GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Kinh nghiệm của Trung Quốc về cơ chế trả lương gắn với an toàn lao động –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Cơ chế trả lương của các Tập đoàn, các công ty sản xuất than tại Trung Quốc như Tập đoàn than Thẩm Dương (Liêu Ninh), Tập đoàn Năng lượng và Hóa chất Bình Đỉnh Sơn (Hà Nam) và các mỏ than của các Tập đòan này có nhiều điểm rất đáng chú ý để tham khảo. Đây là những Tập đoàn có sản lượng khai thác than hàng năm từ 40 – 60 triệu tấn, tương đương Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Ở Trung Quốc, nhà nước thống nhất quản lý chính sách tiền lương và các chính sách khác đối với người lao động thông qua ban hành các Luật liên quan như: Bộ luật Lao động, Luật Hợp đồng lao động, Luật Bảo hiểm lao động, Luật Doanh nghiệp. Nhìn chung, chính quyền trung ương chỉ quản lý thông qua ban hành và giám sát việc thực hiện các Bộ luật đó. Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các quy định chung của nhà nước và tình hình kinh tế – xã hội của địa phương để cụ thể hóa các quy định của nhà nước, xác định mức lương tối thiểu, mức lương nộp các loại BH và các chế độ khác đối với người lao động sao cho phù hợp.

Các doanh nghiệp căn cứ vào các quy định của nhà nước, của chính quyền địa phương và tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình để chủ động xây dựng quy chế trả lương, ký kết và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng lao động, thực hiện các nghĩa vụ nộp bảo hiểm, thực hiện các chế độ chính sách khác có liên quan đối với người lao động. Sau đây là một số nét cơ bản về việc áp dụng một số cơ chế của các đơn vị sản xuất than ở Trung Quốc:

Hệ thống thang lương, bảng lương

Trước năm 1956, hệ thống bậc lương đã được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Hệ thống này gồm 8 bậc, mỗi bậc lương thể hiện mức lương nhận được trong tháng. Đến năm 1995, Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến chủ động xây dựng cơ chế trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp (gồm cả hệ thống thang lương, bảng lương), nhưng yêu cầu tốc độ tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế và năng suất lao động bình quân.

Về cơ chế quản lý

Nhìn  chung  các  Công  ty  mẹ (Tập đoàn, Tổng công ty) đều quản lý chiến lược, quy hoạch phát triển, lập và điều phối kế hoạch phối hợp kinh doanh, thị trường tiêu thụ than, tài chính, sử dụng lợi nhuận, quyết định về nhân sự chủ chốt. Thực hiện cơ chế mua bán than theo giá nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con. Các công ty con có thể là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước, hoặc công ty hạch toán phụ thuộc, nhưng đều thực hiện nhiệm vụ sản xuất than, và giao than nguyên khai hoặc than sạch cho Công ty mẹ theo kế họach phối hợp kinh doanh hàng năm. Công ty mẹ thanh toán cho công ty con theo giá bán nội bộ trên cơ sở điều kiện khai thác, cũng như giá cả vật tư, thiết bị, các chế độ chính sách về lao động, tiền lương, thuế …

Như vậy, về cơ chế quản lý trong mô hình công ty mẹ công ty con thì về cơ bản, việc áp dụng như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đang thực hiện là phù hợp.

Về giá bán than

Giá bán than cho khách hàng cơ bản tuân theo cơ chế thị trường. Riêng giá than bán cho điện vẫn chịu sự quản lý của nhà nước ở mức độ nhất định.

Về công tác an toàn

Nhà nước quy định 6 trách nhiệm lớn, trong đó có việc phải xây dựng “khoang cứu sinh” ở các mỏ với đầy đủ tiện nghi và thực phẩm, nước uống để sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố trong khoảng 7 ngày (hiện nay khoang cứu sinh đang được dùng thử nghiệm tại một số mỏ).

Mỏ than số 12, là công ty con của Tập đoàn Hóa chất và Năng lượng Bình Đỉnh Sơn. Mỏ than này được thành lập từ năm 1958 với công suất khi đó là 300 ngàn tấn/ năm. Đây là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, vận hành sản xuất, thể hiện rõ ở một số điểm sau:

Năm 2010 sản lượng than 1,67 triệu tấn. Mỏ có 2 lò chợ: 1 lò chợ khai thác, 1 lò chợ dự phòng. Lò chợ được cơ giới hóa đồng bộ (Kom bai, giàn tự hành, máng cào, băng tải). Lò chợ có chiều dài 180-240 m, chiều dài theo phương khoảng 1.000 m, chiều dày vỉa từ 3,2 – 3,5 m và 2,2 – 2,5 m. Năng suất lò chợ đạt 90-100 ngàn tấn/tháng. Số công nhân 1 ca lò chợ 29 người. Khâu đào lò đa phần là bằng máy, còn một phần bằng khoan nổ mìn. Mỏ có độ chứa khí CH4 cao, thuộc mỏ cấp III về khí.

