Đến các đơn vị khai thác than hầm lò trong Vinacomin, đâu cũng thấy tình trạng thợ lò bỏ việc. Đồng nghiệp của tôi – người đã có thâm niên gắn bó với ngành Than – cho biết, cách đây độ mươi năm, để được vào làm thợ mỏ là rất khó và mức lương thợ lò mỗi tháng một ‘cây’ vàng là ao ước của bao người. Thế mà nay, ở nhiều mỏ than, tuyển thợ đã khó, giữ chân thợ lại còn khó hơn. Mỗi năm ở các mỏ, số lượng thợ lò bỏ việc ít thì cũng hơn một trăm, nhiều thì hai, ba trăm người. Nếu chỉ nhìn qua
“Thu nhập của em nếu làm đủ công, cộng dồn các khoản được khoảng 7 triệu. Mức thu nhập này là thấp so với các anh làm bên Khe Chàm, Mông Dương”, Đông (thợ lò bậc 3, XN than Tân Lập) cho biết. Và Đông cũng không ngần ngại khi cho biết em có thể bỏ việc nếu xin được vào hai mỏ trên để có thu nhập cao hơn.
Một vị lãnh đạo của Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 cũng than thở rằng, mỗi năm công ty ông có khoảng trên dưới 200 thợ lò bỏ việc. Trong đó một số thì bỏ hẳn nhưng cũng có một số thợ lò lại chuyển sang “bên A” khi đơn vị ông thi công “vì ở bên đó có mức thu nhập tốt hơn”.
Cả 2 ví dụ trên đều liên quan đến chuyện thu nhập nhưng tìm hiểu kỹ thì còn vô số các nguyên nhân khác khiến thợ lò bỏ việc đơn vị này tìm đến xin việc đơn vị khác. Một số đơn vị khai thác hầm lò vùng Cẩm Phả, các điều kiện khai thác tốt, chất lượng than đẹp, mức thu nhập của thợ lò tương đối cao nên thu hút khá nhiều thợ lò. Tuy nhiên, ở các đơn vị này đôi khi vẫn có hiện tượng thợ lò xin nghỉ việc để chuyển về các đơn vị vùng Uông Bí, Mạo Khê. Hỏi ra mới biết, có sự chuyển dịch đó do các thợ lò quê Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình… có thể tiện về quê. “Quê em ở Hải Dương, về quê tiện lắm chị ạ”, N.H.Văn (thợ lò Công ty than Mạo Khê) chia sẻ.
Gian nan tìm kiếm đối pháp
Trên đây là 2 nguyên nhân chính, ngoài ra còn có rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến việc chuyển dịch từ đơn vị này sang đơn vị khác của thợ lò như điều kiện làm việc và sinh hoạt ở đơn vị trước không tốt, thậm chí là “vì có anh họ của em làm ở đấy và anh ấy rủ em chuyển về làm chung cho vui”… Tuy nhiên dù là lí do gì, nguyên nhân gì thì việc chuyển dịch này cũng là việc đáng quan ngại. Điều này đã khiến cho một số đơn vị luôn ung dung nhưng một số đơn vị khác lại thiếu thợ lò trầm trọng. Trong tương lai gần, tình trạng này khiến một số đơn vị có nguy cơ vỡ kế hoạch vì thiếu nhân lực. Các đơn vị thiếu thợ lò thì bức xúc còn lãnh đạo Tập đoàn thì đau đầu. Rất nhiều các giải pháp đã và đang được Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên tích cực thực hiện như cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc, nâng cao đời sống tinh thần, tạo nơi ăn chốn ở tốt nhất…, nhất là bức xúc về nhu cầu cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc.
Trong một cuộc họp gần đây, đồng chí Chủ tịch Tập đoàn một lần nữa đề cập đến vấn đề này một cách gay gắt. Một lần nữa, ý thức của những người đứng đầu các đơn vị cần phải được nâng cao. Nói không với những thợ lò bỏ việc ở đơn vị khác chính là một hành động tương thân tương ái thiết thực nhất, thể hiện trách nhiệm cộng đồng trong cùng mái nhà Vinacomin. Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện làm việc cho thợ lò cũng là vấn đề các đơn vị cần nên đặc biệt quan tâm.
Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Các đơn vị trong Vinacomin, có đơn vị mạnh, có đơn vị chưa mạnh, đâu đó còn có những đơn vị đang gặp khó. Ngay lúc này đây, Tập đoàn cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Vậy nên, hơn lúc nào hết, sự thống nhất đồng lòng, đồng tâm của tất cả các đơn vị là hết sức cần thiết!
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/bau-oi-co-thuong-lay-bi-2441.htm” button=”Theo vinacomin”]