KỲ 3 (tiếp theo và hết): Sự nhầm tưởng về công nghệ chế biến bauxite; đường vận chuyển alumin và dự án cảng Kê Gà
Về công nghệ chế biến bauxite
Chúng tôi bác bỏ thông tin cho rằng, công nghệ chế biến bauxite ở Tây Nguyên là công nghệ lạc hậu của Trung Quốc và khẳng định: công nghệ được sử dụng trong 2 Dự án Alumin Tây Nguyên là công nghệ Bayer Châu Mỹ, hoà tách bauxite ở nhiệt độ 140-1450C, nồng độ kiềm thấp 160-170g/l. Đây là công nghệ chung của thế giới; thiết bị là do Trung Quốc chế tạo theo công nghệ Bayer Châu Mỹ, chứ không phải công nghệ của Trung Quốc! Theo thống kê 2007, trên thế giới có khoảng 27 nhà máy sản xuất alumin xử lý quặng bauxite gip-xit, trong đó 26 nhà máy áp dụng công nghệ này.
Tổ hợp NM Alumina Tân Rai (cũng như ở Nhân Cơ) có 3 nhà máy: Nhà máy Alumina 650.000 tấn alumina/năm; Nhà máy Nhiệt điện than công suất 30 MW (2 tổ máy x 15 MW) và Nhà máy khí hóa than cấp nhiệt để nung Hydrat chế biến thành Alumin.
Tại Tân Rai (Lâm Đồng), các hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành. Tính đến đầu tháng 4/2013, đã khai thác hơn 1,6 triệu tấn quặng nguyên khai, sản xuất gần 265.000 tấn quặng tinh, 28.600 tấn alumin và 16.700 tấn Hydrat. Giá trị thực hiện đầu tư gần 11.612 tỷ đồng (nhỏ hơn dự án Khe Chàm II-IV). Tiêu chuẩn alumina: Hàm lượng Al2O3 >98,6%. Hiện đã có nhiều công ty đang giao dịch mua alumin với Vinacomin, bao gồm các công ty ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malayxia, các nước Châu Âu, Trung Quốc… Đã có hợp đồng dài hạn với Công ty Marubeni Nhật Bản (200.000 tấn) và Công ty HH Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) 900.000 tấn (giảm xuống còn 25%). Các Công ty của Việt Nam cũng đang tiến hành các giao dịch để mua sản phẩm Alumin và Hydrat, phục vụ sản xuất trong nước (hóa chất lọc nước, phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng). Ngày 25/5/2013, đã rót xuất lô hàng đầu tiên cho khách hàng Thụy Sỹ 15.000 tấn. Và hiện nay, Nhà máy Alumin Tân Rai đã chạy đạt công suất như đã nêu trên.
Tại Nhân Cơ (Đắk Nông): Đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình. Giá trị thực hiện đầu tư đạt 6.836 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và cho ra sản phẩm vào năm 2014. Nếu dư luận yêu cầu áp dụng công nghệ chế biến bauxite hiện đại hơn thì hiện nay trên thế giới chưa có.
Về đường vận tải alumin – Dư luận không thể “bắt vạ” Vinacomin
Ngày 25/5/2013, lô sản phẩm alumin đầu tiên, gồm 15 nghìn tấn mới rót xuống tàu cho khách hàng Thụy Sỹ. Vậy mà từ lâu, dư luận đã cho rằng, việc vận tải bauxite đã phá hỏng Quốc lộ 20 và Quốc lộ 51. Dư luận này không có căn cứ, bởi, khi bùng phát dư luận, hai Dự án trên chưa ra sản phẩm alumin để mà vận chuyển. Quặng bauxite thì nằm tại chỗ, sau đó mới đưa vào các nhà máy chế biến chứ đâu phải vận chuyển trên quốc lộ như dư luận lên tiếng!
