Chúng ta đã biết, việc tuyển sinh nghề hầm lò (gồm nghề xây dựng mỏ hầm lò, khai thác và cơ điện hầm lò) hiện đang gặp khó khăn. Mặc dù Tập đoàn đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyển sinh kèm theo nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh hầm lò; các trường đào tạo nghề mỏ trong Tập đoàn đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển sinh, nhưng kết quả tuyển sinh học nghề hầm lò đạt rất thấp; năm ngoái chỉ đạt 51,3% kế hoạch.
Tuyển sinh nghề mỏ đã khó, việc “giữ chân” học sinh cũng không dễ. Tình trạng
Ông Trần Đức Long (Tr.Đ.L): Theo tôi, xảy ra tình trạng học sinh bỏ học có nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, hiện nay có nhiều ngành nghề khác có sức cạnh tranh và thu hút lao động phổ thông cao hơn ngành mỏ; các cơ sở đào tạo nghề thời gian ngắn. Chẳng hạn như các nghề: sửa chữa xe máy, máy tính, điện tử, lái xe… chỉ cần học nghề trong thời gian ngắn, học sinh ra trường tìm được việc làm, có thu nhập, môi trường làm việc có tính linh hoạt.Trong khi đó, nghề hầm lò phải học từ 18 tháng đến 2 năm; khi ra trường, công nhân hầm lò làm việc tập trung trong các hầm mỏ, ca kíp nên gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn ở và đặc biệt là giải quyết các vấn đề liên quan đến gia đình. Do đó dễ tạo tâm lý chán nản và bỏ việc, bỏ học.
Thứ hai là các tệ nạn xã hội diễn ra trên địa bàn và khu vực gần trường học, kí túc xá khiến một số học sinh sa đà vào lô đề, cắm kí, mải chơi… dẫn đến nợ môn, hoặc bị chủ nợ truy đuổi, phải bỏ học…
Thứ ba là, một số cơ quan truyền thông đưa những hình ảnh, tin bài thất thiệt về ngành Than, khiến xã hội có cái nhìn phiến diện và lệch lạc về ngành Than, gây tác động xấu tới tư tưởng của học sinh đang theo học và phụ huynh học sinh…
PV: Đó là nguyên nhân khách quan. Vậy nguyên nhân chủ quan là gì?
Ông Tr.Đ.L: Về nguyên nhân chủ quan, theo tôi, thứ nhất là do chương trình đào tạo còn nặng nề, thời gian đào tạo còn dài; tiến độ bố trí đôi khi chưa hợp lý.
Thứ hai là mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, với doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Tính ràng buộc của người học với nhà trường, công ty hầu như chưa có nên trách nhiệm đối với học sinh chưa cao.
Thứ ba là học sinh chủ yếu con nhà nghèo, sống ở vùng sâu vùng xa, ít va chạm với cuộc sống tập thể, tính tự do cao; ý thức chấp hành những quy định, quy chế quản lý của nhà trường chưa cao. Mặt khác, học sinh sinh viên nhà trường đến từ mọi miền Tổ quốc nên cuộc sống xa gia đình làm các em dễ sinh tâm lý chán nản, muốn nghỉ học, bỏ học…
PV: Trước thực trạng trên, theo ông, làm thế nào để “giữ chân” học sinh nghề hầm lò?
Ông Tr. Đ.L: Để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, Nhà trường đã có văn bản đề xuất với Tập đoàn và các cơ quan chức năng. Theo đó, cần cải cách chương trình đào tạo; cụ thể là rút ngắn thời gian học tập, bố trí tiến độ phù hợp để không gây áp lực cho học sinh sinh viên.
Chính sách tiền lương và thu nhập đối với công nhân hầm lò cần được nâng cao hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh với các ngành nghề khác.
Đối với các công ty hầm lò, cần tạo môi trường và điều kiện ăn, ở, làm việc cho công nhân hợp lý và quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của người thợ mỏ.
Đối với nhà trường, cần kết hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để hạn chế và đẩy lùi các tụ điểm mang tính chất tệ nạn, là nguyên nhân gây ra tình trạng trốn học, bỏ học, mất khả năng thanh toán dẫn đến bỏ học như: cầm đồ, cắm kí, lô đề, game…; đồng thời nâng cao cả về chất lượng và số lượng các dịch vụ dành cho học sinh, sinh viên nội trú; Tăng cường sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và doanh nghiệp trong quản lý học sinh sinh viên và chú trọng giáo dục về tư tưởng, lòng yêu nghề cho học sinh, sinh viên v.v.
Đối với công tác truyền thông, cần phát huy thế mạnh của truyền thông cơ sở; tăng cường tuyên truyền những hình ảnh chân thực sinh động về áp dụng công nghệ mới trong hầm lò nhằm giảm cường độ lao động, đảm bảo an toàn cho công nhân; thực tế về những nỗ lực của các đơn vị trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân v.v. Qua đó, tạo sức thuyết phục cho công nhân vào nghề và yên tâm gắn bó lâu dài với ngành Than.
PV: Trân trọng cảm ơn ông.
Hội đồng thành viên Tập đoàn vừa ra Nghị quyết quyết định tăng thêm 5% lương cho lực lượng thợ lò, áp dụng trong toàn Tập đoàn kể từ ngày 1/7/2014. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, lương của thợ lò đã được điều chỉnh tăng 10%. Đây là tin vui đối với lực lượng trực tiếp sản xuất than cũng như những người đang có ý định bước chân vào nghề mỏ.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/lam-the-nao-de-giu-chan-hoc-sinh-nghe-ham-lo-8691.htm” button=”Theo vinacomin”]