Gần đây, nhiều bạn đọc có hỏi về các chế độ đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Cụ thể, ông Hoàng Xuân Nghiêm, Công ty X hỏi: Đơn vị tôi có trường hợp bà Dương Thị Xít, sinh ngày 5/6/1961, làm việc được 20 năm, thời gian đóng BHXH là 19 năm 11 tháng, 1 tháng không đóng BHXH do nghỉ ốm. Ngày 5/6/2016 bà Xít đã đủ 55 tuổi, nhưng không đủ điều kiện nghỉ hưởng chế độ hưu. Để tạo điều kiện cho người lao động được hưởng chế độ hưu trí, đơn vị tôi đã kéo dài hợp đồng lao động (HĐLĐ) với bà Xít đến hết tháng 7/2016 cho đủ 20 năm đóng BHXH. Sau đó đơn vị làm thủ tục nghỉ hưu, tuy nhiên bà Xít không chấp thuận và xin chấm dứt HĐLĐ trong tháng 6/2016. Vậy, nếu đơn vị tôi không thoả thuận được thời gian kéo dài thời hạn HĐLĐ đối với bà Xít và ra quyết định chấm dứt HĐLĐ thì có phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho bà Xít không?
Vấn đề này, xin được trả lời như sau: Theo Khoản 1, Điều 48 của Bộ luật Lao động, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10, Điều 36 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Căn cứ vào quy định nêu trên và nội dung câu hỏi về trường hợp của bà Xít, bà Dương Thị Xít và Công ty than X thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Khoản 3, Điều 36 của Bộ luật Lao động thì Công ty than X có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bà Xít theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn.
Bà Xít có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo đúng quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động thì Công ty X có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bà Xít. Trường hợp bà Xít đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động (trái pháp luật) thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tin-tuc/che-do-voi-truong-hop-don-phuong-cham-dut-hdld-201610041623238964.htm” button=”Theo vinacomin”]