Về chế độ tiền lương:

Cơ chế trả lương của Mỏ số 12 được phân chia 3 loại đối tượng:

– Đối tượng là cán bộ lãnh đạo từ Kỹ sư trưởng, Phó TGĐ trở lên do tỉnh bổ nhiệm; Ủy ban quản lý vốn và tài sản nhà nước thuộc tỉnh (Hà Nam) quyết định mức lương cụ thể hàng năm. Lương trả theo năm, cuối năm quyết toán căn cứ vào kết quả kinh doanh và kết quả thực hiện an toàn lao động. Hàng tháng chỉ tạm ứng.

– Đối tượng là cán bộ lãnh đạo ban, phòng và các công ty:  Tiền lương gồm 2 phần:

+ Lương cơ bản: được xác định theo cấp bậc, chức vụ, công việc, vị trí công tác.

+ Lương theo kết quả kinh doanh: được xác định căn cứ vào các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, an toàn. Các chỉ tiêu này được đánh giá theo điểm, tổng cộng là 100 điểm (trước đây chỉ tiêu an toàn là 20 điểm, nay là 50 điểm). Căn cứ vào số điểm đạt được chia thành 5 loại A, B, C, D, E. Bội số giữa A và E là 3 lần, trong đó loại E chỉ có lương cơ bản.

Mức lương phụ thuộc vào hệ số lương của từng người và mức lương tối thiểu của từng công ty.

– Đối tượng là  công nhân trực tiếp sản xuất, gồm 3 loại:

+ Công nhân đào lò và khai thác: có bội số 2,7 lần; trả theo đơn giá tiền lương trên sản phẩm là tấn than và mét lò đào.

+ Công nhân phụ trợ hầm lò: trả theo hệ số được xác định cho từng cấp bậc, vị trí công việc; công nhân cơ khí/ cơ điện trả lương theo khối lượng công việc được giao hoàn thành; có bội số 1,7 lần.

+ Công nhân trên bề mặt: trả theo hệ số được xác định căn cứ vào công việc, vị trí; có bội số 1,0.

Về chỉ tiêu an toàn với chế độ tiền lương: Chỉ tiêu an toàn được gắn vào tiền lương đồng thời theo cả 2 phương thức:

– Phương thức 1: được đưa vào để đánh giá điểm và phân loại A, B, C, D, E như đã nêu trên. Trước đây chỉ tiêu này được ấn định 20 điểm, từ năm 2011 được ấn định 50 điểm. Số điểm này sẽ bị trừ theo kết quả thực hiện công tác an toàn nếu xấu hơn so với các tiêu chí đặt ra.

– Phương thức 2: Đặt cọc rủi ro an toàn và tất cả mọi người đều phải nộp đặt cọc này bằng tiền túi của mình. Mức đặt cọc tùy thuộc vào chức vụ, vị trí, công việc và mức độ rủi ro: mức độ nguy hiểm càng cao thì lương càng cao và do vậy mức đặt cọc cũng càng cao. Cụ thể là Giám đốc mỏ nộp 30 ngàn NDT/ năm; công nhân lò chợ nộp 300- 500 NDT/năm. Nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì thu tiền đặt cọc và phải nộp lại từ đầu. Nếu thực hiện tốt an toàn thì được thưởng, ví dụ Giám đốc mỏ được thưởng tối đa bằng 3 lần số tiền đặt cọc. Việc đánh giá kết quả công tác an toàn đối với Giám đốc thực hiện hàng năm, còn đối với công nhân thì thực hiện đánh giá hàng tháng.

Do làm tốt công tác an toàn cho nên 6 năm qua tại Mỏ than số 12 không xảy ra vụ tai nạn chết người nào. Mỏ đạt danh hiệu “Mỏ an toàn” và được xếp loại tiêu biểu của tỉnh.

Từ thực tiễn đó, có thể rút ra bài học lớn, công tác an toàn lao động phải là trách nhiệm của tất cả mọi người, từ Giám đốc đến công nhân, nhân viên quản lý. Khi công tác an toàn được gắn vào thu nhập làm cho ý thức của người quản lý đến công nhân về công tác an toàn sẽ tốt hơn. Khi ý thức tốt hơn tất yếu hành động sẽ tốt hơn, sẽ an toàn hơn cho người lao động.

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/kinh-nghiem-cua-trung-quoc-ve-co-che-tra-luong-gan-voi-an-toan-lao-dong-301.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Thợ mỏ biết đầu tư cho “lợi ích trăm năm” –

Bài sau

Cập nhật Kỳ vọng một thảm xanh xuyên suốt Cẩm Phả –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật Kỳ vọng một thảm xanh xuyên suốt Cẩm Phả –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev