GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Ấn tượng chuyến xuyên Việt của phóng viên Vinacomin –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Dẫu cho có đến nhiều lần, nhưng cứ mỗi khi đi Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam Trung Bộ trong lòng lại thấy bâng khuâng. Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan kỳ vĩ cứ cuốn hút, mỗi lần đến đều thấy thay đổi, khác lạ. Cái thay đổi của cả vùng đất đã đành. Nhưng còn cái thay đổi nữa là những công trình, những con người của Vinacomin cứ ngày càng nhiều thêm. Chuyến đi này của cánh phóng viên chúng tôi còn có cái khác trước là không đi bằng máy bay mà đi bằng đường bộ, dọc theo chiều dài đất nước.

Ngày thứ nhất, xe đi từ sáng sớm cho đến tối khuya, người ê ẩm, thế rồi chúng tôi cũng đến Huế. Đặt mình xuống là ngủ ngay mặc cho thành phố Huế thơ mộng, êm đềm trong màn đêm, dù trên xe cũng đã gật gù đôi chút. Sáng hôm sau, xe vượt qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, qua Kon Tum để đến Gia Lai. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Công ty Hóa Chất mỏ Tây Nguyên, đơn vị trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ – Vinacomin. Tỉnh Kon Tum cũng có văn phòng đại diện Công ty Địa chất Miền Nam GEOSIMCO trực thuộc Tập đoàn, nhưng chúng tôi không đến. Đơn vị này đang thăm dò nhiều loại khoáng sản kim màu ở các tỉnh Tây Nguyên để làm tiền đề cho việc khai thác sau này. Họ là những người luôn đi trước. Còn Công ty Hóa chất mỏ Tây Nguyên có trụ sở tại số 444/4 Lê Duẩn, Thành phố Pleiku, Gia Lai. Đó là một văn phòng cao tầng khang trang, trên một mảnh đất đỏ rộng rãi. Đã sang buổi chiều, ánh nắng vàng trải dài nhưng mát mẻ, không gay gắt như nắng Miền Bắc làm cho chúng tôi cảm thấy rất dễ chịu. Văn phòng khá yên ắng. Tiếp chúng tôi, ông Vũ Trường Thông, phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty hồ hởi như đón người đi xa mới về. Ông cho biết, văn phòng chỉ có vài chục người làm nghiệp vụ, còn lại tất cả anh em đều rải rác trên nhiều vị trí công trường theo các hợp đồng với các đơn vị. Cũng như nhiều Công ty hóa chất mỏ khác trên các vùng miền khác nhau, đơn vị cũng làm cung ứng và dịch vụ khoan nổ từ lớn tới nhỏ mỗi năm hàng ngàn tấn cho các đơn vị trong vùng. Khó khăn thì nhiều do có nhiều đơn vị nhỏ lẻ, lại xa xôi, chi phí sản xuất lớn, nhưng anh em trong đơn vị cứ thay nhau gắn bó, bám trụ, thế rồi cũng hoàn thành kế hoạch hàng năm. Việc công hoàn thành, nhiều người xây dựng gia đình ngay trên vùng đất này. Buổi tối, ông Thông dẫn chúng tôi đi thăm thú và thưởng ngoạn không khí trong lành của Gia Lai. Gió ở đây dường như không ngớt, cũng không có cơn như gió mùa ngoài Bắc, cứ khe khẽ, mộc mạc tràn về, tấp lấy chúng tôi. Thành phố Pleiku về đêm lấp loáng ánh đèn, nhưng lại không dày đặc như Hà Nội. Cảm thụ ánh nắng ban chiều và buổi tối Tây Nguyên làm cho tâm hồn ai cũng như lâng lâng, khó tả. Đúng như nhạc sỹ Nguyễn Cường đã viết về Tây Nguyên trong nhạc phẩm “Còn yêu nhau thì về” trong đó có đoạn: Có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên…”
 
Sáng sớm hôm sau, Pleiku vẫn còn chìm trong màn sương dày đặc, trong cái lạnh se se không quá buốt, chúng tôi rời thành phố xinh đẹp này vượt qua Buôn Mê Thuột, Đắk Lăk đến tỉnh Đăk Nông. Không kịp chia tay ông Thông một lần nữa, chúng tôi chỉ gọi điện cảm ơn “Người nhà” đã giúp đỡ chúng tôi tác nghiệp lại còn giúp chúng tôi hiểu biết nhiều hơn về một vùng đất đầy chất thơ này. Vậy mà đã sang ngày thứ ba.
 
Đường Tây Nguyên không rộng nhưng thông thoáng. Con đường nhựa bán đầy đất đỏ uốn lượn. Khi lên cao có thể nhìn hết tầm mắt tạo lên một vệt dài giữa bạt ngàn màu xanh của rừng cao su, điều, cà phê, ca cao, tiêu… Khung cảnh thật đẹp mắt. Thi thoảng có những chiếc xe công nông của người dân trồng trọt chở đầy nông sản ung dung trên đường. Có những xe một người đàn ông chở người phụ nữ và bốn năm đứa trẻ, nồi niêu, cuốc xẻng, và đặc biệt có cả… mấy chú chó. Đó là đại gia đình của những người dân tộc thiểu số, chủ yếu là Ê đê kéo nhau lên nương. Họ sẽ làm việc và sinh sống ngay trên nương cho đến khi mặt trời lặn mới lại đánh xe trở về nhà. Xe đi khá nhanh, tầm quá đầu giờ chiều đã qua Buôn Mê Thuột đến Gia Nghĩa, thủ phủ của tỉnh Đăk Nông. Tại Buôn Mê Thuột cũng có đơn vị chi nhánh Công ty Bảo Hiểm SIVIC trực thuộc Vinacomin đang phát triển thị trường khu vực Tây Nguyên, nhưng chúng tôi cũng không đến. Quăng mình xuống khách sạn “Người nhà” mang tên Vinacomin Hotel, dù mệt mỏi nhưng chúng tôi không thể ngồi yên vì muốn biết ngay hoạt động của các đơn vị. Thế là lại khoác máy ảnh, giấy bút lên đường ngay. Cánh phóng viên chúng tôi tỏa đi mỗi người một ngả vì ở vùng đất này, cách nhau không xa có nhiều đơn vị trực thuộc Tập đoàn đang làm việc tại đây. Đó là các đơn vị Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên (Tổng Công ty Đông Bắc); Ban quản lý Dự án Alumin Nhân Cơ; Công ty Xây lắp Môi Trường – Vinacomin  và một số đơn vị dịch vụ khác. Trong đó, Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên là đơn vị tiên phong trong việc tìm kiếm, thăm dò quặng bauxit tại Tây Nguyên.
 
Xuất phát từ chủ trương của Đảng, Chính phủ về đầu tư khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên, năm 2004 thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc điều động một số công nhân, cán bộ vào địa bàn Tây Nguyên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm quặng bauxit tại tỉnh Đăk Nông. Các anh thuê nhà dân và bắt đầu từ những lỗ khoan đầu tiên trên những vùng hoang vu. Điều bất ngờ đối với các chiến sỹ của Công ty là trữ lượng bauxit tại hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng khá lớn và dễ khai thác. Cuối 2005 Xí nghiệp Khai thác khoáng sản Tây Nguyên tiền thân của Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên – Tổng công ty Đông Bắc chính thức đi vào hoạt động. Lần lượt sau đó, hai dự án tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng và Nhân Cơ bắt tay vào triển khai thử nghiệm. Dẫu có không ít khó khăn, trở ngại do đây là hoạt động khai thác và sản xuất công nghiệp nhôm đầu tiên ở nước ta. Đi đầu thường đồng nghĩa với khó khăn, thách thức. Nhưng với những bước đi thận trọng, tin rằng trong một ngày không xa, những mẻ alumin đầu tiên sẽ ra lò, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nền công nghiệp nhôm còn mới mẻ này. Để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong tổ hợp, Tập đoàn đã thành lập Công ty Xây lắp Môi trường Nhân Cơ. Công ty có nhiệm vụ hoàn thổ những khu vực khai thác quặng và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đồng thời trong quá trình triển khai dự án. Điều dễ nhận thấy ở những người tiên phong trên vùng đất mới, đó là sự nhiệt huyết. Khí thế lao động ở nơi nào cũng sôi nổi, ai ai cũng vui vẻ nói cười. Họ tự tin vào những công việc mình làm. Từ Nhân Cơ, Đăk Nông sang Bảo Lộc, Lâm Đồng cũng mất nửa ngày đường, phải vượt qua không biết bao nhiêu con đèo, dọc theo dòng sông Đồng Nai, nơi Tập đoàn Vinacomin cũng đang triển khai Dự án Thủy điện Đồng Nai 5. Dự án do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng vốn là 5.200 tỷ đồng cũng vừa được thu xếp xong. Dự án bao gồm 2 tổ máy với công suất 150 MW sẽ sớm được khởi công trong nay mai.
 
