Sự thành kính với đấng sinh thành, tổ tiên đã đi sâu vào cõi lòng người Việt không biết có từ thuở nào, nhưng cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình người Việt đều được dâng lên rất nhiều loại thanh bông, hoa quả… để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
Ngày Tết Nguyên đán là ngày gặp gỡ của các thế hệ từ vị tiên tổ tới các cháu con. Theo quan niệm của người phương Đông: các vị tiên tổ nối tới cháu con bằng tâm linh giao cảm giữa thế giới hữu hình với thế giới vô hình, sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình với vũ trụ thần linh, cho nên ban thờ ngày Tết thể hiện đầy đủ những yếu tố giao cảm đó.
Trên ban thờ của người Việt ngoài lễ vật thường bầy hai ngọn đèn dầu, về sau được thay bằng hai cây nến, khi thắp sáng lên tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, gọi là “nhật nguyệt quang minh”, soi tỏ con đường để thế giới hữu hình biết lối đi về, chứng giám và phù hộ cho con cháu sức khoẻ dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Đốt 1nén hương là “tâm hương”, thể hiện sự đốt cháy niềm tin vào những ước vọng trong sự thờ cúng. Đốt 3 nén hương thể hiện cho khái niệm tam tài “thiên, địa, nhân” là trời, đất và con người trong mối đồng giao cộng cảm. Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối “đông bình”, “tây quả” – bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. Vì nước là nguồn gốc của sự sống, trầu cau là kết quả của sự sinh thành. Giữa ban thờ là mâm ngũ quả, gồm có 5 loại quả có màu sắc khác nhau, bởi thế giới vạn vật được tạo nên bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Kim là kim loại, Mộc là gỗ, Thuỷ là nước, Hoả là lửa, Thổ là đất và được bày biện rất công phu theo sự phân định vị trí cụ thể. Màu xanh thuộc về hành mộc là nải chuối màu xanh ôm gọn lấy quả bưởi có màu vàng tượng trưng cho hành thổ ở giữa trung tâm. Màu đỏ thuộc hành hoả là quả hồng chín mọng hoặc quả quýt, ớt đỏ bầy xung quanh. Màu trắng thuộc hành thuỷ, như quả lê, quả táo. Màu đen thuộc hành kim như quả nho. Mâm ngũ quả tượng trưng cho quan niệm ngũ hành đã đi sâu vào nếp nghĩ và trở thành nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
Đặc biệt là mâm cơm cúng ngày tết được tổ chức nấu nướng và bầy biện khá công phu. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ. Món bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và con người mỗi năm một tuổi. Thịt lợn chế biến thuộc về âm, dưa hành thuộc về dương, âm dương hài hoà tượng trưng cho sự phát triển. Cơm tẻ là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm có dương đầy đủ lẽ sinh sôi. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.
Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện, buổi chiều cúng tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.
Với quan niệm vong hồn gia tiên luôn ở gần mình, người sống như được tiếp xúc với tổ tiên qua việc thờ cúng. Nên việc cúng bái gia tiên bao giờ cũng do người con trưởng đứng ra làm chủ lễ trong gia đình. Với ngày Tết Nguyên đán người con trưởng là trung tâm của sự quy tụ các thành viên trong gia tộc, nên sau khi đồ lễ được đặt lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp đèn, hương rồi lễ 4 lễ, 2 vái trước ban thờ, khấn từ vị tổ từ 5 đời trở xuống đến cha mẹ. Bài văn khấn trường bao hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm, tháng và ngày âm lịch theo phong tục truyền thống. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, chờ cho tàn một tuần hương, tức là những nén hương thắp lên cháy quá 2/3 thì người gia trưởng tới trước ban thờ tạ lễ và hạ cỗ xuống. Mọi người trong gia tộc quây quần bên nhau thụ lộc của tiên tổ và chúc nhau một năm mới vạn sự tốt lành.
