Tết đã cận kề. Những ngày này, trong lòng tôi càng trở nên nặng trĩu.
Công việc kế toán ở một công ty tư nhân mang lại cho tôi thu nhập hơn chục triệu đồng. Chồng tôi làm trưởng phòng một cơ quan Nhà nước, mỗi tháng cũng chỉ được ngần ấy. Tính ra, tổng thu nhập của hai vợ chồng 25 triệu, tưởng là nhiều nhưng tháng nào cũng hết nhanh vèo.
Nhất là vào dịp Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao, từ quà biếu, quà Tết cho hai bên nội ngoại, đến quần áo cho con cái, lì xì cho trẻ con… Cái Tết nào với tôi cũng là một gánh nặng, phải lấy thêm tiền tiết kiệm ra tiêu.
Tôi muốn bán hàng online để kiếm tiền tiêu Tết mà chồng ngăn cản. Ảnh minh họa: Minh Tuấn
Hôm qua, tôi đã mạnh dạn ngỏ ý với chồng rằng, Tết này tôi sẽ bán hàng online để kiếm thêm chút thu nhập, chẳng hạn như bán bánh, mứt, hoa quả khô… Tôi biết nhiều đồng nghiệp của mình làm như vậy, vừa có thêm các mối quan hệ, lại có thêm thu nhập.
Tôi vừa nói dứt câu, anh đã cau mày: “Em nghĩ cho anh một tí. Dù gì anh cũng là trưởng phòng ở cơ quan, chẳng nhẽ lại để mọi người thấy vợ anh đi bán mấy thứ lặt vặt đó sao? Liệu cơm gắp mắm, Tết nào chả như Tết nào. Mọi năm cũng vẫn đủ hết, có làm sao đâu mà phải cuống lên”.
Tôi nghe mà nát lòng. Anh nào biết, năm nào đi mua cành đào, cành quất, tôi cũng phải nâng lên đặt xuống mất cả buổi sáng, cũng chẳng bao giờ dám mua món đẹp nhất, ngon nhất. Quần áo mới cho con, tôi cũng chỉ dám chọn hàng giảm giá mạnh. Tiền biếu ông bà hai bên năm nào cũng chỉ có 1-2 triệu đồng. Thậm chí, có năm còn né đi chúc Tết nhiều vì sợ tốn tiền lì xì cho bọn trẻ con.
Mỗi khoản chi tiêu chỉ 1-2 triệu đồng nhưng trăm thứ cộng dồn, hơn hai chục triệu tiền lương của hai vợ chồng vài ngày là hết. Ra Giêng năm nào tôi cũng phải rút tiền tiết kiệm để lên Hà Nội còn chi tiêu ăn uống đến hết tháng.
Nghe chồng nói, tôi rất tức nên cãi lại: “Chỉ có không có tiền mới phải xấu hổ thôi. Đã nghèo còn sĩ diện thì sao khá nổi!”.
Câu nói của tôi khiến anh quắc mắt lên. Anh bực mình đạp ghế đứng dậy, bỏ vào phòng ngủ. Tôi ngồi nhìn theo, trong lòng đầy bối rối. Tôi biết đã hơi nặng lời, chạm đến sĩ diện của anh. Nhưng tôi có làm gì sai?
Tôi chỉ muốn gia đình có một cái Tết đầy đủ hơn, bố mẹ có thêm 1-2 triệu chi tiêu, con cái được mặc những bộ quần áo ưng ý nhất.
Chính cái tính sĩ diện của anh khiến mọi thứ trở nên khó khăn. Bán hàng online bây giờ nhà nhà người người đều làm, từ mẹ bỉm sữa cho đến người nổi tiếng. Cái chức trưởng phòng của anh có gì to tát mà phải sĩ diện hão cơ chứ. Con cái, bố mẹ không lo được đầy đủ mới nên hổ thẹn.
Lần này, tôi biết mình sẽ phải nói chuyện thật rõ ràng với anh. Tôi muốn anh hiểu, công việc bán hàng mà tôi dự định chẳng phản ánh địa vị hay danh dự của anh. Thậm chí, nó là một biện pháp tài chính thông minh của một người vợ mà anh cần phải trân trọng.
Độc giả giấu tên
Chàng trai thuê vệ sĩ hộ tống về quê ăn Tết cho ‘ngầu’, thêm hấp dẫn phụ nữ TRUNG QUỐC – Một người đàn ông đã thuê vệ sĩ hộ tống về quê trong dịp tết Nguyên đán. Mục đích của anh là gây ấn tượng với hàng xóm và các bà mối để nhờ họ tìm vợ. Về quê ngoại ăn Tết, chỉ nghe cậu nói một câu mà lòng tôi ấm áp lạ thường Xe lăn bánh, nhìn dáng cậu đứng vẫy tay chào tạm biệt, lòng tôi bỗng thấy ấm áp lạ thường. Tôi cũng nhớ mãi câu dặn dò của cậu: “Tết năm sau cứ dẫn tụi nhỏ về, ngoại mất vẫn còn có cậu!”. Giới trẻ mời bố mẹ lên thành phố cùng ăn Tết, gọi video hỏi thăm họ hàng TRUNG QUỐC – Mệt mỏi với các phong tục truyền thống, giới trẻ ở nước này mời bố mẹ lên thành phố ăn Tết, gọi video thăm hỏi họ hàng để có một cái Tết thư giãn và nhẹ nhàng.