Ngày thứ năm, chúng tôi nghỉ tại Lâm Đồng. Trời chiều, cơn mưa nhẹ làm cho bầu trời như giăng sương, se lạnh. Lâm Đồng một ngày như có 4 mùa trong năm ở ngoài Bắc. Buổi sáng trời dịu mát, phủ sương như mùa Xuân. Buổi trưa, nắng bừng nhưng không nắng rát, bầu trời xanh trong vắt, gió ào ạt như mùa Hạ. Buổi chiều, trước khi tắt nắng, không khí trong lành hơn, tựa như mùa Thu. Còn đêm về, có khi mưa rả rích, cái lạnh tràn về như đang ở giữa mùa Đông.
 
Muốn cảm thụ thêm, nhưng công việc cuốn hút, hôm sau, cánh phóng viên chúng tôi lại lên đường xuôi ra Bình Thuận, nơi những người của Vinacomin đang san gạt mặt bằng Trung tâm điện lực ở Vĩnh Tân, đang triển khai dự án Cảng nước sâu ở Kê Gà. Khác hoàn toàn với khí hậu Tây Nguyên dù cho đoạn đường cũng chỉ vài trăm ki lô mét, Bình Thuận nóng hơn và hầu như không có mưa. Kỹ sư Nguyễn Cao Cường dẫn chúng tôi bước hẳn lên con đê lấn biển được coi là một kỳ tích về sức lao động của con người. Con đê như một mũi tên xuyên ra phía biển, thách thức đại dương. Hàng ngàn khối bê tông Tetrapod chắn sóng nghiêng mình ra biển như những chú chim cánh cụt xếp hàng dài tít tắp. Chúng tôi chỉ còn biết ca ngợi bằng hai chữ: Tuyệt vời. Công trình do Công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại (Tổng Công ty Đông Bắc) thi công. Hệ thống đê bao lấn biển Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 3,3 km, dài nhất Việt Nam hiện nay, chiều cao đê 13,3m, chiều rộng chân đê trung bình 40m. Đây là một trong những hạng mục then chốt trong việc san gạt mặt bằng của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Ngoài ra, đơn vị còn thi công gói thầu san gạt mặt bằng nhà máy chính, bãi thải xỉ, xây dựng kênh mương, hàng rào của dự án. Toàn bộ Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân có diện tích 378 ha, gồm 3 nhà máy nhiệt điện, có tổng công suất thiết kế 4.400 MW. Cách đó chừng trên 100 km, tại Kê gà, Tập đoàn cũng đang triển khai Dự án Cảng biển nước sâu. Cảng Kê Gà có chiều dài 2,3 km với tổng diện tích 366 ha; trong đó 70 ha trên đất liền và 296 ha mặt nước biển với tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn của dự án theo tính toán ban đầu khoảng trên 700 triệu USD. Riêng giai đoạn 1 có vốn đầu tư khoảng 4.100 tỷ đồng. Cảng Kê Gà hình thành sẽ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá của các dự án bôxit nhôm nói riêng cũng như là tiền đề cho sự phát triển kinh tế cho cả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nói chung.
 
Nghỉ tại một khách sạn cạnh bờ biển Bình Thuận với những con sóng ào ạt, ngày thứ sáu, đã thấm mệt. Nhưng hôm sau chúng tôi vẫn lên đường sớm để đến thẳng với Tổ hợp than điện Nông Sơn. Chúng tôi phải đi mất gần một ngày đường mới đến nơi vì Nông Sơn nằm khá xa trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đó là một huyện nghèo. Nơi đây đã từng xảy ra vụ đắm đò làm 18 em học sinh bị nạn năm 2003. Bây giờ thì cây cầu đã được bắc ngang sông Thu Bồn, ngay gần tổ hợp than điện Nông Sơn. Mỏ than Nông Sơn chỉ có công suất 150 ngàn tấn/năm, nhưng cũng như Na Dương (Lạng Sơn), Sơn Động (Bắc Giang), do cung đường vận chuyển tiêu thụ khá xa nên hiện Công ty đang xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 30 MW để giải bài toán này.
 
Cũng trong chuyến đi, trên hành trình ngược ra Bắc, ngày thứ bảy, thứ tám, chúng tôi còn đến được với Công ty Chế biến Kinh doanh than Đà Nẵng, Công ty Hóa chất mỏ Trung trung bộ… Và ở đâu chúng tôi cũng thấy một vóc dáng Vinacomin vươn mình xây dựng những nhà máy, những công trình cao đẹp góp phần xây dựng kinh tế, tô điểm thêm cho những địa phương nơi đứng chân nói riêng, cũng như làm giàu cho đất nước nói chung.
 
 

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/an-tuong-chuyen-xuyen-viet-cua-phong-vien-vinacomin-869.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Điều ước của người làm kế hoạch –

Bài sau

Cập nhật Đôi bờ Mông Dương –

Bài sau

Cập nhật Đôi bờ Mông Dương –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev