GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Thợ đào lò nỗi niềm khác biệt (Tiếp theo kỳ trước) –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Kỳ 2: Chuyên môn hóa – Hiện đại hóa công tác xây dựng mỏ theo hướng nào?
Kỳ trước, sau khi phản ánh thực trạng điều kiện sản xuất và đời sống của công nhân Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2 (HL2), chúng tôi đặt ra các câu hỏi: Một công ty chuyên đào lò, đứng chân ở miền Tây tỉnh Quảng Ninh mà rải quân khắp nơi, “đánh thuê” những công trình cò con, manh mún thì chỉ huy điều hành kiểu gì đây? Thì đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đời sống công nhân thế nào đây? Thì xây dựng lực lượng tinh nhuệ và

Rõ rằng, những câu hỏi đó đặt ra vấn đề bức thiết, cần phải chuyên môn hóa, hiện đại hóa công tác xây dựng mỏ; tức là phải “nâng tầm” của hai đơn vị xây dựng mỏ lên mới khắc phục những bất cập nêu trên. Nếu không, hai đơn vị này chẳng hơn gì các đơn vị đào lò của các công ty khai thác mỏ hầm lò và phát sinh ra biết bao khó khăn và lãng phí. Ta thử so sánh Công ty HL2 với Phân xưởng Đ1 đơn vị chuyên đào lò của Công ty than Vàng Danh sẽ thấy: Lực lượng của HL2 có thợ bậc cao, có thợ giỏi thì Đ1 cũng không thiếu; thiết bị đào lò của HL2 có thứ gì thì Đ1 có thứ ấy; trình độ tổ chức một chu kỳ đào lò của HL2 khoa học, hợp lý nhưng kết quả tốc độ đào lò của Đ1 không thua HL2; HL2 có đơn vị đạt năng suất kỷ lục thì Đ1 cũng vậy…Trong khi đó, thợ đào lò của Đ1 được hưởng lợi biết bao tiện ích từ các công trình kết cấu hạ tầng của Than Vàng Danh, còn thợ đào lò của HL 2 thì tỏa đi khắp nơi, ăn ở tạm bợ như đã nêu ở kỳ trước.

Hôm trung tuần tháng 4, chúng tôi đến Phân xưởng Đ1 (Than Vàng Danh), hỏi ông Nguyễn Văn Hải, Quản đốc về diễn biến lao động của Phân xưởng. Ông Hải cho hay, đã lâu lắm, ở Phân xưởng này chẳng có ai thôi việc. Ngược lại, ở HL2, như đã nêu ở kỳ trước, bình quân mỗi năm có khoảng 100 thợ lò xin thôi việc, trong đó có nhiều thợ bậc cao, tích cực… 
 


  

