Sau lần tái cơ cấu ngành cơ khí mỏ vào năm 2001, mặc dù ngành cơ khí đã vượt qua nhiều khó khăn, ổn định việc làm đời sống cho số lượng không nhỏ công nhân, cán bộ. Tuy nhiên, xét về tổng quan, các đơn vị trong khối cơ khí vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải cơ cấu lại một lần nữa.
Đó cũng là chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn sau khi xem xét lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong khối cơ khí. Sau khi các đơn vị cơ khí được sáp nhập về ngành Than, nhiều đơn vị đã có cố gắng nỗ lực vươn lên, mở rộng các dây chuyền sản xuất, chế tạo nhiều sản phẩm phục vụ trong và ngoài ngành, đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh… Công tác sửa chữa lớn thiết bị cũng được các đơn vị làm bài bản, giúp các đơn vị sản xuất than đáp ứng được yêu cầu về thiết bị ngày càng nhiều trong sản xuất. Hiện nay, riêng tại vùng Quảng Ninh đã có 8 đơn vị trong khối cơ khí bao gồm cả cơ khí chế tạo và công nghiệp ô tô, thiết bị điện, cơ khí đóng tàu… Ngoài ra còn các đơn vị cơ khí thuộc Tổng Công ty Khoáng sản, Công nghiệp mỏ Việt Bắc tại các vùng khác… Với “lực lượng” hùng hậu, doanh thu của khối Cơ khí hiện tại đã đạt gấp khoảng 15 lần so với năm 2001 (thời điểm Tổng Công ty Cơ khí sáp nhập vào ngành Than). Tuy nhiên xét về doanh thu, khối cơ khí chỉ chiếm 3,63% doanh thu của Tập đoàn. Đời sống việc làm của người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị vẫn còn thiếu việc làm. Thu nhập của công nhân khối cơ khí thấp hơn so với các đơn vị khác trong ngành. Đây là vấn đề cốt lõi khiến khối cơ khí cần phải sắp xếp lại. Tuy nhiên, dù theo hướng nào, mục đích của việc sắp xếp lại cũng vì sự cần thiết đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Theo đó, lãnh đạo Tập đoàn cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ rà soát lại tổng thể các đơn vị cơ khí, sắp xếp theo hướng tập trung vào những công ty cơ khí lớn, còn các đơn vị cơ khí có quy mô nhỏ thì xem xét hình thức hoạt động cho phù hợp, nếu cần thiết thì sáp nhập lại một số đơn vị để hoạt động cho hiệu quả hơn.
Theo “Quy hoạch phát triển ngành Cơ khí Than – Khoáng sản giai đoạn đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030”, định hướng phát triển ngành cơ khí là cần tăng cường năng lực tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành. Trước mắt các đơn vị sẽ tiếp tục tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn chất lượng, duy trì tốc độ tăng trưởng của các đơn vị cơ khí hiện nay. Ưu tiên chế tạo các sản phẩm, thiết bị cơ khí tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong ngành. Cơ cấu, sắp xếp, đổi mới lại mô hình tổ chức của các đơn vị trong khối cơ khí giai đoạn hiện nay là cần thiết, nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể của Cơ khí ngành với những sản phẩm chiến lược mang thương hiệu của Tập đoàn. Theo đó, mức độ hợp tác và phân công chuyên môn hoá trong các đơn vị cơ khí cũng sẽ được quan tâm đặc biệt để tạo điều kiện tốt nhất cho cơ khí ngành phát triển.
Hiện nay, Tập đoàn đang quyết liệt chỉ đạo Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ phối hợp với các đơn vị cơ khí từng bước chuẩn hoá thiết kế các sản phẩm trọn bộ. Qua đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành để vừa đảm bảo tính công nghiệp trong sản phẩm do cơ khí của ta chế tạo, vừa tạo hàng rào kỹ thuật để các sản phẩm nhập khẩu có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp không thâm nhập vào trong các đơn vị sử dụng thông qua lợi thế giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng năm, Tập đoàn sẽ chỉ đạo các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, đăng ký danh mục các sản phẩm đã chế tạo thay thế hàng nhập khẩu, đăng ký với Bộ Công Thương để các Bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách về thuế cho phù hợp…
Theo đó, lãnh đạo Tập đoàn cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ rà soát lại tổng thể các đơn vị cơ khí, sắp xếp theo hướng tập trung vào những công ty cơ khí lớn, còn các đơn vị cơ khí có quy mô nhỏ thì xem xét hình thức hoạt động cho phù hợp, nếu cần thiết thì sáp nhập lại một số đơn vị để hoạt động cho hiệu quả hơn.
Theo “Quy hoạch phát triển ngành Cơ khí Than – Khoáng sản giai đoạn đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030”, định hướng phát triển ngành cơ khí là cần tăng cường năng lực tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành. Trước mắt các đơn vị sẽ tiếp tục tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn chất lượng, duy trì tốc độ tăng trưởng của các đơn vị cơ khí hiện nay. Ưu tiên chế tạo các sản phẩm, thiết bị cơ khí tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong ngành. Cơ cấu, sắp xếp, đổi mới lại mô hình tổ chức của các đơn vị trong khối cơ khí giai đoạn hiện nay là cần thiết, nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể của Cơ khí ngành với những sản phẩm chiến lược mang thương hiệu của Tập đoàn. Theo đó, mức độ hợp tác và phân công chuyên môn hoá trong các đơn vị cơ khí cũng sẽ được quan tâm đặc biệt để tạo điều kiện tốt nhất cho cơ khí ngành phát triển.
Hiện nay, Tập đoàn đang quyết liệt chỉ đạo Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ phối hợp với các đơn vị cơ khí từng bước chuẩn hoá thiết kế các sản phẩm trọn bộ. Qua đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành để vừa đảm bảo tính công nghiệp trong sản phẩm do cơ khí của ta chế tạo, vừa tạo hàng rào kỹ thuật để các sản phẩm nhập khẩu có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp không thâm nhập vào trong các đơn vị sử dụng thông qua lợi thế giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng năm, Tập đoàn sẽ chỉ đạo các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, đăng ký danh mục các sản phẩm đã chế tạo thay thế hàng nhập khẩu, đăng ký với Bộ Công Thương để các Bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách về thuế cho phù hợp…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/vi-sao-phai-co-cau-lai-khoi-co-khi-8422.htm” button=”Theo vinacomin”]