Thực ra, trong thời gian triển khai các dự án, nhiều lượt xe siêu trường siêu trọng chở thiết bị, vật tư cung cấp cho công trường xây dựng các Nhà máy, đã tham gia giao thông trên 2 tuyến Quốc lộ này. Tuy nhiên, lưu lượng xe vận tải chiếm rất nhỏ trong tổng lưu lượng xe tham gia giao thông. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai, năm 2011, trên Quốc lộ 20 có khoảng 15.000 lượt xe/ngày và trên Quốc lộ 51 có khoảng 25.000 lượt xe/ngày. Trong khi, lưu lượng xe vận tải phục vụ cho Dự án Tân Rai khoảng 140 lượt xe/ngày. Sau này, khi hai nhà máy đi vào hoạt động, nếu đạt công suất thiết kế, sản lượng alumin mỗi nhà máy chỉ có 650 nghìn tấn, bằng sản lượng của một công trường mỏ than lộ thiên.
Với khối lượng vận chuyển alumin và than, nguyên liệu không lớn mà nhiều ý kiến đòi hỏi Vinacomin xây dựng đường để vận chuyển là không công bằng; nếu không muốn nói đây là sự …“bắt vạ”! Thử hỏi, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 5 dự án xi măng, công suất tới 1,1-1,2 triệu tấn/năm (tương đương với 2 dự án Alumin) liệu chủ đầu tư các dự án xi măng có phải đầu tư xây dựng đường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hay không? Bởi vậy, không thể buộc Vinacomin gánh chịu trách nhiệm khi khối lượng hàng hoá vận chuyển trên các tuyến đường lớn hơn rất nhiều so với khối lượng hàng hoá của Vinacomin.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp tham gia một lĩnh vực nhất định. Kết cấu hạ tầng (đường, điện) do Nhà nước đầu tư hoặc đấu thầu BOT cho nhà đầu tư tham gia và thu phí, doanh nghiệp vận tải trả phí. Việc vận chuyển alumina đến cảng và chuyển than đến các nhà máy do các công ty vận tải chuyên nghiệp thực hiện thông qua hợp đồng với Vinacomin. Các công ty này có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về an toàn và tải trọng; Vinacomin mở rộng hợp tác (xã hội hóa trong đầu tư) trong đó thuê vận tải chứ không đầu tư phương tiện vận tải.
Dừng dự án Cảng Kê Gà không ảnh hưởng đến hai dự án bauxite Tây Nguyên
Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng Dự án xây dựng Cảng Kê Gà, nhiều ý kiến cho rằng đó là sự thừa nhận thất bại của hai Dự án bauxite ở Tây Nguyên; thậm chí đề nghị dừng tiếp các dự án thí điểm khai thác chế biến bauxite!
Thưa rằng, Thủ tướng quyết định dừng Dự án xây dựng Cảng Kê Gà trong thời điểm này là hợp lý và không ảnh hưởng tới hai dự án bauxite ở Tây Nguyên. Bởi, hai dự án sản xuất alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ có khối lượng hàng hóa không lớn, trong khi năng lực các cảng hiện có trong khu vực đang dư thừa, hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa của hai dự án.
Ban đầu, dự kiến đầu tư cảng Kê Gà là để phục vụ cho các dự án sản xuất alumin – nhôm theo Quy hoạch bauxite năm 2007. Hiện tại Quy hoạch này đang được điều chỉnh, các dự án sản xuất alumin – nhôm đều được điều chỉnh giãn tiến độ. Bên cạnh đó khối lượng hàng hóa khác của các tỉnh trong khu vực cũng không tăng trưởng như dự kiến, do khó khăn chung của nền kinh tế.
Do vậy, việc đầu tư cảng Kê Gà hiện tại là chưa cần thiết, Vinacomin đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng cảng Kê Gà và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Sau khi Quy hoạch bauxite điều chỉnh được duyệt, căn cứ vào vị trí, quy mô, tiến độ các dự án sản xuất alumin – nhôm, sẽ có xem xét đầu tư cảng cho phù hợp.
Chúng tôi bác bỏ thông tin cho rằng, công nghệ chế biến bauxite ở Tây Nguyên là công nghệ lạc hậu của Trung Quốc và khẳng định: công nghệ được sử dụng trong 2 Dự án Alumin Tây Nguyên là công nghệ Bayer Châu Mỹ, hoà tách bauxite ở nhiệt độ 140-1450C, nồng độ kiềm thấp 160-170g/l. Đây là công nghệ chung của thế giới; thiết bị là do Trung Quốc chế tạo theo công nghệ Bayer Châu Mỹ, chứ không phải công nghệ của Trung Quốc! Theo thống kê 2007, trên thế giới có khoảng 27 nhà máy sản xuất alumin xử lý quặng bauxite gip-xit, trong đó 26 nhà máy áp dụng công nghệ này.
Tổ hợp NM Alumina Tân Rai (cũng như ở Nhân Cơ) có 3 nhà máy: Nhà máy Alumina 650.000 tấn alumina/năm; Nhà máy Nhiệt điện than công suất 30 MW (2 tổ máy x 15 MW) và Nhà máy khí hóa than cấp nhiệt để nung Hydrat chế biến thành Alumin.
Tại Tân Rai (Lâm Đồng), các hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành. Tính đến đầu tháng 4/2013, đã khai thác hơn 1,6 triệu tấn quặng nguyên khai, sản xuất gần 265.000 tấn quặng tinh, 28.600 tấn alumin và 16.700 tấn Hydrat. Giá trị thực hiện đầu tư gần 11.612 tỷ đồng (nhỏ hơn dự án Khe Chàm II-IV). Tiêu chuẩn alumina: Hàm lượng Al2O3 >98,6%. Hiện đã có nhiều công ty đang giao dịch mua alumin với Vinacomin, bao gồm các công ty ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malayxia, các nước Châu Âu, Trung Quốc… Đã có hợp đồng dài hạn với Công ty Marubeni Nhật Bản (200.000 tấn) và Công ty HH Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) 900.000 tấn (giảm xuống còn 25%). Các Công ty của Việt Nam cũng đang tiến hành các giao dịch để mua sản phẩm Alumin và Hydrat, phục vụ sản xuất trong nước (hóa chất lọc nước, phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng). Ngày 25/5/2013, đã rót xuất lô hàng đầu tiên cho khách hàng Thụy Sỹ 15.000 tấn. Và hiện nay, Nhà máy Alumin Tân Rai đã chạy đạt công suất như đã nêu trên.
Tại Nhân Cơ (Đắk Nông): Đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình. Giá trị thực hiện đầu tư đạt 6.836 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và cho ra sản phẩm vào năm 2014. Nếu dư luận yêu cầu áp dụng công nghệ chế biến bauxite hiện đại hơn thì hiện nay trên thế giới chưa có.
Về đường vận tải alumin – Dư luận không thể “bắt vạ” Vinacomin
Ngày 25/5/2013, lô sản phẩm alumin đầu tiên, gồm 15 nghìn tấn mới rót xuống tàu cho khách hàng Thụy Sỹ. Vậy mà từ lâu, dư luận đã cho rằng, việc vận tải bauxite đã phá hỏng Quốc lộ 20 và Quốc lộ 51. Dư luận này không có căn cứ, bởi, khi bùng phát dư luận, hai Dự án trên chưa ra sản phẩm alumin để mà vận chuyển. Quặng bauxite thì nằm tại chỗ, sau đó mới đưa vào các nhà máy chế biến chứ đâu phải vận chuyển trên quốc lộ như dư luận lên tiếng!
Thực ra, trong thời gian triển khai các dự án, nhiều lượt xe siêu trường siêu trọng chở thiết bị, vật tư cung cấp cho công trường xây dựng các Nhà máy, đã tham gia giao thông trên 2 tuyến Quốc lộ này. Tuy nhiên, lưu lượng xe vận tải chiếm rất nhỏ trong tổng lưu lượng xe tham gia giao thông. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Đồng Nai, năm 2011, trên Quốc lộ 20 có khoảng 15.000 lượt xe/ngày và trên Quốc lộ 51 có khoảng 25.000 lượt xe/ngày. Trong khi, lưu lượng xe vận tải phục vụ cho Dự án Tân Rai khoảng 140 lượt xe/ngày. Sau này, khi hai nhà máy đi vào hoạt động, nếu đạt công suất thiết kế, sản lượng alumin mỗi nhà máy chỉ có 650 nghìn tấn, bằng sản lượng của một công trường mỏ than lộ thiên.
Với khối lượng vận chuyển alumin và than, nguyên liệu không lớn mà nhiều ý kiến đòi hỏi Vinacomin xây dựng đường để vận chuyển là không công bằng; nếu không muốn nói đây là sự …“bắt vạ”! Thử hỏi, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 5 dự án xi măng, công suất tới 1,1-1,2 triệu tấn/năm (tương đương với 2 dự án Alumin) liệu chủ đầu tư các dự án xi măng có phải đầu tư xây dựng đường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hay không? Bởi vậy, không thể buộc Vinacomin gánh chịu trách nhiệm khi khối lượng hàng hoá vận chuyển trên các tuyến đường lớn hơn rất nhiều so với khối lượng hàng hoá của Vinacomin.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp tham gia một lĩnh vực nhất định. Kết cấu hạ tầng (đường, điện) do Nhà nước đầu tư hoặc đấu thầu BOT cho nhà đầu tư tham gia và thu phí, doanh nghiệp vận tải trả phí. Việc vận chuyển alumina đến cảng và chuyển than đến các nhà máy do các công ty vận tải chuyên nghiệp thực hiện thông qua hợp đồng với Vinacomin. Các công ty này có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về an toàn và tải trọng; Vinacomin mở rộng hợp tác (xã hội hóa trong đầu tư) trong đó thuê vận tải chứ không đầu tư phương tiện vận tải.
Dừng dự án Cảng Kê Gà không ảnh hưởng đến hai dự án bauxite Tây Nguyên
Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng Dự án xây dựng Cảng Kê Gà, nhiều ý kiến cho rằng đó là sự thừa nhận thất bại của hai Dự án bauxite ở Tây Nguyên; thậm chí đề nghị dừng tiếp các dự án thí điểm khai thác chế biến bauxite!
Thưa rằng, Thủ tướng quyết định dừng Dự án xây dựng Cảng Kê Gà trong thời điểm này là hợp lý và không ảnh hưởng tới hai dự án bauxite ở Tây Nguyên. Bởi, hai dự án sản xuất alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ có khối lượng hàng hóa không lớn, trong khi năng lực các cảng hiện có trong khu vực đang dư thừa, hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa của hai dự án.
Ban đầu, dự kiến đầu tư cảng Kê Gà là để phục vụ cho các dự án sản xuất alumin – nhôm theo Quy hoạch bauxite năm 2007. Hiện tại Quy hoạch này đang được điều chỉnh, các dự án sản xuất alumin – nhôm đều được điều chỉnh giãn tiến độ. Bên cạnh đó khối lượng hàng hóa khác của các tỉnh trong khu vực cũng không tăng trưởng như dự kiến, do khó khăn chung của nền kinh tế.
Do vậy, việc đầu tư cảng Kê Gà hiện tại là chưa cần thiết, Vinacomin đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng cảng Kê Gà và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Sau khi Quy hoạch bauxite điều chỉnh được duyệt, căn cứ vào vị trí, quy mô, tiến độ các dự án sản xuất alumin – nhôm, sẽ có xem xét đầu tư cảng cho phù hợp.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/bauxite-tay-nguyen-phan-bien-voi-phan-bien-6948.htm” button=”Theo vinacomin”]