Trên đường vào Công ty than Khe Chàm, cô bạn đồng nghiệp mới bước chân vào nghề báo làm việc trong ngành than cứ bỡ ngỡ: “Sao xa vậy anh?”. Quả thực, Khe Chàm là đơn vị xa nhất của vùng than Đông Bắc. Phải đi qua khu vực Cửa Ông gần chục ki -lô -mét bằng những cung đường uốn lượn mới vào đến Khe Chàm.
Câu hỏi của đồng nghiệp làm tôi nhớ lại câu chuyện về một chàng thanh niên quê tôi, ngày đầu ra mỏ. Ngày ấy, đầu những năm tám mươi thế kỷ trước, mỏ than Mông Dương – Khe Chàm (khi đó chưa tách mỏ) đưa xe ca về tuyển sinh tại các vùng quê Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh… đưa ra học nghề mỏ. Khi đó, đường sá đi lại khó khăn, từ Hải Hưng ra đến Khe Chàm phải mất gần một ngày trời. Xe đi qua phà Thông, phà Thái, phà Kiền chứ không có cầu như bây giờ, rồi qua Uông Bí, qua phà Bãi Cháy, qua Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông mới vào Mông Dương – Khe Chàm. Đường vào Mông Dương Khe Chàm khi đó heo hút, hai bên đường cây cối rậm rạp. Cánh thanh niên trẻ trong đó có Tâm (cùng quê tôi) chưa bao giờ biết rừng núi là gì, bèn kêu lên: “Chết rồi, chúng ta bị đưa vào rừng rồi”. Rồi hắn khóc tu tu trên xe, kêu: “Mẹ ơi”… làm cho cánh lái xe và phụ xe cùng mấy ông cán bộ tổ chức lao động đi tuyển lao động phì cười. Sáng hôm sau, khi điểm danh thì cán bộ Phòng Tổ chức – Lao động không thấy Tâm và cũng chẳng ai biết Tâm đi đâu. Phòng Tổ chức – Lao động tức tốc đánh điện về quê (hồi đó chưa có điện thoại như bây giờ) thì nhận được điện trả lời, không thấy Tâm về nhà. Cả gia đình và mỏ đều lo lắng, đi tìm. Hóa ra, Tâm đi bộ ra Cẩm Phả, đi tàu thủy về Hải Phòng rồi bắt ô tô, ba ngày sau mới về nhà. Tâm về quê một thời gian rồi làm nghề chạy xe bò đuôi, chuyên chở gạch, cát, vôi, thóc lúa, thậm chí cả phân xanh bón ruộng cho bà con trong làng, trong xã, mặt bạc ra…
Đường vào Khe Chàm bây giờ đã được làm mới rộng rãi. Khe Chàm sau mấy chục năm xây dựng, nay đã khoác lên mình một diện mạo mới đầy sức sống. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, người xe tấp nập. Từng tốp học sinh trang phục đồng phục thật đẹp mắt tung tăng tới trường. Xuân về, những cây hoa đào rực rỡ, hoa mận trắng đan xen trên những vạt đồi. Con đường đi vào mỏ được lát bê tông, ngày trước còn đi chung với Cao Sơn, Thống Nhất, Tân Lập. Nay do yêu cầu cao của sản xuất, một con đường mới vắt qua con suối đến thẳng với mặt bằng sân công nghiệp mức +32, với khu nhà sàng tuyển than. Dòng than từ các băng tải kéo lên từ trong lò dưới độ sâu -225 mét, qua ngay máy sàng ra dòng than sạch tuôn trào, chất đống cao ngất. Mấy chị nhà sàng nhặt than cục riêng ra từng đống. Tôi giơ máy ảnh bấm lia lịa vì thấy khung cảnh thật đẹp. Kỹ sư Phạm Văn Quy, Phó quản đốc Phân xưởng Sàng nhận ra người quen, chẳng biết đứng chỗ nào đã gọi điện: “Nhà báo về mà không báo trước”. Quy cho biết, Phân xưởng Sàng, mỗi năm sàng tuyển hàng triệu tấn than các loại để đưa đi tiêu thụ. Than ra lò từ nhiều khu vực khai thác có chất lượng AK khác nhau bằng hệ thống băng tải giếng chính, và phải qua sàng ngay nên công việc bận lắm. Hễ cứ nhìn thấy sàng làm việc có nghĩa là than dưới lò đang được kéo lên. Dưới đó, ở độ sâu mức -225 mét, hàng ngàn thợ lò đang cần mẫn làm việc mỗi ca để cho những dòng than không ngừng tuôn chảy.
