GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Đảng bộ ngành Than thực hiện khát vọng trí thức hóa thợ mỏ của Bác Hồ –

17/02/2025
trong Tin tức
0
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Cùng với bản Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn dân, Bác Hồ còn dành cho công nhân cán bộ ngành Than và nhân dân Quảng Ninh một bản di chúc riêng – đó là văn bản bài nói chuyện thân tình, sâu sắc của Người ngày 15/11/1968 với mong muốn:“…Đẩy mạnh ngành Than trở thành một ngành gương mẫu và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp”. Vì sao trong cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ luôn dành những tình cảm rất đặc biệt cho thợ mỏ ngành Than? Tìm hiểu kỹ lưỡng, ta dễ dàng nhận ra KHÁT VỌNG HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC,TRÍ THỨC HÓA CÔNG NHÂN CỦA NGƯỜI MÀ KHỞI ĐẦU LÀ TRÍ THỨC HÓA THỢ MỎ.

50 năm qua, Đảng bộ ngành Than đã nỗ lực thi đua thực hiện xuất sắc những di huấn của Bác, đưa Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) mạnh mẽ vươn lên toàn diện,đạt sản lượng tăng gấp 10 lần sau 25 năm thành lập, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng của đất nước,không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân, xây dựng được bản sắc văn hóa hiện đại của người thợ mỏ.

* Đồng tâm sáng tạo thi đua sản xuất thật nhiều than

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng giới trí thức, thu hút nhân tài để tạo ra sức mạnh mới của cả dân tộc nhanh chóng “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Đông đảo nhân sĩ, trí thức bao gồm cả các Việt kiều nổi tiếng đã vui vẻ chấp nhận mọi thiếu thốn, khó khăn hòa nhập với khối công nông binh, góp sức cho đất nước độc lập tự do, tạo nên những kỳ tích trong hai cuộc chiến tranh và tái thiết đất nước, đưa một Việt Nam nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói mạnh mẽ tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập toàn cầu.

Sau khi giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Bác Hồ đã trực tiếp chỉ đạo việc khôi phục các nhà máy điện, khôi phục hệ thống giao thông và việc cung ứng than từ Mạo Khê và Thái Nguyên. Bác yêu cầu được nghe báo cáo đầy đủ về tình hình Vùng Mỏ và Cảng Hải Phòng đang ở trong khu vực tập kết của người Pháp, sau 300 ngày ta mới được tiếp quản theo Hiệp định Giơneve. Bác đặt tên mới cho Vùng Mỏ là Khu mỏ Hồng Quảng, chọn ông Trịnh Nguyên, từng là đại đội trưởng đại đội Hồ Chí Minh của thợ mỏ từ tháng 12/1946, làm Chủ tịch Ủy ban kiêm lãnh đạo ngành Than chuẩn bị lực lượng giải phóng Khu Mỏ và khôi phục dây chuyền sản xuất than. Bác nói với ông Trịnh Nguyên:

– Đầu năm 1947, Bác nhận được báo cáo của tướng Nguyễn Bình từ Đệ Tứ chiến khu (chiến khu Đông Triều) về chiến thắng đầu tiên của Đại đội Hồ Chí Minh của thợ mỏ tiêu diệt đồn Hà Lầm đêm 25/12/1946. Bác rất vui và không trách các chú tự tiện đặt tên mà không xin phép vì Bác biết thợ mỏ yêu quý Bác, tin tưởng Bác nên mới mượn vía Bác ra oai với giặc. Đây là đơn vị duy nhất mang tên Bác, chú hiểu chứ?

Ông Trịnh Nguyên lễ phép:

– Thưa Bác, toàn dân đều gọi chúng cháu là“bộ đội Cụ Hồ”,“lính Cụ Hồ đấy ạ”!