 
So sánh tiếp, chúng ta sẽ thấy, cái kiểu đi “đánh thuê” những công trình cò con, lẻ tẻ như hiện nay của các đơn vị chuyên đào lò phát sinh rất nhiều lãng phí. Như đã nêu, hiện HL2 rải quân từ Mạo Khê đến Khe Chàm, lên tận Đồng Rì để “đánh thuê” cho 9 đơn vị trong Tập đoàn (Mạo Khê, Hồng Thái (Dự án Mỏ Tràng Khê do Công ty than Uông Bí làm chủ đầu tư), Nam Mẫu, Vàng Danh, Hà Lầm, Thống Nhất, Khe Chàm, Khe Chàm 3, Tổng công ty Đông Bắc). Trong đó chỉ có Dự án Mỏ Tràng Khê (gọi tắt) có quy mô lớn, được xây dựng toàn bộ hệ thống mỏ vỉa, còn lại là các công trình nhỏ lẻ; hoặc Dự án lớn nhưng bên A (chủ đầu tư là công ty mỏ) và bên B (HL2) cùng thi công.  Mỗi một vị trí sản xuất, dù công trình lớn hay nhỏ thì HL2 vẫn phải “đẻ” ra bộ máy điều hành sản xuất và các bộ phận phục vụ như nhà đèn, nhà ăn, nhà tắm, giặt quần áo, y tế, thư viện (trừ một số nơi được bên A cho sử dụng nhà tắm, giặt, nhà đèn v.v. thông qua hợp đồng) …Có nơi, ban đầu, do yêu cầu của sản xuất, Công ty huy động nhiều thợ lò nên lực lượng phục vụ cũng tương ứng. Đến khi diện sản xuất thu hẹp, lực lượng thợ lò rút bớt, nhưng bộ phận phục vụ vẫn duy trì. Đây là những phát sinh gây lãng phí, nhưng chỉ là chuyện nhỏ- sự lãng phí do làm xong lại phá bỏ mới là lớn. Nghề xây dựng mỏ hầm lò mang tính đặc thù, cần nhiều công đoạn phụ trợ. Để chuẩn bị đào lò trong hệ thống mở vỉa, đơn vị xây dựng mỏ phải xây dựng tạm hàng loạt công trình phụ trợ phục vụ đào lò và đời sống cho công nhân như trạm điện, máy phát điện, nhà xưởng sửa chữa cơ điện, tời trục, trạm nén khí, nhà đèn, kho thuốc nổ, nhà giao ca, nhà ở cho công nhân, nhà ăn, nhà tắm… Sau khi đào xong đường lò theo hợp đồng với bên A, các công trình trên phải dỡ bỏ để trả lại mặt bằng sân công nghiệp cho bên A. Sự lãng phí do di chuyển, lắp đặt các công trình phụ trợ đã đành, còn lãng phí do hư hỏng và những thứ không thu hồi tận dụng được, phải vứt bỏ. Số thiết bị, vật tư thu hồi được, có những thứ đầu tư rất đắt nhưng đến công trình khác không phù hợp phải niêm cất vào kho…Sự lãng phí này, xét cho cùng vẫn thuộc tài sản của Tập đoàn, của Nhà nước.
 
 
Sự so sánh trên đặt ra vấn đề là, đơn vị chuyên đào lò XDCB mà đào những đường lò mà chính các đơn vị thuê làm (các công ty mỏ hầm lò) cũng làm được, làm tốt thì sao không chuyển thợ đào lò ở các đơn vị chuyên đào lò về các mỏ để cho họ  đỡ khổ và Tập đoàn không phát sinh những lãng phí như nêu ở trên? Cho hay rằng, phải chuyên môn hóa, hiện đại hóa công tác đào lò để các đơn vị xây dựng mỏ có điều kiện xây dựng lực lượng tinh nhuệ, xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư thiết bị hiện đại để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ và chất lượng đào lò trong toàn Tập đoàn

Thực tế, vấn đề này không phải bây giờ mới đặt ra mà từ năm 1974, Bộ Điện và Than đã có Công ty Xây dựng Mỏ than, đứng chân ở Uông Bí. Công ty Xây dựng mỏ than khi đó lớn lắm, gồm tám xí nghiệp xây lắp. Ngoài ra, còn trường công nhân kỹ thuật, bệnh viện, v.v, với hơn một vạn công nhân cán bộ; hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng mỏ, xây dựng dân dụng, công nghiệp .v.v, địa bàn hoạt động từ Đông Anh tới Quảng Ninh, Quảng Trị. Đảng bộ Công ty có trên năm nghìn đảng viên. Các xí nghiệp của Công ty được đặt tên theo số thứ tự, từ 1 đến 8. Xí nghiệp Xây lắp 4 có nhiệm vụ xây dựng mỏ Mạo Khê (xây dựng hệ thống mở vỉa bằng giếng nghiêng xuống tới âm 80). Xí nghiệp Xây lắp 5 xây dựng Mỏ than Vàng Danh; Xí nghiệp Xây lắp 6 xây dựng Mỏ than Mông Dương v.v. Sau khi xây dựng xong các mỏ, một số đơn vị xây lắp sáp nhập vào mỏ; Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương (tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp 6) nay là Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1; Xí nghiệp Xây lắp mỏ Uông Bí (nhiều CNCB trước đây thuộc Xí nghiệp xây lắp mỏ Vàng Danh), nay là Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2.