Đối với dân tộc Kinh nói riêng, các dân tộc anh em khác trong đại gia đình các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, thì việc thờ cúng gia tiên với những lễ vật và nghi lễ nói trên trong dịp Tết Nguyên đán là những nét phổ biến nhất. Từ đây những giá trị tốt đẹp của phong tục thờ cúng gia tiên sẽ được phát huy, nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên ban thờ của người Việt ngoài lễ vật thường bầy hai ngọn đèn dầu, về sau được thay bằng hai cây nến, khi thắp sáng lên tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, gọi là “nhật nguyệt quang minh”, soi tỏ con đường để thế giới hữu hình biết lối đi về, chứng giám và phù hộ cho con cháu sức khoẻ dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Đốt 1nén hương là “tâm hương”, thể hiện sự đốt cháy niềm tin vào những ước vọng trong sự thờ cúng. Đốt 3 nén hương thể hiện cho khái niệm tam tài “thiên, địa, nhân” là trời, đất và con người trong mối đồng giao cộng cảm. Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối “đông bình”, “tây quả” – bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. Vì nước là nguồn gốc của sự sống, trầu cau là kết quả của sự sinh thành. Giữa ban thờ là mâm ngũ quả, gồm có 5 loại quả có màu sắc khác nhau, bởi thế giới vạn vật được tạo nên bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Kim là kim loại, Mộc là gỗ, Thuỷ là nước, Hoả là lửa, Thổ là đất và được bày biện rất công phu theo sự phân định vị trí cụ thể. Màu xanh thuộc về hành mộc là nải chuối màu xanh ôm gọn lấy quả bưởi có màu vàng tượng trưng cho hành thổ ở giữa trung tâm. Màu đỏ thuộc hành hoả là quả hồng chín mọng hoặc quả quýt, ớt đỏ bầy xung quanh. Màu trắng thuộc hành thuỷ, như quả lê, quả táo. Màu đen thuộc hành kim như quả nho. Mâm ngũ quả tượng trưng cho quan niệm ngũ hành đã đi sâu vào nếp nghĩ và trở thành nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
Đặc biệt là mâm cơm cúng ngày tết được tổ chức nấu nướng và bầy biện khá công phu. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ. Món bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và con người mỗi năm một tuổi. Thịt lợn chế biến thuộc về âm, dưa hành thuộc về dương, âm dương hài hoà tượng trưng cho sự phát triển. Cơm tẻ là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm có dương đầy đủ lẽ sinh sôi. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.
Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là chiêu điện, buổi chiều cúng tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.
Với quan niệm vong hồn gia tiên luôn ở gần mình, người sống như được tiếp xúc với tổ tiên qua việc thờ cúng. Nên việc cúng bái gia tiên bao giờ cũng do người con trưởng đứng ra làm chủ lễ trong gia đình. Với ngày Tết Nguyên đán người con trưởng là trung tâm của sự quy tụ các thành viên trong gia tộc, nên sau khi đồ lễ được đặt lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp đèn, hương rồi lễ 4 lễ, 2 vái trước ban thờ, khấn từ vị tổ từ 5 đời trở xuống đến cha mẹ. Bài văn khấn trường bao hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm, tháng và ngày âm lịch theo phong tục truyền thống. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, chờ cho tàn một tuần hương, tức là những nén hương thắp lên cháy quá 2/3 thì người gia trưởng tới trước ban thờ tạ lễ và hạ cỗ xuống. Mọi người trong gia tộc quây quần bên nhau thụ lộc của tiên tổ và chúc nhau một năm mới vạn sự tốt lành.
Đối với dân tộc Kinh nói riêng, các dân tộc anh em khác trong đại gia đình các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, thì việc thờ cúng gia tiên với những lễ vật và nghi lễ nói trên trong dịp Tết Nguyên đán là những nét phổ biến nhất. Từ đây những giá trị tốt đẹp của phong tục thờ cúng gia tiên sẽ được phát huy, nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tuc-tho-cung-gia-tien-cua-nguoi-viet-trong-ngay-tet-892.htm” button=”Theo vinacomin”]