Bác cười:

– Chú nghĩ khéo! Bác giao trọng trách cho chú vì nhiều người nói chú thông minh, sáng tạo, sống giản dị, chân tình, biết lắng nghe mọi người từ việc lớn đến việc nhỏ. Chắc chắn người Pháp sẽ tháo dỡ mang đi nhiều thiết bị và phá hoại dây chuyền sản xuất than, các chú phải ra sức vận động công nhân và nhân dân đấu tranh giữ lại cho bằng được những thiết bị khai thác, vận chuyển, sàng tuyển, bốc rót,… đặc biệt là những máy xúc ô tô vận tải lớn do Mỹ sản xuất. Cần vận động những nhân viên làm việc cho người Pháp ở lại- nhất là những người theo đạo Thiên Chúa không di cư vào Nam, bảo đảm với họ vẫn được chính quyền mới  trọng dụng. Cần tạo nên sức mạnh đoàn kết đồng tâm sáng tạo của công nhân và toàn dân đồng thời thuyết phục những kỹ sư, viên chức Pháp tiến bộ ủng hộ chúng ta. Bác tin họ cũng là những người biết điều. Các chú phải thường xuyên báo cáo cho Bác mọi diễn biến của Khu Mỏ…

Nhờ thực hiện nghiêm túc những chỉ thị của Bác Hồ, công nhân các mỏ than đã kiên trì đấu tranh không cho chủ mỏ Pháp tháo dỡ các thiết bị khai thác cơ khí, phải để lại nguyên vẹn chiếc máy xúc Bisuris A1/7 cùng đội xe Eclis hiện đại nhất của Mỹ thập niên 1950 cùng nhiều máy xúc máy khoan khác. Ngày 25/4/1955, những chiếc tàu há mồm chở những người Pháp cuối cùng rời khỏi bến Hòn Gai, bộ đội ta tiến vào tiếp quản Khu Mỏ giữa tiếng hò reo vang trời của hàng vạn thợ mỏ. Tuy nhiên, hệ thống vận chuyển đường trục, tàu điện, nhà sàng, bốc rót và hệ thống điện bị phá hủy khá nặng nề. Bác chấp nhận cho phép đàm phán thuê các kỹ sư Pháp giúp khôi phục, họ nhận lời với thời hạn hai năm. Bác lắc đầu:

– Hai năm là thời hạn tổng tuyển cử thống nhất nước nhà theo Hiệp định Giơneve, sao họ khéo nghĩ cách kìm chế nước ta vậy nhỉ?

Bác vỗ vai ông Trịnh Nguyên:

– Chú nghĩ sao, hai tháng có khôi phục sản xuất được không?

Ông Trịnh Nguyên đáp ngay:

– Chúng cháu sẽ cố gắng làm bằng được ạ!

Bác cười:

– Chú hứa thì Bác tin. Bác cho chú toàn quyền quyết định mọi việc, cần gì Chính phủ đáp ứng ngay. Trước hết Bộ Quốc phòng và Thành phố Hà Nội  sẽ cử về Khu Mỏ nhiều sĩ quan, lái xe, công nhân cơ khí, lái xe giàu kinh nghiệm đã được thử thách trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bác đã giao cho Bộ Văn hóa lựa chọn những văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng cùng về làm than với thợ mỏ, sáng tác và đào tạo nhân tài cho Khu Mỏ. Bác nhắc chú cần động viên khích lệ những nhân viên lưu dung và thợ bậc cao do Pháp đào tạo, sử dụng họ đúng việc, bình đẳng công bằng với gia đình họ, không để họ mặc cảm, suy tư mà sinh ra tiêu cực là lãng phí người tài, đào tạo bao giờ cho đủ.

Đúng như chỉ đạo của Bác Hồ, ngày 2/9/1955, chuyến than đầu tiên của Khu Mỏ Hồng Quảng đã về đến Nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội và Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Bác điện khen cán bộ công nhân và quân dân Khu Mỏ đã đồng tâm sáng tạo thi đua sản xuất thật nhiều than. Bác hứa sẽ về thăm Hòn Gai-Cẩm Phả khi đạt và vượt được sản lượng cao nhất của tư bản Pháp ở Việt Nam.