Như vậy, hai công ty xây dựng mỏ của Vinacomin hiện nay đã có truyền thống lâu năm về nghề xây dựng mỏ. Tuy nhiên, nếu xét về thiết bị, công nghệ, suốt mấy chục năm qua, nghề đào lò của ta “dẫm chân tại chỗ”. Bây giờ, một số nơi sử dụng xe khoan, máy xúc đá, cứ tưởng là hiện đại, thực ra, ngày xưa, khi thi công hệ thống sân ga mỏ Mông Dương, người ta đã sử dụng xe khoan 3 choòng rất hiệu quả; đã sử dụng máy xúc đá, máy cào vơ… Những thiết bị được gọi là hiện đại hiện áp dụng chưa rộng rãi. Loại xe khoan tự hành mới chỉ áp dụng tại Vàng Danh, Uông Bí, Nam Mẫu, Mông Dương, Hà Lầm, Hầm lò 1, Hầm lò 2… nhưng một số đơn vị sử dụng không hiệu quả. Công tác bốc xúc  công đoạn chiếm nhiều thời gian và công sức nhất trong một chu kỳ đào lò  nhưng, theo báo cáo của Ban Xây dựng mỏ, đến năm 2012, tỷ lệ bốc xúc thủ công còn chiếm tới 48%  đối với các gương lò than và 25% đối với các gương lò đá. Thời buổi này mà vẫn dùng máy khoan khí ép “cổ lỗ sỹ” và dùng xẻng để xúc đất đá, xúc than thì làm sao mà đẩy nhanh được tiến độ được! Có lần, chúng tôi đã phỏng vấn ông Giám đốc HL2 rằng, sao không đầu tư thiết bị đào lò hiện đại? Ông Giám đốc giải thích, vấn đề  quan trọng là việc lựa chọn thiết bị phù hợp với điều kiện địa chất, quy mô công trình…để phát huy hiệu quả. Đầu tư cả đống tiền, đào mấy chục mét lò không nơi nào thuê, chẳng lẽ…”đắp chiếu”?

Vậy, chuyên môn hóa, hiện đại hóa xây dựng mỏ là tất yếu, nhưng phát triển theo hướng nào đây?

Tại hội nghị giao ban công tác điều hành sản xuất Quý II vừa qua, Tổng Giám đốc Lê Minh Chuẩn chỉ đạo: “Tới đây, Tập đoàn sẽ thực hiện chuyên môn hoá các đơn vị thi công xây dựng mỏ. Hai đơn vị xây lắp trong Tập đoàn sẽ  được phân công chuyên biệt nhiệm vụ. Hầm lò 1 tập trung đào giếng đứng. Hầm lò 2 sẽ đảm nhận thi công các dự án lò nghiêng, lò bằng”. Đồng thời, Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị quyết liệt hơn trong việc áp dụng thiết bị tiên tiến, phát huy tối đa hiệu quả các thiết bị đã đầu tư đặc biệt là xe khoan và máy xúc; đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu sử dụng thiết bị; không kéo dài thời gian sử dụng các công trình tạm trong quá trình thi công đào lò. Ngoài ra, đối với các chủ đầu tư trước khi triển khai dự án hoặc kế hoạch đào lò XDCB hàng năm cần chủ động nghiên cứu, tính toán và lựa chọn đầu tư sớm dây chuyền thiết bị phục vụ thi công sao cho đảm bảo quy mô dự án và điều kiện áp dụng thi công cho từng thiết bị.

Theo chúng tôi, đây là hướng đi đúng, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Thế nhưng, để triển khai ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc còn phải tính, phải bàn, phải sắp xếp tổ chức lại sản xuất để tránh sự chồng chéo; để phát huy nguồn lực thiết bị và con người. Việc tính toán sắp xếp thể nào cần sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia.
 

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tho-dao-lo-noi-niem-khac-biet-tiep-theo-ky-truoc-5198.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật “Giữ lửa” cho anh em làm việc hết mình –

Bài sau

Cập nhật Có an cư mới lạc nghiệp… –

Bài sau

Cập nhật Có an cư mới lạc nghiệp… –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev