Đúng ngày kỷ niệm thành lập Đảng lần thứ 39 (03/02/1969), Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng công bố bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh T.L. Sau tác phẩm đó, cho đến ngày ra đi mãi mãi, Hồ Chủ tịch còn viết một số tác phẩm nữa nhưng thiết nghĩ đây là tác phẩm về đạo đức cách mạng quan trọng nhất cuối đời của Người, là một di huấn tư tưởng có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức quý giá và sâu sắc mà Người đã đ
Bài viết mở đầu với hai câu mang tính khẳng định “Nhân dân ta thường nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với Đảng viên và cán bộ chúng ta”. Đi trước ở đây được hiểu là sự tiên phong, gương mẫu trong cả lời nói và việc làm. Đi trước là biểu hiện của một sự hy sinh, đồng thời là một sự nhún nhường. Như vậy, chỉ vỏn vẹn 24 từ nhưng Bác đã khái quát được toàn diện tính chiến đấu, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên chân chính kể từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là thể hiện tình cảm của nhân dân đối với cán bộ Đảng viên, “làng nước” ở đây chính là quần chúng nhân dân. Cho nên, cán bộ Đảng viên đi đâu làm gì thì quần chúng nhân dân đi theo làm theo. Để được như vậy thì cán bộ Đảng viên phải thực sự gương mẫu trong công việc, trong đạo đức lối sống, trong tác phong hàng ngày, tiên phong trong suy nghĩ và hành động, dù ở hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn thì cán bộ Đảng viên cũng phải là đầu sóng, ngọn gió, chia ngọt sẻ bùi với quần chúng nhân dân.
Tiếp đó, Bác đã nêu lên những thắng lợi to lớn của Cách Mạng Việt Nam, mà Người khẳng định nguyên nhân tạo nên những thắng lợi đó chính là “Đảng ta lãnh đạo rất sáng suốt… rất nhiều cán bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau và đã làm nên những thành tích rất vẻ vang”. Trong tác phẩm này, Chủ Tịch Hồ Chí Minh không nêu tên những cán bộ, đảng viên gương mẫu ấy, tuy nhiên, rất nhiều lần Người khẳng định trong Đảng ta có cả trăm nghìn cán bộ, đảng viên đã đặt lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết, đã sẵn sàng hy sinh xương máu, tính mạng của mình cho Đảng, cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc để cây cách mạng khai hoa và đem lại kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.
Cùng với việc nêu bật những ưu điểm của đại đa số cán bộ đảng viên của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không giấu giếm việc “còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của riêng mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.
ở đây, Người đã đề cập nhiều đến “Chủ nghĩa cá nhân”. Người chỉ ra rằng “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm” như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ và những bệnh khác như “hữu danh vô thực”, kéo bè kéo cánh, bệnh cận thị không trông xa thấy rộng, bệnh “cá nhân”…; Người gọi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, kẻ địch ở bên trong.” Và Người đã thẳng thắn vạch ra cho mọi người thấy những bất cập, những nguy hại hết sức lớn do chủ nghĩa cá nhân gây ra. Nói ngắn gọn, theo quan điểm của Người, chủ nghĩa cá nhân là một trở lực trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân, do đó, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là việc làm hết sức cần thiết nhằm làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là chiến sĩ cách mạng gương mẫu của Đảng, của nhân dân. Những giải pháp chủ yếu được Người đề cập sáng rõ trong tác phẩm. Người đòi hỏi, để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân phải “ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên.
Với cán bộ, đảng viên, Người nhấn mạnh hai nhiệm vụ cụ thể. Đó là phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, lợi ích của người Đảng viên phải ở trong chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng, của giai cấp. Đó là phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.
Ôn lại những lời dạy bảo của Bác Hồ trong cả nước đang đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, để mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự giáo dục, rèn luyện mình xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân, góp phần tích cực trong việc chống quan liêu, tham ô, lãng phí, chi tiêu tiết kiệm, đẩy lùi lạm phát…, làm cho Đảng ta trong sạch, xã hội phồn vinh, hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh theo Di huấn của Người.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/dang-vien-di-truoc-lang-nuoc-theo-sau-2066.htm” button=”Theo vinacomin”]