*Muốn cơ khí hóa, hiện đại hóa phải trí thức hóa công nhân

Sau hơn ba năm nỗ lực thi đua lao động sáng tạo quên mình với sự cổ vũ chi viện của đồng bào chiến sĩ cả nước, ngành Than đã vượt qua sản lượng một triệu tấn than mà người Pháp đạt được vào năm 1939 (là năm thịnh vượng nhất). Ngày 31/3/1959, Bác Hồ đã về thăm Mỏ than Đèo Nai. Bác nhanh nhẹn đi bộ dọc các tầng than, thăm hỏi từng người. Bác say sưa ngắm nhìn chiếc máy xúc A1/7 của Mỹ đang vung chiếc gầu xúc dung tích 4,6 mét khối, nhẹ nhàng đổ lên thùng xe Eclis 28 tấn cũng là hàng độc của Hoa Kỳ. Bác khen ngợi công nhân cán bộ Đèo Nai đã kiên trì, dũng cảm, mưu lược giữ lại được nhiều thiết bị quý, khôi phục hệ thống đường trục chở than rất nhanh. Bác nói:

– Sắp tới Đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu sẽ có thêm nhiều thiết bị hiện đại của Liên Xô, đưa công suất mỗi mỏ lên một triệu tấn/năm. Các cô, các chú đã thực sự trở thành chủ nhân của một mỏ than hiện đại, cần phải ra sức học tập, tự nâng cao tri thức, thành thục quy trình mới, điều khiển tốt thiết bị ngày càng hiện đại. Chính phủ đã quyết định mở Trường Trung cấp Kỹ thuật Mỏ tại Hòn Gai, cùng với việc tuyển sinh cả nước, Trường sẽ ưu tiên đào tạo thợ mỏ xuất sắc. Các cô, các chú cần tích cực học bổ túc văn hóa để có đủ trình độ vào học Trung cấp mỏ, rồi Đại học Mỏ trong nay mai.

Đứng trên đỉnh Đèo Nai, Bác Hồ lấy khăn vắt vai lau mồ hôi, ngắm Thị xã Cẩm Phả uốn quanh vịnh Bái Tử Long kỳ vĩ, thơ mộng. Chợt nhận ra tháp nhà thờ Cẩm Phả, nhà thờ Núi Trọc, Bác lim dim mắt suy ngẫm điều gì đó rất lâu. Khi làm việc với lãnh đạo Khu ủy và ngành Than, Bác mới chậm rãi nói: – Tư bản Pháp sang đây vơ vét tài nguyên, bóc lột tàn bao, vậy mà vẫn biết chăm lo phần hồn, xây nhà thờ Thiên Chúa giáo khắp nơi, cả trên núi mỏ. Phải công nhận nhà thờ nào cũng cao đẹp, khang trang. Chúng ta không lo phần hồn cho bất cứ ai, nhưng chúng ta phải đặc biệt quan tâm cải thiện đời sống vật chất và đời sống văn hóa cho thợ mỏ và mọi ngành, mọi người ở Khu Mỏ. Cần có nhiều trường học, thư viện, bệnh viện, cung văn hóa, nhà văn hóa, đầy đủ tiện nghi; phải lo đủ nhà ở tốt, điện nước tốt cho các khu tập thể cùng nhà trẻ, nhà mẫu giáo và khu vui chơi giải trí trong các mỏ thì mới thực sự đổi đời cho thợ mỏ. Các bạn Liên Xô hứa sẽ trang bị thêm cho khu mỏ hệ thống phát thanh, truyền thanh, thông tin liên lạc hiện đại. Bác nghe nói hình như nhiều người thích chiếc loa Liên Xô có chiết áp vặn to nhỏ. Các chú thưởng cho những người thợ có năng suất cao những chiếc loa ấy, họ sẽ rất phấn khởi.

Lắng nghe mọi ý kiến của lãnh đạo Khu ủy và ngành Than, Người nhấn mạnh: – Ngày trước, Đảng tổ chức cho anh chị em trí thức đi “Vô sản hóa” mới giúp nổ ra cuộc đình công long trời của hơn ba vạn thợ mỏ, buộc chủ mỏ và chính quyền Pháp phải tăng lương, giảm giờ làm, bảo đảm an toàn lao động. Nay Đảng của giai cấp công nhân chủ trương đào tạo trí thức ngay trong đội ngũ tiên phong là thợ mỏ chính là sự khởi đầu cho công nghiệp hóa, cơ khí hóa, hiện đại hóa rồi mở rộng ra cả nước. Khu ủy và Đảng bộ ngành Than phải luôn luôn tự rèn luyện, tu dưỡng cùng trí thức hóa với thợ mỏ nếu không chính họ sẽ đào thải các đồng chí. Những cán bộ nào cần đào tạo thêm thì mạnh dạn cho họ đi học, trươc hết là Trường Trung cấp Kỹ thuật Mỏ.

