Trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, ngày càng có thêm nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Để bài toán sản xuất kinh doanh cho đáp án hiệu quả thì vấn đề khoán, quản trị và tiết giảm chi phí là yếu tố hết sức cần thiết. Vinacomin đã và đang triển khai tốt công tác khoán, quản đến từng đơn vị. Tuy nhiên, để tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận thì công tác khoán quản cần phải được kiện toàn thêm nữa. Đó là tinh thần của Hội nghị tổng kết công t
Gần đây, kinh tế Việt Nam chịu tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế thế giới, lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao, giá cả đầu vào liên tục biến động. Trong tình hình chung đó, Vinacomin cùng các đơn vị thành viên đã luôn bám sát mục tiêu kế hoạch, thực hiện nhiều biện pháp điều hành và quản trị linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện cụ thể. Nhờ đó, toàn Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
Tập đoàn đã chỉ đạo thực hiện nghiêm các giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết 02/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và lãnh đạo các đơn vị thành viên triển khai các giải pháp điều hành sản xuất một cách hiệu quả. Đồng thời, Vinacomin đã áp dụng cơ chế khuyến khích tăng sản lượng, chất lượng thông qua việc đổi mới công nghệ, hoàn thiện các biện pháp quản lý kỹ thuật, từ đó tăng tận thu than, giảm tổn thất tài nguyên, tăng lợi nhuận SXKD của các đơn vị và Tập đoàn.
Đặc biệt, công tác quản lý vật tư có nhiều đổi mới theo hướng mua sắm tập trung các chủng loại vật tư chủ yếu; đảm bảo đáp ứng kịp thời vật tư cho sản xuất cả về số lượng, chất lượng. Hơn nữa, do giảm khâu trung gian nên tiết kiệm được chi phí giá thành (khoảng 10% so với trước đây), giảm tồn kho. Cùng với đó, công tác quản lý, sử dụng lao động tại đa số các đơn vị tương đối chặt chẽ, đảm bảo đủ việc làm cho CNCB toàn Ngành. Quy chế tiền lương, điều kiện làm việc tiếp tục được cải thiện tích cực, tạo động lực để nâng cao năng suất lao động…
Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng giám đốc Tập đoàn Lê Minh Chuẩn tại Hội nghị tổng kết, cơ chế khoán, quản còn bộc lộ những tồn tại nhất định, nhất là việc triển khai khoán quản ở các đơn vị sản xuất. Đó là, ở một số công ty, hệ thống khoán quản trị nội bộ chưa được thiết lập một cách đồng bộ; sự phối hợp giữa các bộ phận chưa thường xuyên; quy chế khoán còn chưa rõ ràng về mức thưởng trên giá trị tiết kiệm, thường là cao hơn mức Tập đoàn quy định. Có nhiều đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc giao “khoán” mà chưa chú trọng đến công tác “quản”. “Quản” ở đây, tức là công tác kiểm tra, kiểm soát và điều hành chi phí còn yếu, chưa tạo ra động lực tiết kiệm chi phí. Một số nơi thì dư nợ cao làm tăng lãi vay và rủi ro kinh doanh… Tổng Giám đốc nhấn mạnh, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật còn bộc lộ hạn chế, AK (độ tro của than) có xu hướng tăng dần từ 0,3-0,5%/năm dẫn tới phẩm cấp than giảm; tiến độ nhiều dự án đầu tư XDCB chậm gây lãng phí….
Những việc cần làm ngay
Thời gian tới, nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của Tập đoàn. Do đó, công tác khoán quản trị chi phí của Vinacomin cần phải được kiện toàn thêm nữa. Cụ thể là: cần tập trung nâng chất lượng phẩm cấp than, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang đầu tư và tăng cường cải thiện điều kiện làm việc cho thợ mỏ… phấn đấu tiết giảm chi phí tối đa, duy trì sản xuất ổn định, từng bước vượt qua khó khăn tiến tới nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Từ đầu năm, Tập đoàn đã cân đối và giao kế hoạch tiết giảm chi phí cho các đơn vị sản xuất than. Cụ thể, so với định mức, các đơn vị phải quyết liệt triển khai tiết kiệm điện năng 10%; tiết giảm định mức chi phí quản lý, chi phí chung 8%, nhiên liệu 5%, tăng năng suất lao động 5%… Tuy nhiên, trước những khó khăn đã hiện hữu, Tập đoàn chỉ đạo cần tiếp tục tiết giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận đầu tư cho phát triển. Theo đó, từ quý II, Vinacomin tiếp tục tiết giảm thêm 5% chi phí. Cùng với chỉ đạo này, Tập đoàn đã ban hành các giải pháp để các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả. Một là, các đơn vị cần rà soát tối ưu hóa các chỉ tiêu công nghệ để tiết giảm chi phí nhưng không được làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị sản xuất cho kỳ sau, đảm bảo đầy đủ chế độ cho người lao động. Hai là, tăng cường quản lý để nâng cao tỷ lệ tận thu, thu hồi than. Ba là, tổ chức đánh giá việc thực hiện các mục tiêu tiết kiệm để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
Tập đoàn cũng chỉ đạo, các đơn vị mua tập trung các vật tư chiến lược, quản lý sử dụng vật tư theo đúng quy định; ưu tiên sử dụng sản phẩm nội bộ trong Tập đoàn; tăng cường huy động vốn cho SXKD, đa dạng hóa các phương thức đầu tư và kinh doanh thông qua các giải pháp vay, trái phiếu…để huy động vốn xã hội cho sản xuất mà Tập đoàn vẫn đảm bảo chủ động quản lý một cách thống nhất, hiệu quả.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/khoan-quan-tri-chi-phi-nhung-viec-can-lam-ngay-1605.htm” button=”Theo vinacomin”]