Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) là hàng hóa đặc biệt, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam chưa thể chủ động trong cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất VLNCN.
(Ảnh minh hoạ)
Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), từ cuối năm 2014 trở về trước, Việt Nam phải nhập khẩu (NK) 98% nguyên liệu cho sản xuất VLNCN với tổng sản lượng khoảng 130.000 tấn/năm, riêng Amon Nitrat khoảng 110.000 tấn/năm. Đầu năm 2015, Nhà máy sản xuất Amon Nitrat của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ – Vinacomin (Micco) với công suất thiết kế 200.000 tấn/năm đi vào hoạt động đã đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Dù vậy, 6 loại tiền chất thuốc nổ gồm: Nitro metan, Natri nitrat, Kali nitrat, Natri clorat, Kali clorat, Kali perclorat dùng trong sản xuất thuốc nổ và các ngành công nghiệp (phân bón, điện tử, giấy)… trong nước chưa sản xuất được vẫn phải NK 100%.
Ông Nguyễn Văn Thanh cũng cho biết: 5 năm tới, Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được 6 tiền chất trên vì theo Quy hoạch phát triển ngành VLNCN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chuẩn bị trình Chính phủ, chưa doanh nghiệp nào đăng ký sản xuất những loại tiền chất này.
Đối với chất nổ nguyên liệu, chất tạo nhũ… cũng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn NK nước ngoài từ Trung Quốc. Ông Cao Anh Dũng – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) – cho rằng, với thực trạng trên Việt Nam chưa thể chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất VLNCN.
Ngoài ra, đối với nhóm sản phẩm VLNCN phục vụ ngành dầu khí cũng chưa đáp ứng được, vẫn phải nhập một số nguyên liệu như TNT, TEN, Hexogel… Hiện mới chỉ có một dây chuyền sản xuất bắn đạn vỉa dầu khí (sản phẩm VLNCN công nghệ cao) đang được Viện Thuốc phóng Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) chuẩn bị đưa vào vận hành với công suất thiết kế là 104.000 viên/năm.
Thực tế cho thấy, hiện chỉ có Micco và Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (GAET) là hai doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đủ điều kiện sản xuất ra Amon Nitrat với công suất khoảng 220.000 tấn/năm (GAET sản xuất 20.000 tấn), giúp ngành VLNCN chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường, chấm dứt thời kỳ dài phải NK mặt hàng này.
Ông Trần Đăng Phi – Phó Tổng giám đốc Micco – khẳng định: Sản phẩm của Micco đủ cung cấp ổn định cho thị trường trong nước từ nay đến năm 2035. Micco cũng đang đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất thuốc nổ hiện đại như: Thuốc nổ Anfo, Anfo chịu nước, nhũ tương hầm lò; không chỉ đáp ứng nhu cầu.Theo Cục Hóa chất, thời gian tới cần khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất chất tiền thuốc nổ, chất tạo nhũ, sáp phức hợp… phục vụ cho nhu cầu kinh tế, quốc phòng; đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, sản xuất ra những sản phẩm VLNCN thân thiện với môi trường, đặc biệt sử dụng cho ngoài khơi và hầm lò.
Ông Nguyễn Văn Thanh cũng cho biết: 5 năm tới, Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được 6 tiền chất trên vì theo Quy hoạch phát triển ngành VLNCN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chuẩn bị trình Chính phủ, chưa doanh nghiệp nào đăng ký sản xuất những loại tiền chất này.
Đối với chất nổ nguyên liệu, chất tạo nhũ… cũng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn NK nước ngoài từ Trung Quốc. Ông Cao Anh Dũng – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) – cho rằng, với thực trạng trên Việt Nam chưa thể chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất VLNCN.
Ngoài ra, đối với nhóm sản phẩm VLNCN phục vụ ngành dầu khí cũng chưa đáp ứng được, vẫn phải nhập một số nguyên liệu như TNT, TEN, Hexogel… Hiện mới chỉ có một dây chuyền sản xuất bắn đạn vỉa dầu khí (sản phẩm VLNCN công nghệ cao) đang được Viện Thuốc phóng Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) chuẩn bị đưa vào vận hành với công suất thiết kế là 104.000 viên/năm.
Thực tế cho thấy, hiện chỉ có Micco và Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (GAET) là hai doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đủ điều kiện sản xuất ra Amon Nitrat với công suất khoảng 220.000 tấn/năm (GAET sản xuất 20.000 tấn), giúp ngành VLNCN chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường, chấm dứt thời kỳ dài phải NK mặt hàng này.
Ông Trần Đăng Phi – Phó Tổng giám đốc Micco – khẳng định: Sản phẩm của Micco đủ cung cấp ổn định cho thị trường trong nước từ nay đến năm 2035. Micco cũng đang đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất thuốc nổ hiện đại như: Thuốc nổ Anfo, Anfo chịu nước, nhũ tương hầm lò; không chỉ đáp ứng nhu cầu.Theo Cục Hóa chất, thời gian tới cần khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất chất tiền thuốc nổ, chất tạo nhũ, sáp phức hợp… phục vụ cho nhu cầu kinh tế, quốc phòng; đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, sản xuất ra những sản phẩm VLNCN thân thiện với môi trường, đặc biệt sử dụng cho ngoài khơi và hầm lò.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tin-tuc/vat-lieu-no-cong-nghiep-giam-dan-phu-thuoc-vao-nguyen-lieu-nhap-khau-201509161542298677.htm” button=”Theo vinacomin”]