Tôi và nhà văn Dương Thị Xuân Quý may mắn thi đỗ vào học khóa đầu của ngôi trường này cùng với nhà văn Nguyễn Sơn Hà, nhà văn Sĩ Hồng. Chúng tôi vừa học vừa tự đóng gạch xây dựng trường và còn phải bổ túc thêm cho số công nhân mỏ được cử đi học. Họ tiến bộ rất nhanh, chỉ sau một năm đã có 46 người được về trường Đại học Bách khoa Hà Nội bồi dưỡng rồi sang Liên Xô học đại học. Trường Trung cấp Kỹ thuật Mỏ đã cung cấp cho ngành Than và đất nước hàng ngàn cán bộ có chất lượng cao vì chương trình nhiều môn học lúc đó lấy từ chương trình đại học mỏ của Liên Xô như máy khai thác, vận tải mỏ, công nghệ khai thác lò giếng đứng, sức bền vật liệu… Điều làm nhiều người ngạc nhiên là ngôi trường kỹ thuật này lại sản sinh ra cả chục nhà văn, nhà thơ, nhiều nhà báo và đông đảo nghệ sĩ Vùng Mỏ tài hoa, lực lượng nòng cốt của Hội Văn nghệ Quảng Ninh sau này, tạo nên nét hiện đại riêng của văn hóa công nhân mỏ.

Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Bác Hồ đã biểu dương phong trào thi đua “Phá kỷ lục” của mỏ than Cọc Sáu nhờ cán bộ đã cùng làm, cùng bàn bạc với công nhân, lắng nghe mọi ý kiến của công nhân và đáp ứng mọi nhu cầu sinh sống, học tập của mọi người. Khi thảo luận mục tiêu đặt ra cho ngành Than vào năm 1965 phải đạt sản lượng 5 triệu tấn than, Bác Hồ hỏi Tổng Giám đốc Trịnh Nguyên:

– Năm triệu tấn có cao quá không?

Ông Nguyên thành thực đáp:

– Thưa Bác, nếu căn cứ vào công suất thiết kế ba mỏ lộ thiên đã có ba triệu tấn, các mỏ hầm lò, các mỏ nhỏ cũng có thể đạt trên hai triệu tấn nếu mở rộng tốt diện khai thác.

Bác Hồ châm thuốc đi ra cửa sổ nhả khói rồi quay lại, ôn tồn nói:

– Bác hiểu ý chú, thực ra chỉ cần đạt được 80% công suất thiết kế đã khá. Các chuyên gia đánh giá rất cao trình độ tay nghề và nhiệt tình lao động của thợ lái máy xúc, máy khoan, lái xe vận tải mỏ, nhưng họ than phiền chúng ta chuẩn bị sản xuất chưa tốt, sự phối hợp giữa các khâu còn lủng củng, tùy tiện, không những năng suất thấp mà còn gây lãng phí điện năng, nguyên nhiên liệu, vệ sinh công nghiệp chưa tốt, nhất là ô nhiễm môi trường. Nếu để lâu sẽ trở thành thói quen rất khó sửa chữa. Theo các chuyên gia cần đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới cung cách quản lý điều hành mới đẩy nhanh được sản lượng. Tháng 8 năm nay, Chính phủ sẽ ban hành quyết định thành lập Tổng Công ty Than với tám xí nghiệp hạch toán độc lập, chú sẽ là Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngành Than đấy, có làm được không?

Ông Trịnh Nguyên khẽ đáp:

– Bất cứ việc gì Bác giao cháu cũng xin nỗ lực làm hết sức mình. 

Bác thủng thẳng tiếp:

– Hiện nay, chúng ta rất thiếu cán bộ vì phải chia lửa, chia sức với miền Nam. Có nhiều ý kiến không nên để nhiều tỉnh nhỏ mà phải nhập một số tỉnh có điều kiện địa lý liền kề hỗ trợ nhau. Tỉnh Hải Ninh nhập với Khu Hồng Quảng chú thấy có tốt không?

Ông Trịnh Nguyên vui mừng đáp:

– Bể than Đông Bắc kéo dài từ Đông Triều Yên Tử đến múi Sa Vĩ, cửa khẩu Móng Cái thì bề thế lắm!

Bác cười:

– Nhưng chú sẽ mất chức Chủ tịch Ủy ban, có lưu luyến không?

