GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Nghịch lý thiếu – thừa nhân lực trong Vinacomin –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Trong khi khối lao động trực tiếp “cung không đủ cầu” thì khối lao động gián tiếp hiện đang và sẽ dôi dư một số lượng lớn, đặc biệt khi Tập đoàn đang thực hiện lộ trình tái cơ cấu theo Quyết định 314/QĐ-TTg ngày 7/2/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) giai đoạn 2012-2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Thiếu thì vẫn thiếu

Có một thực tế, trong thời gian gần đây, rất nhiều các doanh nghiệp trong Tập đoàn không thể hoặc khó tuyển dụng được thợ lò.  Cho dù, với  họ, yêu cầu tuyển dụng đầu vào là rất “thoáng”, không cần đòi hỏi khắt khe lắm.
Đến các đơn vị khai thác than hầm lò trong Vinacomin, đâu cũng thấy tình trạng thợ lò bỏ việc. Đồng nghiệp của tôi – người đã có thâm niên gắn bó với ngành Than – cho biết, cách đây độ mươi năm, để được vào làm thợ mỏ là rất khó và mức lương thợ lò mỗi tháng một ‘cây’ vàng là ao ước của bao người. Thế mà nay, ở nhiều mỏ than, tuyển thợ đã khó, giữ chân thợ lại còn khó hơn. Mỗi năm ở các mỏ, số lượng thợ lò bỏ việc ít thì cũng hơn một trăm, nhiều thì hai, ba trăm người.

Lâu nay trong Tập đoàn, Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm vẫn được coi là cánh tay đắc lực, thậm chí là “cứu cánh” cho các đơn vị khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh trong việc tuyển dụng và đào tạo thợ lò. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, thì công tác tuyển sinh thợ lò là một trong những vấn đề khá khó khăn hiện nay. Để mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, những năm gần đây, nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy nghề. Bên cạnh đó, mở rộng công tác tuyển sinh trên phạm vi cả nước. Hiện nhà trường có 5 phòng tuyển sinh đặt tại trường, doanh nghiệp và các cụm tỉnh, thành từ miền Trung trở ra. Đối với Quảng Ninh, nhu cầu tuyển thợ lò tại các doanh nghiệp khai thác than là rất lớn nên nhu cầu đào tạo theo đó cũng rất cao. Tuy nhiên, tình trạng thiếu thợ lò tại các doanh nghiệp than hiện nay không phải là ít. Là ngành lao động đặc thù, khá nặng nhọc nên mấy năm gần đây, công tác tuyển sinh ngành mỏ, đặc biệt ngành khai thác hầm lò, gặp không ít khó khăn. Khác với các ngành nghề đào tạo khác, học sinh theo học nghề mỏ được hưởng khá nhiều ưu đãi, như không mất tiền đóng học phí, được lo từ đầu vào đến đầu ra… nhưng xem ra sức hút của học sinh đối với nghề này cũng không mấy mặn mà. Theo số liệu thống kê, chỉ có khoảng 10% học sinh theo học là người địa phương, còn lại là học sinh đến từ các tỉnh, thành khác trong cả nước…

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Phạm Hồng Long – Giám đốc Công ty Than Hòn Gai (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: “Chúng tôi đang khá lo lắng bởi thợ lò bỏ việc. Công việc vất vả quá, mà điều kiện sống cải thiện chưa được bao nhiêu”. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các công ty khai thác than hầm lò khác. Có thể kể đến Công ty Than Nam Mẫu, những năm gần đây trung bình mỗi năm có khoảng 150 thợ lò bỏ việc. Hay Công ty Than Thống Nhất thì trên 200 người.

Thiếu thợ nhưng lại thừa thầy

Mặc dù luôn trong tình trạng thiếu thợ lò thường trực nhưng trong Vinacomin hiện nay, khối lao động gián tiếp lại đang dôi dư với con số đáng kể. Ví dụ điển hình như tại Công ty TNHH MTV than Uông Bí.

Thực hiện quyết định 314 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) giai đoạn 2012 – 2015, Công ty TNHH MTV Than Uông Bí là một trong những đơn vị sẽ thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty TNHH MTV hai cấp (công ty mẹ, công ty con) thành Chi nhánh trực thuộc Vinacomin.

Việc tái cơ cấu ở Công ty Than Uông Bí là một sự thay đổi về chất mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy, vì thế sẽ gây ra sự xáo trộn lớn, với rất nhiều vấn đề phải giải quyết để ổn định hoạt động. Trong đó, khó khăn nhất là vấn đề giải bài toán nhân sự dôi dư. Theo cơ cấu bộ máy trước đây Công ty có 7 đơn vị thành viên, trừ ba doanh nghiệp cổ phần việc tái cơ cấu không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề nhân sự, còn lại 4 đơn vị vốn hoạt động theo mô hình các công ty TNHH MTV, nay sắp xếp lại, Công ty Than Uông Bí trở thành Chi nhánh đơn vị trực thuộc Tập đoàn, các công ty trên sẽ trở thành các phân xưởng, công trường trực thuộc Công ty Than Uông Bí. Như vậy sẽ thừa ra một số lượng lớn lao động gián tiếp, các cán bộ quản lý gồm các giám đốc, phó giám đốc các công ty con, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ quản lý cấp phòng…

Hiện nay số lao động gián tiếp của Công ty là 119 người, sau khi hợp nhất 4 đơn vị lại có khoảng 955 người. Làm thế nào để giải được bài toán này, đảm bảo ổn định đời sống cho họ, câu hỏi đó đang làm “đau đầu” lãnh đạo Công ty Than Uông Bí. Chỉ riêng việc bố trí sắp xếp công việc phù hợp cho các cán bộ quản lý của các công ty con đã là một gánh nặng. Trước đây bộ máy nhân sự của các công ty con thường gồm một giám đốc và 5 phó giám đốc, chủ tịch công đoàn, bí thư đảng uỷ chuyên trách. Riêng số cán bộ quản lý của 4 đơn vị trên đã đến khoảng trên 30, chưa kể lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn. Cộng thêm bộ máy lãnh đạo hiện tại của Công ty Than Uông Bí là 40 người, trong khi thực tế bộ máy quản lý điều hành hiện tại chỉ cần 10 người là đủ. Vì thế việc bố trí việc làm phù hợp với chuyên môn, cống hiến của đội ngũ này sẽ vô cùng khó. Bởi họ vốn là các cán bộ quản lý cấp công ty, những người có năng lực và phấn đấu tốt, nay chuyển đổi theo mô hình mới họ bỗng nhiên “mất chức” thất nghiệp. Chưa kể với đội ngũ lao động gián tiếp “hùng hậu” của 5 đơn vị vừa gộp lại, trong khi nhu cầu thực tế chỉ cần khoảng 2 phần trong tổng số đó, đây quả là một phép toán vô cùng khó giải.

Một lãnh đạo thuộc tổ thực hiện Đề án tái cơ cấu Công ty cho biết, hiện nay Than Uông Bí đang khẩn trương xây dựng phương án tái cơ cấu theo mô hình mới, một trong những nhiệm vụ mà Công ty đặt ra là làm sao xây dựng bộ máy phát huy được hiệu quả của mô hình hoạt động mới, và đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động. Trước mắt sẽ vận động một số lao động gần đến tuổi nghỉ hưu về hưu sớm; phân loại lại lực lượng lao động, bố trí sắp xếp sản xuất phù hợp với mô hình mới; bố trí số lao động gián tiếp xuống lao động trực tiếp…

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nghich-ly-thieu-thua-nhan-luc-trong-vinacomin-6169.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Không có “thang máy” cho thành công! –

Bài sau

Cập nhật “Áo vàng” nơi miền Trung nắng gió… –

Bài sau

Cập nhật “Áo vàng” nơi miền Trung nắng gió… –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev