Xí nghiệp Thiết kế than Hòn Gai (thuộc Công ty CP Tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp) thành lập cách đây gần 50 năm nhưng CNCB ở đây đa số đều trẻ. Phòng Thiết kế mỏ – đơn vị “xương sống” của Xí nghiệp có 20 “công trình sư”, tuổi đời bình quân 30. Họ đã tư vấn thiết kế những công trình nếu nhắc tên, nhiều người đều biết.
Chúng tôi hỏi ông Nguyễn Văn Hường, Phó giám đốc Xí nghiệp, vì sao lực lượng trẻ ở đây nhanh chóng “nhập cuộc” nhưng vậy? Ông Hường giải thích, là bởi, những sinh viên mới ra trường, Xí nghiệp cho đi thực tế tại các công trình, tham gia công tác tư vấn giám sát. Đây cũng là một trong những mảng hoạt động mới, tạo thêm việc làm, mang lại doanh thu đáng kể cho Xí nghiệp. Và, cũng từ mảng hoạt động này, các kỹ sư trẻ đã “cọ xát” với thực tế, nhanh chóng vận dụng thực tiễn vào công việc lập dự án, tư vấn thiết kế – nhiệm vụ chính của Xí nghiệp. Các kỹ sư trẻ như Trần Anh Đức, Hoàng Ngọc Dương, Lại Thế Hùng v.v. sau khi qua thực tế tư vấn giám sát, nay đã trở về phòng, tham gia Thiết kế mỏ.
Dự án đầu tiên mà anh Nhương giới thiệu là Đầu tư cải tạo nâng công suất khai thác khu Mỏ than Khe Chuối lên 500 nghìn tấn/ năm do Tổng công ty Đông Bắc làm chủ đầu tư. Dự án này có tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng, đã được Tập đoàn phê duyệt, hiện đang thiết kế bản vẽ thi công. Kỹ sư Nhương cho biết, điều kiện địa chất ở đây rất phức tạp; vỉa uốn đảo, góc dốc thay đổi, có chỗ lên tới 90 độ; độ dày của vỉa cũng thay đổi, dày nhất khoảng 5 mét, mỏng nhất chỉ 0.5 mét. Mặt khác, trữ lượng khu vực lập dự án không lớn (khoảng 9 triệu tấn, tính từ mức 145 lên lộ vỉa); công suất nhỏ v.v. Với quy mô và điều kiện địa chất phức tạp như vậy, các anh phải lựa chọn công nghệ phù hợp với quy mô và điều kiện địa chất từng vị trí của vỉa. Cụ thể là, các anh đã lựa chọn 3 phương án cơ bản: Đối với trường hợp vỉa dốc đứng, áp dụng công nghệ khai thác chia lớp ngang nghiêng; với vỉa dày, áp dụng giá khung di động và trung bình, áp dụng thủy lực đơn, có nghiên cứu công nghệ lỗ khoan lớn.
Dự án nổi bật thứ 2 là “Duy trì và mở rộng công suất khai thác hầm lò khu mỏ Cái Đá- Khoáng sàng Suối Lại – Xí nghiệp than Cao Thắng”, do Công ty than Hòn Gai làm chủ đầu tư, Xí nghiệp Thiết kế than Hòn Gai lập dự án, thiết kế. Dự án có tổng mức đầu tư 333 tỷ đồng. Khi hoàn thành, dự án sẽ đưa công suất mỏ đạt trên 300 nghìn tấn than/năm. Dự kiến lò chợ đầu tiên của dự án sẽ ra than vào tháng 11 năm nay. Đây là dự án mở vỉa bằng giếng nghiêng đầu tiên của Tập đoàn được đầu tư bằng hệ thống tời chở người loại RJKY 45-22/1450; có thể vận chuyển 200 người/ giờ (xem “Vào lò bằng cáp treo”, Tạp chí Vinacomin số 14, ra ngày 25/7/2012).
Khi nghiên cứu lập dự án này, đơn vị tư vấn (Xí nghiệp) nhận thấy, trữ lượng khu vực lập dự án, thuộc Xí nghiệp than Cao Thắng rất thấp. Trong khi, phần trữ lượng giáp ranh thuộc Xí nghiệp than Giáp Khẩu (cùng Công ty than Hòn Gai) chưa đầu tư. Nhằm tiết kiệm các chi phí cho dự án Cái Đá (gọi tắt dự án trên), Xí nghiệp Thiết kế than Hòn Gai và Công ty than Hòn Gai đã đề xuất với Tập đoàn cho phép lập dự án, thiết kế mở rộng sang phần trữ lượng của Than Giáp Khẩu và đã được Tập đoàn chấp thuận. Việc tư vấn lập dự án, thiết kế mở rộng trữ lượng của Dự án nêu trên mang lại giá trị kinh tế khá lớn cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi được biết qua các kênh thông tin khác, do chất lượng thăm dò địa chất chưa chính xác nên chi phí đào lò XDCB trong hệ thống mở vỉa của dự án còn cao so với dự kiến ban đầu.
Một dự án khác, công suất lớn nhất, do Xí nghiệp thiết kế bản vẽ thi công, Công ty CP Tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp lập dự án là Mỏ Bắc Cọc Sáu (gọi tắt). Dự án có công suất 700 nghìn tấn/năm (giai đoạn 1). Hiện, Xí nghiệp than Tân Lập đang khai thác phần trên; phần dưới đang tiếp tục đầu tư. Xí nghiệp đang triển khai dự án tuyến băng tải dài khoảng 4 km, từ Bắc Cọc Sáu ra nhà máy tuyển…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/xi-nghiep-thiet-ke-than-hon-gai-nhung-cong-trinh-noi-bat-cua-u-ba-muoi-2635.htm” button=”Theo vinacomin”]