– Dạ không, cháu kiêm hai chức thực ra cũng có nhiều mâu thuẫn khó giải quyết nên nhiều việc phải nhờ các Phó Chủ tịch lo giúp.

– Vậy là rất tốt!  Bác định đặt tên Quảng Ninh cho tỉnh mới – nghĩa là vùng đất rộng giàu đẹp, yên bình. Chú về trao đổi với mọi người rồi điện báo lại cho Bác nhé!

Đầu năm 1962, Bác đích thân dẫn Anh hùng vũ trụ Ti Tốp đi thăm Vịnh Hạ Long, đặt tên Ti Tốp cho một hòn đảo thơ mộng. Người nói: “Anh hùng Ti Tốp đã chinh phục vũ trụ bằng những tiến bộ phi thường của khoa học kỹ thuật Xô Viết. Công nhân mỏ Việt Nam đang làm chủ những thiết bị hiện đại nhất của công nghệ khai khoáng Xô Viết nên hãy dũng cảm, sáng tạo hơn nữa, chinh phục chiều sâu lòng đất khai thác thật nhiều than cho Tổ quốc. Muốn cơ khí hóa, hiện đại hóa đất nước phải có đội ngũ công nhân được trí thức hóa”. Đó là điều anh hùng Ti Tốp và Bác đã trao đổi rất nhiều điều bổ ích trên Vịnh Hạ Long .

*Ngành Than trở thành một ngành kinh tế gương mẫu

Sau Chiến thắng mùng 8/8/1964, quân dân miền Bắc bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống tên giặc lái Mỹ đầu tiên trên Vịnh Hạ Long, Bác Hồ càng phấn khởi khi nghe Tổng Công ty Than báo cáo đã sản xuất được trên 3,2 triệu tấn than sạch. Bác quyết định về vui Tết Ất Tỵ 1965 với công nhân mỏ và quân dân Quảng Ninh. Bác giơ cao hòn than đen lấp lánh về phía hàng vạn người đứng chật kín bãi biển trước trường Trung học Hồng Gai:- Than là vàng đen của Tổ quốc, là nguồn năng lượng quý báu cho phát triển công nghiệp hiện đại toàn cầu. Than của ta không những cho nhiệt lượng cao mà còn có thể chế biến ra nhiều sản phẩm hóa than rất giá trị. Bác rất vui mừng khi công nhân mỏ đã sản xuất được 3,2 triệu tấn than sạch. Quân dân Quảng Ninh lại góp phần quan trọng vào chiến thắng 5/8, bắt sống tên giặc lái Mỹ đầu tiên, nâng tầm vóc trận thắng đầu tiên trên không của Việt Nam với toàn Thế giới… Bác trao cho công nhân cán bộ ngành Than lá cờ thi đua luân lưu mỗi quý bình chọn một lần, quý đầu này tạm giao cho Đèo Nai vì Đèo Nai sản xuất giỏi, chăm lo đời sống tốt, có nhà ăn Than Trụ được đông công nhân khen ngợi. Bác mong toàn thể công nhân mỏ và quân dân Quảng Ninh vươn lên mạnh mẽ hơn nữa sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, đón Xuân mới đầm ấm vui tươi.

