Lê Thanh Trúc và Lê Trịnh Tiến Đạt (TPHCM) quen nhau trong hoàn cảnh đặc biệt: Bố của Đạt và mẹ của Trúc là bạn học cùng lớp.
Trong một lần đi họp lớp, 2 ông bà ngồi trò chuyện mới biết hai bên đều có con đang tuổi dựng vợ gả chồng. Đạt tuổi Hổ, Trúc tuổi Mèo, rất hợp tuổi nhau.
Không lâu sau, 2 gia đình hẹn đến nhà nhau chơi nhưng chưa đặt nặng chuyện mai mối các con. Khi về, bố của Đạt đưa cho con trai số điện thoại của Trúc, nói đây là con gái bạn mình, rồi ông để con tự quyết định.
Đạt chủ động liên hệ với Trúc. Không lâu sau, 2 người bắt đầu hẹn hò. Một năm sau, đám cưới diễn ra. Tính tới giờ, Trúc đã làm dâu được 6 tháng.
Trước khi về làm dâu, Trúc khá lo lắng, không biết mình có thể thích nghi với nếp sống gia đình nhà chồng không. Nhưng ngày mới về nhà chồng, cô trút được gánh nặng khi mẹ chồng đưa cho cô 10 chiếc quần đùi, nói “con mặc ở nhà cho thoải mái”.
Là một mẹ chồng hiện đại, bà Trịnh Thị Vân, 58 tuổi, luôn cố gắng tạo không khí thoải mái nhất cho con dâu.
Bà tận tình hướng dẫn con làm quen với nếp sống của gia đình. Chuyện cơm nước trong nhà gần như một tay bà làm hết vì Trúc vừa phải đi làm, vừa đi học thêm.
Bà Vân không yêu cầu con dâu phải vào bếp
Bà Vân tâm sự, bà chứng kiến nhiều mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu căng thẳng cũng như sự hà khắc của mẹ chồng khi xưa. Vì thế, bà vẫn luôn nghĩ, khi nào có con dâu, mình sẽ thật yêu thương và chiều chuộng con để những giọt nước mắt của người mẹ đẻ khi con đi lấy chồng sẽ là những giọt nước mắt hạnh phúc.
“Ngày cưới, mình đưa cả dòng họ đến rước con dâu về. Các cụ còn có câu ‘dâu là con, rể là khách’. Vậy thì tại sao mình lại không yêu thương con dâu? Trên đời có ai hoàn hảo hết đâu, nếu con không biết thì mình góp ý”.
Bà cũng cho biết, vì con dâu bận làm, bận học nên bà không yêu cầu con phải vào bếp. Bà nấu, nếu ngon thì con ăn nhiều, không ngon con có thể ăn ít, hôm nào không muốn ăn thì báo mẹ không nấu.
“Thi thoảng, con dâu mua đồ ăn ngon về, thế là được rồi. Mắc gì bắt con vào bếp, nhỡ nó nấu không vừa ý mình thì sao”.
Bà khẳng định, bà không có quan niệm con dâu về nhà chồng là để phục vụ gia đình chồng, mà chỉ cần các con sống hạnh phúc, hòa hợp, bảo ban nhau làm việc cho tốt là được.
Về phía Trúc, cô cho biết, mẹ chồng như một người bạn của cô. Mẹ rất tâm lý, dễ tính và luôn ủng hộ việc phụ nữ phải biết làm đẹp.
“Việc em niềng răng, hồi còn ở với ba mẹ đẻ, mẹ em không đồng ý vì sợ sẽ phá vỡ cấu trúc gương mặt. Nhưng khi về nhà chồng, em bày tỏ với mẹ chồng thì được mẹ ủng hộ ngay. Mẹ Vân còn gọi điện sang thuyết phục mẹ đẻ giúp em”.
Suốt 6 tháng làm dâu, hai mẹ con rất hòa hợp, vui vẻ
Anh Đạt chia sẻ, trước khi lấy vợ, anh có một nỗi sợ, đó là mẹ nói rất nhiều. Nhưng không ngờ Trúc lại là người rất biết lắng nghe và thấu cảm. Trong suốt 6 tháng Trúc về làm dâu, anh thừa nhận mẹ và vợ sống chung vui vẻ, hòa hợp, chưa một lần mâu thuẫn, nặng nhẹ với nhau.
Trong bức thư gửi mẹ chồng, Trúc bật khóc bày tỏ sự biết ơn của mình trước sự đồng hành, yêu thương của mẹ dành cho cô.
Cô nói, từ khi về làm dâu, mẹ chồng đã luôn dạy cô những điều tích cực, giống với lối sống và nề nếp của gia đình cô. Những sự gần gũi đó cũng giúp cô bớt nhớ nhà hơn.
Bà Vân cũng bày tỏ mong muốn hai mẹ con sẽ mãi hòa hợp, yêu quý nhau như hiện tại. Cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 420, bà tặng con dâu một chiếc vòng vàng, thể hiện sự yêu quý và trân trọng bà dành tặng cho con.
Con dâu mất việc, mẹ chồng từ quê lên làm điều không ngờ Gần Tết, biết con dâu mất việc, mẹ chồng ở quê tức tốc lên ngay. Trước khi về, bà để lại một thứ khiến tôi bật khóc. Con dâu xúc động khi biết sự thật về món đùi gà mẹ chồng luôn phần cho mình MALAYSIA – Con dâu mồ côi cha mẹ từ bé cảm động trước tấm lòng của mẹ chồng luôn yêu thương, chu đáo chuẩn bị cho cô món đùi gà yêu thích. Mẹ chồng gọi điện khoe Tết đụng lợn, con dâu rối bời ruột gan chuyện tiền nong Cách đây mấy hôm, mẹ chồng tôi phấn khởi gọi điện khoe đang nuôi đàn gà, dự tính Tết đụng lợn với hàng xóm,… Bà đâu biết vợ chồng tôi đang lo thắt ruột.