm 33 chiến sỹ hoà chung khí thế cách mệnh rộng khắp tỉnh Quảng Ninh, tiến lên giành thắng lợi tổng khởi nghĩa.
Đặt nền móng cho ngành tình báo quân sự Việt Nam
Tên tuổi và sự nghiệp của Đào Phúc Lộc với bí danh Hoàng Minh Đạo, Năm Thu gắn liền với sự ra đời của ngành Tình báo quân sự. Ông chính là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập của ngành. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hoàng Minh Đạo nhận lệnh về Hà Nội. Ngày 25/10/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Hoàng Minh Đạo được phân công là Trưởng phòng.
Đồng thời, ông cũng là một trong những nhân vật chủ yếu sáng lập ra Ban địch tình Xứ uỷ và ngành Binh vận vào thời điểm gay go ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ (1954-1955), trở thành một trong những mũi giáp công lợi hại của Cách mạng miền Nam. Ông đã từng giữ chức ủy viên thường vụ Khu ủy Sài Gòn Gia Định; Bí thư kiêm Chính ủy Phân khu 5; Bí thư Phân khu 1 Khu Sài Gòn Gia Định và Chính ủy lực lượng biệt động Sài Gòn.
Ông hy sinh vào một ngày mùa đông năm 1969 vì trúng phục kích của kẻ địch bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Vì lý do an ninh, tin ông hy sinh được giấu kín suốt một thời gian dài, khiến cho gia đình, người thân của ông đau đáu tìm kiếm. Và trong suốt 30 năm đó, dòng sông Vàm Cỏ đã ôm ấp, vỗ về người con đất Mỏ yên nghỉ trong an bình.
Công lao của vị tướng tài năng là điều không thể phủ nhận. Song, phải đến ngày 8/4/1998, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng mới tổ chức lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho Liệt sĩ Đào Phúc Lộc. Đây là Huân chương cao quý đầu tiên được trao tặng cho Anh hùng Đào Phúc Lộc trong số gần 2.000 Anh hùng Lực lượng vũ trang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Cuộc đời hoạt động cùng những chiến công của nhà tình báo lỗi lạc Đào Phúc Lộc, sau này, còn được xây dựng thành kịch bản cho bộ phim mang tựa đề “Con đường sáng”.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/trung-tuong-hoang-minh-dao-huyen-thoai-tinh-bao-dat-mo-2648.htm” button=”Theo vinacomin”]