Phong trào thi đua giành cờ luân lưu của Bác sôi động khắp ngành Than trong nhiều năm liền với những tiêu chí rất cao, không chỉ phải vượt kế hoạch mà còn phải bảo đảm an toàn, an ninh, có nhiều sáng kiến cải tiến, tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân mỏ. Do tình hình chiến tranh leo thang, máy bay Mỹ liên tục ném bom hủy diệt, tình hình sản xuất than bị chững lại, trì trệ kéo dài dù đã có nhiều thay đổi mô hình tổ chức. Quý IV hàng năm thường là mùa than, Bác luôn nhận được nhiều bản báo công vượt kế hoạch của các xí nghiệp ngành Than gửi lên. Năm 1968, Bác biết các mỏ gặp nhiều khó khăn nên đã giao cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng nhiều bộ trưởng xuống trực giải quyết mọi vướng mắc cản trở. Chiến tranh càng ác liệt càng cần nhiều than xuất khẩu. Gần đến ngày Hội Truyền thống ngành Than 12/11, Bác rất muốn về Vùng Mỏ nhưng sức khỏe đang yếu, không  thể đi xa được. Bác quyết định mời đoàn đại biểu ngành Than và quân dân Quảng Ninh lên gặp Bác tại Phủ Chủ tịch. Dù Bác đã thức chuẩn bị bài nói khá dài, rất sâu sắc, tâm huyết, nhưng khi vào họp Bác lại không đọc mà thân mật thăm hỏi từng đại biểu, nghe họ tâm sự nhiều chuyện ở mỏ. Cuối cùng, Người nói: – Bác đã chuẩn bị sẵn cho các cô, các chú và báo chí văn bản bài viết của Bác như món quà nhỏ của tấm lòng Bác gửi đến mọi gia đình công nhân cán bộ Ngành Than. Người viết:“- Sản xuất than trì trệ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tổ chức kém, quản lý điều hành kém… Ngành sản xuất Than cũng như quân đội đánh giặc, toàn thể công nhân cán bộ phải có tinh thần yêu nước rất cao, ý chí quyết chiến, quyết thắng rất vững; phải đoàn kết đồng tâm, tất cả vì một mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc… Đấy mạnh ngành Than trở thành một ngành kinh tế gương mẫu và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp…”.

Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với thợ mỏ đã được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục thể hiện trong nhiều nghị quyết với sự ưu ái đặc biệt dành cho ngành Than. Đã từng có Bộ Mỏ và Than, Bộ Điện- Than, Bộ Năng lượng với những mô hình tổ chức xí nghiệp liên hiệp, công ty chuyên ngành… Tuy nhiên, do điều kiện địa chất phức tạp, đất đá có độ rắn rất cao lại phải khai thác xuống sâu, mưa bão nhiều, độ dốc… Công nghệ khai thác cũ dường như không còn thích hợp, nhất là sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các thiết bị khai thác, vận tải đều thiếu phụ tùng nghiêm trọng trong khi ngành cơ khí mỏ lại bị chia nhỏ, tách ra khỏi Ngành Than. Vốn được bao cấp gần như 100%, các xí nghiệp ngành Than bước vào cơ chế thị trường rất lúng túng, tình trạng “than thổ phỉ” trong khai thác, tiêu thụ đã băm nát nhiều mỏ nhỏ lộ vỉa, phá hủy môi trường cả vùng than hùng vĩ và thơ mộng. Sản lượng than cho đến năm 1994 vẫn chỉ đạt 5 triệu tấn. Đã có lúc người ta đề xuất giao ngành Than- một ngành kinh tế chiến lược – về cho tỉnh quản lý (?!). Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người rất tâm đắc với những di huấn của Bác Hồ đối với hai ngành Than-Điện trong công cuộc cơ khí hóa, hiện đại hóa đất nước. Ông đã sớm phát hiện ra những bất cập trong Quản lý Nhà nước và vai trò tự chủ sáng tạo trong sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau khi lắng nghe ý kiến của đông đảo cán bộ, đảng viên, công nhân mỏ giàu kinh nghiệm và các chuyên viên giỏi cả trong và ngoài nước, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định cho hai ngành Than-Điện thực hiện mô hình Tập đoàn Kinh tế mạnh, bước đầu là hai Tổng công ty với cơ chế hoàn toàn tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và chính ông đã trực tiếp chọn lãnh đạo với chỉ thị rất rõ ràng: Phải nhanh chóng lập lại trật tự trong sản xuất, tiêu thụ than và tăng nhanh sản lượng, quyết tâm thực hiện bằng được 10 triệu tấn than vào năm 2000 như mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc đã vạch ra. Thủ tướng nhắc nhở cần đầu tư nhiều hơn cho công cuộc trí thức hóa công nhân, không chỉ là bằng cấp và trình độ kỹ thuật mà còn phải có tầm nhìn kinh doanh hiện đại, biết tính toán chính xác hiệu quả mỗi công việc thích nghi với điều kiện sản xuất và thị trường. Những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp, cản trở sản xuất, kinh doanh thì kiên quyết loại bỏ; phải đào tạo lại cán bộ, công nhân phù hợp với công nghệ khai thác mới, yêu cầu quản lý mới. Chính phủ cho phép ngành Than được tự chủ mở rộng thị trường tiêu thụ, được sử dụng ngoại tệ để nhập những thiết bị hiện đại nhất của Mỹ, Nhật, Úc… Cần nhất là động viên được tinh thần bất khuất, sáng tạo của công nhân mỏ, nỗ lực thi đua “sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc” như mong ước của Bác Hồ. Đây là thời kỳ quan trọng mở ra kỷ nguyên mới cho ngành Than tăng tốc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than rất lớn cho ngành Điện cùng nhiều ngành công nghiệp khác phát triển nhanh. Chỉ sau 3 năm, Tổng Công ty Than Việt Nam đã vượt qua mốc son 10 triệu tấn than nhờ đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác, vận tải, bốc rót và cơ khí hóa hầm lò, tiếp tục đưa sản lượng lên 20, 30, 40 triệu tấn/năm. Ngành Than trở thành Đơn vị Anh hùng Lao động cùng với việc nâng cấp thành Tập đoàn Than Việt Nam, rồi Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam(TKV) với nhiều nghề khai thác mới, trong đó có sản phẩm Alumin đang được Thế giới đánh giá cao.

Kiến thức nghề nghiệp của mỗi người rất dễ bị lỗi thời khi công nghệ 4.0 đã và đang làm đổi thay cuộc sống toàn nhân loại. Vì thế, TKV khuyến khích mọi cán bộ, công nhân viên không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tri thức, đáp ứng kịp yêu cầu ngày càng cao của đất nước và Thế giới. Khi người công nhân được trí thức hóa, gia đình họ cũng cần có điều kiện sống trí thức, xứng đáng với công việc, thiết bị họ điều khiển. Đó chính là bài học quý báu Đảng bộ TKV đúc kết được trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới.

Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ và 25 năm thành lập, các thế hệ lãnh đạo TKV cùng các đơn vị thành viên đã có đủ năng lực,bản lĩnh vượt qua nhiều thách thức khốc liệt của thiên tai, của biến động thị trường, biến động tài nguyên. Trải qua ba cuộc khủng hoảng kinh tế lớn toàn cầu, có lúc phải ứ đọng hơn 10 triệu tấn than, họ vẫn bình tĩnh, năng động tháo gỡ và tự tin mở rộng diện khai thác lâu dài khi phải xuống rất sâu đầy nguy hiểm, khó khăn, giữ vững nhịp độ ra than với hiệu qua kinh tế cao. Nhiều mỏ đạt trên 3 triệu tấn/năm – gấp 3 lần sản lượng thịnh vượng nhất của cả Công ty Than đá Bắc kỳ thời Pháp.

Năm mươi năm qua, công nhân, cán bộ ngành Than đã không ngừng tự đổi mới, tự đào tạo lại mình, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn, với sản lượng gấp 50 lần ngày đầu tiếp quản, gấp 12 lần ngày Bác về vui Tết với thợmỏ. Đặc biệt, Đảng bộ TKV và Đảng bộ Than Quảng Ninh đã tiếp tục thực hiện đầy sáng tạo và rất thành công khát vọng trí thức hóa thợ mỏ của Bác Hồ, liên tục nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa cho công nhân, bảo đảm cho mọi gia đình có đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại, con em thợ mỏ được chăm sóc, đào tạo thành những thế hệ trí thức mới. Hầu hết cán bộ, đảng viên, công nhân trẻ đều có trình độ đại học, trung cấp kỹ thuật, được cử đi tu nghiệp, thực tập tại nhiều nước có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển. Với những kiến thức ngày càng hiện đại, đội ngũ công nhân, cán bộ TKV đang phấn đấu thực hiện nhanh cổ phần hóa, dũng cảm tiến quân khám phá chiều sâu mới trong lòng đất bằng công nghệ khai thác cơ khí tân tiến nhất, mở những gương than ở mức âm 500 mét với hệ số rủi ro cao, có nhiều khí độc. Mỗi thợ mỏ hôm nay vào ca sản xuất với tâm thức như những chiến sĩ vào trận đánh lớn, đúng như di huấn của Bác Hồ kính yêu.                                       

Hà Nội, tháng 9/2019

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/dang-bo-nganh-than-thuc-hien-khat-vong-tri-thuc-hoa-tho-mo-cua-bac-ho-201910221629437832.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Tháng Mười kiêu hãnh… –

Bài sau

Cập nhật Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho TKV –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho TKV –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev