
Kể từ khi sáp nhập trở thành Phân hiệu của Trường Cao đẳng nghề Than – Khoáng sản Việt Nam, nhiệm vụ chính của Phân hiệu đào tạo Việt Bắc là đảm trách công tác đào tạo thợ mỏ cho Tập đoàn và một số nghề khác đáp ứng nhu cầu chung của xã hội cũng như của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên cùng với đó, Phân hiệu cũng tích cực phối hợp cùng với Phòng Tuyển sinh Thái Nguyên của Nhà trường để đa dạng hóa các giải pháp tuyển sinh, nhất là trong bối cảnh công tác tuyển sinh thợ lò trong Tập đoàn hiện nay đang gặp không ít khó khăn. Không chỉ bằng cách quảng bá tuyên truyền cho chính những học sinh đang học ở trường, Phân hiệu còn giao chỉ tiêu tuyển sinh cho từng khoa, từng bộ phận, từng cán bộ giáo viên và coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng, thành tích hàng tháng. Nhờ đó, các chỉ tiêu tuyển sinh của Phân hiệu năm 2015 đã có biến chuyển, tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được giao, Lãnh đạo Phân hiệu luôn xác định, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo là vấn đề sống còn. “Phân hiệu đã và đang được đổi mới toàn diện về mọi mặt” – thầy Nguyễn Thành Trung – Phó Phân hiệu khẳng định. Nói rồi, thầy cho biết cụ thể, công tác giảng dạy thường xuyên được cải tiến, lấy người học làm trung tâm, triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập. Phân hiệu vẫn duy trì tổ chức đào tạo theo các mô đun, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được chú trọng. Phân hiệu có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc đưa giáo viên đến doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp cận sát thực tế sản xuất; thu thập ý kiến của các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng giáo án hoặc mời chính cán bộ doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Điều này mang lại hiệu quả thiết thực cho các bên: nhà trường, học viên và doanh nghiệp. Với các em học viên, ngoài tiếp thu lý thuyết ở trên lớp, ngay trong trường, các em đã được thực hành trong hệ thống đường lò mô hình được thiết kế công phu, như một mỏ hầm lò thu nhỏ, cũng có đầy đủ hệ thống lò chợ, máng cào, băng tải, cột chống thủy lực, dàn di động… để sau này khi ra trường, các em có thể bắt nhịp nhanh và đáp ứng tốt công việc ở mỏ.
Cùng với đó, cơ sở vật chất của Phân hiệu cũng được quan tâm, đầu tư nâng cấp. Khu ký túc xá A đã được cải tạo mới và đưa vào sử dụng trong năm 2015; ký túc xá B đang được cải tạo, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2016. Các phòng tập thể dục thể thao đa năng được phát huy hiệu quả hơn. Bữa ăn của học sinh được nâng cao cả về chất và lượng… Có thể nói, hiện nay, học sinh đang học tập tại Phân hiệu, nhất là học sinh nghề khai thác mỏ, đang được hưởng rất nhiều ưu đãi. Chẳng hạn với học sinh hệ trung cấp nghề khai thác hầm lò sẽ được cấp toàn bộ học phí đào tạo, được ăn ở miễn phí, có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân từ 7 – 15 triệu đồng/tháng, có đầy đủ các chế độ bảo hiểm, lễ, tết… Nếu đủ điều kiện còn tiếp tục được học liên thông lên trình độ Cao đẳng, Đại học.
Chính nhờ đồng loạt các giải pháp linh hoạt đó mà chất lượng đào tạo tốt nghiệp hàng năm của Phân hiệu luôn đạt từ 96 – 98%, trong đó 30% học viên loại giỏi, trên 80% tốt nghiệp có việc làm, riêng khối thợ lò 100% học viên ra trường được tiếp nhận. Học viên của Phân hiệu đào tạo ra được các doanh nghiệp trong Ngành đánh giá cao về khả năng chuyên môn, trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp và hiệu quả làm việc.
Thầy Vũ Minh Tân – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phân hiệu đào tạo Việt Bắc nhấn mạnh: dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể CBGV Phân hiệu quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh về mọi mặt, để Phân hiệu thực sự trở thành một trong những địa chỉ đào tạo tin cậy, ngày càng thu hút được nhiều hơn các em học sinh, đặc biệt là những thợ lò tương lai về học tập dưới mái trường nơi “Thủ đô gió ngàn” này.
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được giao, Lãnh đạo Phân hiệu luôn xác định, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo là vấn đề sống còn. “Phân hiệu đã và đang được đổi mới toàn diện về mọi mặt” – thầy Nguyễn Thành Trung – Phó Phân hiệu khẳng định. Nói rồi, thầy cho biết cụ thể, công tác giảng dạy thường xuyên được cải tiến, lấy người học làm trung tâm, triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập. Phân hiệu vẫn duy trì tổ chức đào tạo theo các mô đun, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được chú trọng. Phân hiệu có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc đưa giáo viên đến doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp cận sát thực tế sản xuất; thu thập ý kiến của các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng giáo án hoặc mời chính cán bộ doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Điều này mang lại hiệu quả thiết thực cho các bên: nhà trường, học viên và doanh nghiệp. Với các em học viên, ngoài tiếp thu lý thuyết ở trên lớp, ngay trong trường, các em đã được thực hành trong hệ thống đường lò mô hình được thiết kế công phu, như một mỏ hầm lò thu nhỏ, cũng có đầy đủ hệ thống lò chợ, máng cào, băng tải, cột chống thủy lực, dàn di động… để sau này khi ra trường, các em có thể bắt nhịp nhanh và đáp ứng tốt công việc ở mỏ.
Cùng với đó, cơ sở vật chất của Phân hiệu cũng được quan tâm, đầu tư nâng cấp. Khu ký túc xá A đã được cải tạo mới và đưa vào sử dụng trong năm 2015; ký túc xá B đang được cải tạo, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2016. Các phòng tập thể dục thể thao đa năng được phát huy hiệu quả hơn. Bữa ăn của học sinh được nâng cao cả về chất và lượng… Có thể nói, hiện nay, học sinh đang học tập tại Phân hiệu, nhất là học sinh nghề khai thác mỏ, đang được hưởng rất nhiều ưu đãi. Chẳng hạn với học sinh hệ trung cấp nghề khai thác hầm lò sẽ được cấp toàn bộ học phí đào tạo, được ăn ở miễn phí, có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân từ 7 – 15 triệu đồng/tháng, có đầy đủ các chế độ bảo hiểm, lễ, tết… Nếu đủ điều kiện còn tiếp tục được học liên thông lên trình độ Cao đẳng, Đại học.
Chính nhờ đồng loạt các giải pháp linh hoạt đó mà chất lượng đào tạo tốt nghiệp hàng năm của Phân hiệu luôn đạt từ 96 – 98%, trong đó 30% học viên loại giỏi, trên 80% tốt nghiệp có việc làm, riêng khối thợ lò 100% học viên ra trường được tiếp nhận. Học viên của Phân hiệu đào tạo ra được các doanh nghiệp trong Ngành đánh giá cao về khả năng chuyên môn, trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp và hiệu quả làm việc.
Thầy Vũ Minh Tân – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phân hiệu đào tạo Việt Bắc nhấn mạnh: dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể CBGV Phân hiệu quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh về mọi mặt, để Phân hiệu thực sự trở thành một trong những địa chỉ đào tạo tin cậy, ngày càng thu hút được nhiều hơn các em học sinh, đặc biệt là những thợ lò tương lai về học tập dưới mái trường nơi “Thủ đô gió ngàn” này.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/dao-tao-o-phan-hieu-viet-bac-201512111510307892.htm” button=”Theo vinacomin”]