Đường vào Khe Chàm bây giờ đã được làm mới rộng rãi. Khe Chàm sau mấy chục năm xây dựng, nay đã khoác lên mình một diện mạo mới đầy sức sống. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, người xe tấp nập. Từng tốp học sinh trang phục đồng phục thật đẹp mắt tung tăng tới trường. Xuân về, những cây hoa đào rực rỡ, hoa mận trắng đan xen trên những vạt đồi. Con đường đi vào mỏ được lát bê tông, ngày trước còn đi chung với Cao Sơn, Thống Nhất, Tân Lập. Nay do yêu cầu cao của sản xuất, một con đường mới vắt qua con suối đến thẳng với mặt bằng sân công nghiệp mức +32, với khu nhà sàng tuyển than. Dòng than từ các băng tải kéo lên từ trong lò dưới độ sâu -225 mét, qua ngay máy sàng ra dòng than sạch tuôn trào, chất đống cao ngất. Mấy chị nhà sàng nhặt than cục riêng ra từng đống. Tôi giơ máy ảnh bấm lia lịa vì thấy khung cảnh thật đẹp. Kỹ sư Phạm Văn Quy, Phó quản đốc Phân xưởng Sàng nhận ra người quen, chẳng biết đứng chỗ nào đã gọi điện: “Nhà báo về mà không báo trước”. Quy cho biết, Phân xưởng Sàng, mỗi năm sàng tuyển hàng triệu tấn than các loại để đưa đi tiêu thụ. Than ra lò từ nhiều khu vực khai thác có chất lượng AK khác nhau bằng hệ thống băng tải giếng chính, và phải qua sàng ngay nên công việc bận lắm. Hễ cứ nhìn thấy sàng làm việc có nghĩa là than dưới lò đang được kéo lên. Dưới đó, ở độ sâu mức -225 mét, hàng ngàn thợ lò đang cần mẫn làm việc mỗi ca để cho những dòng than không ngừng tuôn chảy.
Kỹ sư Tạ Văn Thùy tại Trung tâm Điều hành sản xuất
Tại Trung tâm Điều hành sản xuất, trên bàn làm việc của Kỹ sư Tạ Văn Thùy có tới 3 máy điện thoại liên tục đổ chuông. Đó là những cuộc điện thoại từ nhiều vị trí dưới lò và các đơn vị báo cáo về tình hình sản xuất, hay các đồng chí lãnh đạo Công ty gọi về chỉ đạo trong công tác điều hành. Một màn hình với hàng chục camera theo dõi nhiều vị trí như băng tải, tời trục, cửa lò, trạm cân điện tử, bến xe công nhân v.v. Ngồi tại trung tâm nhưng Thùy có thể kiểm soát hầu như tất cả các vị trí quan trọng. Dòng than chạy trên băng tải loang loáng, những chiếc xe cõng đầy than đi vào trạm cân tấp nập… Mọi diễn biến đều được theo dõi và lưu lại bằng hình ảnh video sống động. Cạnh đó, hệ thống cảnh báo khí tự động với nhiều đầu đo tại các gương than trong lò cũng được truyền về liên tục nhấp nháy mỗi khi có biến động về hàm lượng khí metal (CH4). Trong trường hợp vị trí nào có hàm lượng CH4 vượt quá mức độ cho phép, hệ thống điện tại đó sẽ bị cắt để đảm bảo an toàn phòng nổ. Thùy cho biết một vài ví dụ như: Trong ca, vị trí gương lò 13-1B hàm lượng khí CH4 tăng nhanh, nếu ngừng quạt thông gió, chỉ trong vài phút, hàm lượng khí CH4 có thể lên đến 8%; Gương lò Khai thác 4 trong ca đã bị nhảy điện 10 lần do hàm lượng khí CH4 lên đến 1,66%… Nhưng do đã được cảnh báo và tự động ngắt điện nên kịp thời khắc phục. Hiện nay, mỗi ngày, toàn Công ty sản xuất 4200 tấn than nguyên khai, trong đó riêng lò chợ cơ giới hóa đồng bộ của công trường Khai thác 6 tại vỉa 13-1A, mỗi ngày ra trên 1000 tấn. Tất cả có 6 lò chợ hoạt động đồng thời trong mỏ; 7 đơn vị đào lò, mỗi ngày các đơn vị đào khoảng 50 mét đường lò các tiết diện khác nhau. Những con số này đã nói lên tất cả các hoạt động sôi nổi của hàng ngàn thợ lò dưới độ sâu âm hàng trăm mét so với mực nước biển.
Để phục vụ cho đội quân chủ lực dưới lò, Công ty đã thành lập một phân xưởng mang tên: Phục vụ Hầm lò. Cái tên đã nói lên tất cả công việc và ý nghĩa của nó, đó là làm các công việc như: Giặt quần áo bảo hộ cho thợ lò, phơi sấy, gấp cất vào ngăn tủ cho từng người để đầu ca, thợ lò chỉ việc mở đúng tủ của mình lấy quần áo, ủng mũ đi làm; Chuẩn bị đun nước nóng cho thợ lò tan ca ra tắm đảm bảo sức khỏe. Và đặc biệt hơn, Phân xưởng còn làm nhiệm vụ sản xuất hơi nóng để cho chị em nhà bếp nấu ăn. Với các công việc đó, Phân xưởng Phục vụ Hầm lò như một người giữ lửa trong gia đình, và điều quan trọng là không để cho ngọn lửa đó bị nguội theo đúng nghĩa đen của nó. Kỹ sư Đào Văn Đài, Quản đốc phân xưởng chậm rãi: Lực lượng thợ lò là những người “Khơi dòng suối than…” (Câu hát trong bài Tôi là người thợ lò của Hoàng Vân). Xác định thợ lò quan trọng đối với sản xuất của Công ty như thế, nên chúng tôi hiểu mình phải làm gì. Đó là phục vụ thợ lò tốt nhất. Chúng tôi luôn lắng nghe thợ lò để tự điều chỉnh công việc của mình cho phù hợp, đạt được mục đích. Ngoài các công việc trên, Phân xưởng còn làm nhiều việc khác nữa. Chẳng hạn như đổ tấm chèn bê tông, làm đường, xây dựng các công trình nhỏ lẻ, khơi rãnh thoát nước, trồng cây bảo vệ môi trường v.v. “Hễ đâu có việc là ta cứ đi” Kỹ sư Đài nói vui. Sở dĩ anh Đào Văn Đài hiểu sâu về công việc và người thợ lò như vậy vì anh đã từng làm quản đốc công trường đào lò xây dựng cơ bản. Những năm chuẩn bị đưa mỏ xuống sâu, chính đơn vị do anh quản lý tổ chức đào gương lò giếng phụ tời trục bây giờ. Khi đó, giếng phụ có tiết diện trên 16 mét vuông, dốc 25 độ, được đổ bê tông là một trong những công trình trọng điểm của Công ty. Và cho đến bây giờ, đây là huyết mạch, quyết định sản xuất của Công ty. Nhiều năm “chiến đấu” trong lò, nay tuổi cũng đã cao, anh Đài chuyển ra… “Phục vụ Hầm lò”.
Trao đổi với ông Hoàng Việt Thanh, Phó Giám đốc Công ty, ông Thanh cho hay, năm nay, Công ty duy trì sản lượng trên một triệu tấn. Công ty vừa sản xuất vừa chuẩn bị tạo diện tại các tầng -225 và -180. Cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng là Công ty đang tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đào lò xây dựng mỏ mới Khe Chàm III để sớm ra than trước khi kết thúc khai thác tại khu vực Khe Chàm I. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và không ít khó khăn, vì điều kiện địa chất tại mức -300 Khe Chàm III khá phức tạp, nhiều phay phá, đứt gãy, đất đá mềm yếu… Nhưng với quyết tâm cao, CNCB Công ty sẽ phấn đấu đạt được tiến độ đề ra.
Trở lại khu tập thể công nhân khu I Công ty, chúng tôi lại càng vui hơn khi thấy những bãi sú hoang bên bờ suối giờ đã hình thành những khuôn mẫu của một công viên cây xanh đẹp mắt. Trước đây, những bãi sú này nhiều thợ mỏ thường bắt được những tổ bìm bịp về ngâm rượu. Nay thì đã khác. Theo dự án được duyệt, cạnh đó sẽ mọc lên những ngôi nhà cao tầng cho công nhân đến ở. Công trình góp phần tô đẹp thêm cho thị trấn Mông Dương, cho Cẩm Phả trong hành trình trở thành một thành phố công nghiệp nay mai. Mùa Xuân mới đã về, Khe Chàm cũng có nhiều đổi mới.
Để phục vụ cho đội quân chủ lực dưới lò, Công ty đã thành lập một phân xưởng mang tên: Phục vụ Hầm lò. Cái tên đã nói lên tất cả công việc và ý nghĩa của nó, đó là làm các công việc như: Giặt quần áo bảo hộ cho thợ lò, phơi sấy, gấp cất vào ngăn tủ cho từng người để đầu ca, thợ lò chỉ việc mở đúng tủ của mình lấy quần áo, ủng mũ đi làm; Chuẩn bị đun nước nóng cho thợ lò tan ca ra tắm đảm bảo sức khỏe. Và đặc biệt hơn, Phân xưởng còn làm nhiệm vụ sản xuất hơi nóng để cho chị em nhà bếp nấu ăn. Với các công việc đó, Phân xưởng Phục vụ Hầm lò như một người giữ lửa trong gia đình, và điều quan trọng là không để cho ngọn lửa đó bị nguội theo đúng nghĩa đen của nó. Kỹ sư Đào Văn Đài, Quản đốc phân xưởng chậm rãi: Lực lượng thợ lò là những người “Khơi dòng suối than…” (Câu hát trong bài Tôi là người thợ lò của Hoàng Vân). Xác định thợ lò quan trọng đối với sản xuất của Công ty như thế, nên chúng tôi hiểu mình phải làm gì. Đó là phục vụ thợ lò tốt nhất. Chúng tôi luôn lắng nghe thợ lò để tự điều chỉnh công việc của mình cho phù hợp, đạt được mục đích. Ngoài các công việc trên, Phân xưởng còn làm nhiều việc khác nữa. Chẳng hạn như đổ tấm chèn bê tông, làm đường, xây dựng các công trình nhỏ lẻ, khơi rãnh thoát nước, trồng cây bảo vệ môi trường v.v. “Hễ đâu có việc là ta cứ đi” Kỹ sư Đài nói vui. Sở dĩ anh Đào Văn Đài hiểu sâu về công việc và người thợ lò như vậy vì anh đã từng làm quản đốc công trường đào lò xây dựng cơ bản. Những năm chuẩn bị đưa mỏ xuống sâu, chính đơn vị do anh quản lý tổ chức đào gương lò giếng phụ tời trục bây giờ. Khi đó, giếng phụ có tiết diện trên 16 mét vuông, dốc 25 độ, được đổ bê tông là một trong những công trình trọng điểm của Công ty. Và cho đến bây giờ, đây là huyết mạch, quyết định sản xuất của Công ty. Nhiều năm “chiến đấu” trong lò, nay tuổi cũng đã cao, anh Đài chuyển ra… “Phục vụ Hầm lò”.
Trao đổi với ông Hoàng Việt Thanh, Phó Giám đốc Công ty, ông Thanh cho hay, năm nay, Công ty duy trì sản lượng trên một triệu tấn. Công ty vừa sản xuất vừa chuẩn bị tạo diện tại các tầng -225 và -180. Cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng là Công ty đang tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đào lò xây dựng mỏ mới Khe Chàm III để sớm ra than trước khi kết thúc khai thác tại khu vực Khe Chàm I. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và không ít khó khăn, vì điều kiện địa chất tại mức -300 Khe Chàm III khá phức tạp, nhiều phay phá, đứt gãy, đất đá mềm yếu… Nhưng với quyết tâm cao, CNCB Công ty sẽ phấn đấu đạt được tiến độ đề ra.
Trở lại khu tập thể công nhân khu I Công ty, chúng tôi lại càng vui hơn khi thấy những bãi sú hoang bên bờ suối giờ đã hình thành những khuôn mẫu của một công viên cây xanh đẹp mắt. Trước đây, những bãi sú này nhiều thợ mỏ thường bắt được những tổ bìm bịp về ngâm rượu. Nay thì đã khác. Theo dự án được duyệt, cạnh đó sẽ mọc lên những ngôi nhà cao tầng cho công nhân đến ở. Công trình góp phần tô đẹp thêm cho thị trấn Mông Dương, cho Cẩm Phả trong hành trình trở thành một thành phố công nghiệp nay mai. Mùa Xuân mới đã về, Khe Chàm cũng có nhiều đổi mới.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/xuan-khe-cham-872.htm” button=”Theo vinacomin”]