Ngày 3/12, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) trực tuyến cho cán bộ công an 13 xã thuộc 3 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và Minh Hóa.
Đây là một trong những hoạt động thuộc dự án “Mô hình hỗ trợ trẻ em bị bạo lực và xâm hại trên không gian mạng dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2024-2025”.
Buổi tập huấn dành cho cán bộ công an 13 xã thuộc 3 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và kỹ năng điều tra thân thiện, đáp ứng về giới, thúc đẩy mô hình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại trên không gian mạng dựa vào cộng đồng.
Tham gia lớp tập huấn, lực lượng công an cơ sở đã được giới thiệu các chuyên đề cơ bản liên quan đến XHTDTE trực tuyến và công tác điều tra thân thiện, gồm: Quy định của pháp luật về xử lý, giải quyết các vụ việc XHTDTE trên môi trường mạng; hình thức XHTDTE trên môi trường mạng; dấu hiệu nhận biết, đặc điểm tâm lý trẻ em bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, các cán bộ công an cũng được tập huấn về quy trình điều tra thân thiện khi giải quyết vụ việc XHTDTE trên môi trường mạng theo cách lấy nạn nhân làm trung tâm; quan hệ phối hợp giữa lực lượng công an với các lực lượng khác trong bảo vệ, hỗ trợ, giải quyết các vụ việc XHTDTE trên môi trường mạng…
Lớp tập huấn nhằm hướng tới mục tiêu trẻ vị thành niên ở độ tuổi 10-18, đặc biệt là trẻ em gái và trẻ em vị thành niên dân tộc thiểu số tại các xã thuộc huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa.
Được biết, toàn tỉnh hiện có 287.288 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm tỷ lệ 28% tổng dân số), trong đó 10.196 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 30.838 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chiếm tỷ lệ 14% tổng số trẻ em toàn tỉnh, có 9.259 trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo.
Xâm hại tình dục bé trai: Hệ quả của tâm lý ‘con trai có gì đâu mà mất’ Quan niệm “con trai thì có gì đâu mà mất” dẫn đến tình trạng “nựng yêu”, vô tư đụng chạm vào bộ phận sinh dục của bé nam, gây ra những “vết hằn tâm lý” nguy hại tương tự như bất kỳ nạn nhân nào của xâm hại tình dục. Bài học lạ giúp trẻ em phòng chống xâm hại tình dục Những vở kịch rối được truyền tải tới hơn 73 nghìn học sinh của 198 trường học trên khắp Việt Nam trong 10 năm qua nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em. Câu hỏi của nữ sinh lớp 7 về xâm hại tình dục khiến chuyên gia ‘đứng hình’ Cơ hội tiếp cận các kiến thức và kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ em ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Thậm chí, phụ huynh các em cũng cần được trang bị kiến thức.