Là một đất nước từ lâu đã nổi tiếng về giàu tài nguyên, Indonesia đã khai thác than qui mô lớn từ những thập niên qua. Ngày nay, đất nước này là nước xuất khẩu than nhiệt trị cho sản xuất điện lớn nhất thế giới, xuất khẩu hơn 265 triệu tấn trong năm 2010. Với than hàm lượng thấp và chi phí vận tải và nhân công cũng thấp, Indonesia đã trở thành một địa chỉ tiếng tăm đối với các thị trường mới trổi dạy như Trung Quốc và ấn Độ, đồng thời còn đóng một vai trò cung cấp than chủ yếu cho Nhật Bản, Hàn
Được trời phú cho nhiều than nhiệt trị, quốc gia này xuất khẩu than chất lượng thấp hơn so với nước khác trên thế giới như Australia. Tuy nhiên, 66 % trữ lượng than quốc gia có nhiệt trị riêng khoảng khoảng 5100-6100, 20 % trữ lượng than có nhiệt trị riêng dưới 5100 và 14 % từ 6100 đến 7100.
Trong 3 năm qua, đầu tư nước ngoài đổ vào nước này phần lớn là từ Trung Quốc và ấn Độ là những nền kinh tế đang tìm nguồn than cho sản xuất điện. Tuy nhiên, các công ty quốc tế phê phán Luật Khai thác Than và Khoáng sản đưa vào áp dụng từ 2009.
Luật khai thác mỏ mới
Cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, bất ổn kinh tế và chính trị bắt buộc Tổng thống Suharto sau 32 năm cầm quyền phải cải cách chính trị. Từ những cải cách này, khai khoáng bị ảnh hưởng theo hai hướng chính. Đầu tiên là những cải cách tự chủ tài chính và chính trị gắn với phân cấp chính trị to lớn, phân cấp này trao quyền cho các chính quyền tỉnh và khu vực được đưa ra một số qui định khai khoáng và cho chính quyền địa phương được tiếp nhận tiền thuê mướn tài nguyên. Thứ hai là Luật số 4 của năm 2009 về Khai thác Than và Khoáng sản, luật này thực thi một hệ thống cấp phép khai thác mà các chính quyền khu vực có quyền tự chủ nhiều hơn trong đàm phán cấp giấy phép.
Trong khi luật mới chứa đựng nhiều điều không chắc chắn quanh các qui định khai thác than (nhất là qui định khu vực khai thác trùng lặp với Luật Lâm nghiệp 41/1999), luật cũng có vài điều khoản mâu thuẫn, mâu thuẫn này có vẻ trao cho các chính quyền khu vực được đàm phán cấp phép hoạt động lại sau 10 năm, cho phép chính quyền trung ương hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu quốc gia. Ngoài ra, trong vòng 9 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động thương mại, các công ty nước ngoài phải nhượng 20 % cổ phần cho các công ty của Indonesia.
Với những điều không chắc chắn như vậy, Chính phủ Indonesia nói rằng chính phủ sẽ kiểm toán trên 8.000 giấy phép khai thác đang hoạt động để xem các hoạt động này có tuân thủ luật khai thác và môi trường không. Mặc dù có những rủi ro lớn nẩy sinh từ luật 2009 và các qui định thi hành, đầu tư mới tiếp tục ở mức cơn sốt. Công ty tư vấn và nghiên cứu tài nguyên Wood Mackenzie cho hay họ hy vọng Indonesia có thể tăng xuất khẩu than lên 35 % trong năm 2015. Chính quyền Indonesia cũng cho biết vào năm 2020, sản lượng than có thể đạt 500 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 60 % và 130 triệu tấn từ các mỏ mới mở.
Bất ổn gia tăng cùng với mở rộng khai thác than. Indonesia chìm sâu trong một lịch sử của bất ổn cuộc sống và chính trị liên quan đến lĩnh vực khai thác tài nguyên, những mâu thuẫn nội tình lớn nhất chung quanh khai thác khí thiên nhiên ở tỉnh Aceh, và khai thác đồng và vàng ở Irian Jaya (Tây Papua). Những quan ngại chính trị cũng khiến cho các công ty ấn Độ cảnh báo với Chính phủ Indonesia là họ sẽ xem lại giá than trần với các chỉ số quốc tế dựa trên giá than Australia, Nam Phi và các nước khác.
Mặc cho rủi ro chính trị, Indonesia vẫn đóng vai trò chủ yếu trong các thị trường than nhiệt trị trong những năm tới. Với quyết tâm đảm bảo nguồn tài nguyên cho nhu cầu trong nước mà Trung Quốc và ấn Độ tăng cường việc tìm kiếm đảm bảo có được cổ phần của họ trong ngành công nghiệp đang mở rộng của Indonesia.
Các công than nhiệt trị chủ yếu ở Indonesia
Bumi Resources – Công ty mẹ của Pt. KPC và Pt. Arutmin, công ty này chiếm tỷ lệ sản xuất than lớn nhất Indonesia với sản lượng 61 triệu tấn trong năm 2010 và sẽ đạt 113 triệu tấn vào năm 2013. Công ty cổ phấn KPC là công ty vận hành của mỏ than lộ thiên lớn thứ hai thế giới ở phía Bắc của Samarinda-thủ phủ của Đông Kalimantan, ở tại thành phố Sangatta.
Trong tháng 12/2010, Vallar (một nhóm đầu tư tài nguyên đóng ở Anh) mua một cổ phần lớn trong Bumi Resources Ltd và Berau Coal Energy với giá US$3 tỷ. Tháng 6 này, Vallar sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi được trị giá US$2 tỷ để mua Bumi Resources Mineral, một công ty khoáng sản và khai mỏ lớn của Bumi Resource plc.
Adaro Energy đóng tại tỉnh Nam Kalimantan, công ty này là công ty khai thác than nhiệt trị lớn thứ hai ở Indonesia, chỉ sau Bumi Resources. Adaro Energy bán ra 41,4 triệu tấn than nhiệt trị trong năm 2009, sản xuất ra loại than môi trường có tạp chất thấp, hàm lượng tro khoảng 1 đến 2 % adb, hàm lượng lưu huỳnh 0,1 % adb và hàm lượng nitrogen 0,9 % daf.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/khai-thac-than-o-indonesia-578.htm” button=”Theo vinacomin”]