GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Thành phố mỏ –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Nếu nói đến Vùng mỏ, người ta nghĩ ngay đến hàng vạn người thợ làm than trên vùng đất này. Vùng mỏ Quảng Ninh chia rõ rệt thành ba khu vực khai thác than chính. Đó là Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả. Thời mới giải phóng khu mỏ, cả ngành Than chỉ có ba Công ty khai thác than của ba vùng. Trong đó vùng than Cẩm Phả chiếm sản lượng chính, khoảng trên 50% sản lượng than của toàn Ngành. Than Cẩm Phả có chất lượng tốt được nhiều ngành công nghiệp trong và ngoài nước tin dùng. Trong điều kiện tiêu thụ than khó khăn như hiện nay, khách hàng khó tính, nhưng than của các đơn vị vùng Cẩm Phả vẫn tiêu thụ được. Vùng than Cẩm Phả giờ vẫn đang là cứu cánh cho các vùng khác khi phải kéo than của khu vực Uông Bí, Hòn Gai về pha trộn với than khu vực Cẩm Phả để tiêu thụ.

Là một thợ mỏ với ngót mười lăm năm sinh sống và làm việc trên vùng đất Cẩm Phả, cánh thợ mỏ chúng tôi đã quá quen với mỗi góc phố, con đường hay mỗi tầng than, những đường lò… và càng ngày lại càng thêm yêu vùng đất này. Mặc dù là thế hệ thợ mỏ trẻ, nhưng qua tìm hiểu lịch sử, chúng tôi biết và luôn tự hào về giai cấp công nhân mỏ nói chung và về Thợ mỏ Cẩm Phả nói riêng. Trong phong trào đấu tranh sôi nổi đòi quyền sống, quyền tự do, độc lập, Thợ mỏ vùng Cẩm Phả là cái nôi của cách mạng. Tiêu biểu là cuộc đình công của trên ba vạn Thợ mỏ Cẩm Phả ngày 12-11-1936. Khi đó, dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp, Thợ mỏ lao động lầm than, khổ cực nhưng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, người ta còn gọi là kiếp phu mỏ. Cuộc đình công diễn ra tại tất cả các khu mỏ Cẩm Phả đã buộc Thực dân Pháp phải nhượng bộ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó chính là khởi đầu cho hàng loạt các cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc mà kết thúc là thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Tại khu vực trung tâm Cẩm Phả, đầu đường lên Mỏ Đèo Nai, người ta đã dựng lên tấm bia ghi lại sự kiện quan trọng của cuộc đình công năm 1936. Sau này, những năm thập kỷ chín mươi thế kỷ trước, Tập đoàn đã giải phóng cả một nhà máy Cơ khí rộng hàng chục ngàn mét vuông, khi đó là Nhà máy Cơ khí Cẩm Phả để xây dựng Tượng đài Thợ mỏ và khu vực Quảng trường mang tên 12-11. Mỗi lần có những sự kiện quan trọng, ngành Than lại tổ chức mít tinh, hội diễn… như để tỏ lòng tri ân các thế hệ Thợ mỏ cha anh. Năm 1967, lãnh đạo ngành Than và tỉnh Quảng Ninh đã lấy ngày 12-11 hàng năm là ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ – Truyền thống ngành Than. Năm nay cũng vậy, Thợ mỏ đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của mình. Trên khắp các công trường, nhà máy, trong hầm mỏ, trên tầng than… Thợ mỏ đang thi đua lập thành tích bằng những việc làm thiết thực chào mừng ngày kỷ niệm 12-11. Nhiều sự kiện văn hóa sôi nổi cũng được Thợ mỏ tổ chức. Tại lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao toàn Tập đoàn vừa qua, ngọn lửa truyền thống của Ngành được rước từ khu vực bia tưởng nhớ sự kiện 12-11-1936 ra khu vực tượng đài Thợ mỏ tại Quảng trường 12-11 và đưa về sân vận động trung tâm Cẩm Phả. Ý nghĩa đó như ngọn lửa hồng, từ trái tim nóng của lớp cha anh đi trước, hun đúc cho các thế hệ Thợ mỏ trẻ tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất.

Chúng ta đều biết, trong lịch sử, từ thời Minh Mạng, những viên than đầu tiên được vua ban dụ cho khai thác tại Đông Triều. Vua Minh Mạng cũng đã đặc biệt quan tâm đến vùng đất Cẩm Phả này. Phải chăng vị vua này đã nhìn thấy sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than đá tại đây? Chỉ đáng tiếc người Pháp đã đi trước, và vùng Cẩm Phả đã sớm rơi vào tay Thực dân Pháp. Nhiều sách sử đã ghi lại cho thấy, đầu thế kỷ 19, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn châu Tiên Yên. Năm 1831, vua Minh Mạng tách Cẩm Phả làm một tổng thuộc huyện Hoành Bồ, gồm 5 phố và 3 xã, trong đó 5 phố là Hạ Lâm, Núi Trọc, Ngã Hai, Mông Dương, Vạn Hoa và 3 xã gồm có Cẩm Phả, Đại Lộc, Quang Hanh. Năm 1884, Vua Tự Đức kí hiệp ước Patenotre công nhận sự bảo hộ của Pháp. Đến thời Nguyễn, thay mặt triều đình nhà Nguyễn tổng đốc Tôn Thất Bật đã ký kết hiệp ước, bán vùng Đông Triều, Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả cho Pháp với giá 25 vạn đồng. Ngày 24 tháng 8 năm 1886, Bavieaupour thành lập công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francais des Charbonnages du Tôn Kin) độc quyền chiếm đoạt và khai thác than vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương. Năm 1888, Pháp cho tiến hành thăm dò khai thác than trên cơ sở những lò cũ của dân bản xứ là người Sán Dìu, Thanh Phán, Kinh,Tày, Hoa…

Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 27 tháng 9 năm 1945, chính quyền nhân dân Cẩm Phả, Cửa Ông được thành lập. Lúc này Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai. Tháng 11 năm 1946, quân Pháp quay lại chiếm đóng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông hợp thành liên thị xã. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, Pháp rút khỏi Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng. Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả chính thức được thành lập trực thuộc khu Hồng Quảng, gồm 7 phường: Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Trung, Cẩm Thủy, Cẩm Thạch; 3 thị trấn: Cọc 6, Cửa Ông, Mông Dương và 3 xã: Cẩm Bình, Quang Hanh, Thái Bình. Xã Thái Bình sau này là phường Cẩm Thịnh bây giờ.

Cẩm Phả có địa bàn rộng, trải dài với rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp khai thác than vẫn là đầu tàu. Với nhiều đơn vị của Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam cùng các đơn vị sản xuất công nghiệp, thương mại khác, Cẩm Phả đang phát triển mạnh mẽ về công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch… Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cẩm Phả hàng năm đều đạt trên 14%, thu ngân sách thành phố là trên 1000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD, một con số khá ấn tượng. Năm 2005, thị xã Cẩm Phả được công nhận là đô thị loại III. Ngày 21 tháng 2 năm 2012, thị xã Cẩm Phả chính thức trở thành thành phố Cẩm Phả. Ngày 17 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Cẩm Phả là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả đã thực sự trở thành một thành phố công nghiệp năng động. Những ngôi nhà cao tầng được mọc lên, những khu đô thị mới được xây dựng khang trang tại các khu vực trung tâm. Nhiều nhà máy hiện đại được xây dựng và đi vào hoạt động như Trung tâm nhiệt điện Mông Dương, Nhiệt điện Cẩm Phả I, Cẩm Phả II, Nhà máy xi măng… Vắt ngang như tô điểm thêm nét đẹp cho Cẩm Phả trở thành một bức tranh sơn thủy hữu tình là những tuyến băng tải trải dài vận chuyển than ra những bến cảng để đưa than đi mọi miền đất nước. Nhiều vạt cây xanh trong các dự án hoàn nguyên môi trường đã trở nên xanh ngắt. Đó chỉ là bề ngoài nhìn thấy. Không ít người, đặc biệt là du khách từ nơi xa đến, không phải ai cũng biết, dưới lòng đất của thành phố năng động này là ngang dọc hệ thống các đường lò. Dưới đó có những máy móc hiện đại. Và mỗi ngày, 24/24 giờ, hàng vạn Thợ mỏ đang cần mẫn làm việc, đổ mồ hôi, thậm chí cả máu của mình để những tấn “vàng đen” được đưa lên. Thành phố đang thay đổi từng ngày. Trong những thay đổi đó, Thợ mỏ và ngành Than tự hào đã đóng góp một phần không nhỏ công sức và trí tuệ để xây dựng lên một Thành phố Mỏ – Thành phố Than trù phú.

Không dừng lại ở đó, trong đường lối đi lên của mình, Cẩm Phả đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ đồng bộ, bền vững, thân thiện với môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 đã khẳng định trong đường lối của mình: Giữ gìn và phát huy truyền thống “Kỷ luật & Đồng tâm”; đổi mới toàn diện phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; cải thiện mạnh mẽ, rõ rệt môi trường sống; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Cẩm Phả trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh.

Vâng, truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của giai cấp công nhân mỏ nói chung và của Thợ mỏ, nhân dân Cẩm Phả nói riêng chính là động lực đưa Cẩm Phả bước tiếp trên chặng đường của mình.

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/thanh-pho-mo-201609301455205335.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Than Thống Nhất: Nhiều giải pháp kịp thời –

Bài sau

Cập nhật Vợ con là nguồn động lực của tôi… –

Bài sau

Cập nhật Vợ con là nguồn động lực của tôi… –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev