Chuyện này xảy ra đã lâu, rằng, có ông cán bộ của đơn vị nọ, về một làng quê tuyển sinh đào tạo công nhân học nghề khai thác than hầm lò. Để được việc trước mắt, ông ta “vẽ” ra những viễn cảnh huy hoàng về nghề hầm lò. Đại để, chế độ ăn, điều kiện sinh hoạt của thợ hầm lò như… Liên Xô thế này, thế này; lương thì nuôi được cả vợ con này; làm việc thì toàn bằng hệ thống nút bấm thế này, thế này v.v.
Đám thanh niên làng quê chưa biết nghề hầm lò ra sao, nghe vậy phấn khởi lắm, háo hức gia nhập vào giai cấp công nhân mỏ. Đến khi ra mỏ, tiếp xúc với thực tế mới hay rằng, ông cán bộ tuyển sinh nói vậy mà không phải vậy; trong số đó, nhiều người khăn gói quả mướp, chào!…
Câu chuyện trên do ông Vũ Đức Kiên, Chánh văn phòng Công đoàn Tập đoàn kể tại Hội nghị về công tác truyền thông của Tập đoàn hồi đầu tháng trước.
Nhân đây, Nhân văn xin nói thêm về sự đổi mới trong công tác truyền thông của Tập đoàn. Trước đây, công tác truyền thông của Tập đoàn cũng đã được quan tâm, đề cao; tuy nhiên, có lúc còn bị động. Thì bây giờ, hàng tháng, giới truyền thông trong Tập đoàn, cụ thể là những cán bộ Phòng Truyền thông và Quan hệ cộng đồng Văn phòng Tập đoàn; đại diện Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Ban tuyên giáo Công đoàn Tập đoàn; lãnh đạo Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam, đại diện Bản tin Khoa học Công nghệ mỏ (Viện KHCN mỏ) “ngồi” với nhau đánh giá những nét nổi bật về công tác truyền thông, những ưu điểm, tồn tại để qua đó, lãnh đạo Tập đoàn kết luận, định hướng tuyên truyền và giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền những vấn đề gì, nội dung gì.
Cuộc họp diễn ra chừng vài giờ đồng hồ như tác nghiệp sản xuất ở các đơn vị vậy, nhưng rất thiết thực. Từ đây, giới truyền thông trong Tập đoàn cùng cất tiếng nói đồng thuận, đúng và trúng. “Đúng” là đúng với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; đúng với Nghị quyết Đảng ủy Tập đoàn; còn “trúng” là trúng với thời điểm; trúng với hoàn cảnh khách quan để nêu sự kiện, vấn đề.
Trở lại câu chuyện trên. Thông qua câu chuyện, ông Kiên kiến nghị, đối với công tác tuyển sinh nghề hầm lò hiện nay đang gặp khó khăn. Nhưng nếu chúng ta tuyên truyền “tô hồng” nghề hầm lò thì hiệu quả sẽ tác dụng ngược! Vậy, công tác tuyên truyền cho đào tạo nghề hầm lò phải thực hiện thế nào đây?
Tại cuộc họp hôm đó, ông Đặng Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chủ trì và kết luận nhiều nội dung. Trong đó, về nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ công tác tuyển dụng thợ hầm lò, ông Đặng Thanh Hải nêu rõ, chúng ta cần tập trung tuyên truyền những chính sách ưu đãi với thợ lò, quảng bá những hình ảnh tích cực về hoạt động sản xuất, chăm lo đời sống người lao động v.v. của Tập đoàn và các doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan; không “tô hồng”, cũng không được “bôi đen”. Chúng ta cần phản ánh thực tế sinh động bằng những hình ảnh, những việc làm tốt đẹp nhất đã dành cho thợ lò, từ việc đào tạo đến việc ăn, ở, đi lại, điều kiện làm việc v.v. khi ra trường và những gì đã và đang phấn đấu. Từ hiện thực đó, người lao động thấu hiểu, chấp nhận và tình nguyện gắn bó lâu dài với nghề hầm lò, chúng ta mới có điều kiện để xây xựng đội ngũ thợ chất lượng cao; nếu hô hào, chụp giật chóng vánh, hiệu quả sẽ ngược lại như câu chuyện của ông Kiên, đã kể trên.
Là những người làm báo lâu năm trong Tập đoàn, chúng tôi khẳng định, những năm qua, Tập đoàn và các đơn vị luôn quan tâm đặc biệt tới điều kiện làm việc và đời sống thợ lò. Các thiết bị cơ giới đã được đưa vào hầm lò, dần thay thế sức người; không gian làm việc, đi lại trong hầm lò đỡ khắc nghiệt hơn. Các phương tiện đảm bảo an toàn hầm lò, dù đắt mấy, các đơn vị vẫn mua sắm, trang bị cho đủ. Công nhân đi làm, dù cách nhà vài chục cây số, cũng có xe đưa đón; tan ca, vào nhà ăn với chế độ dành riêng cho thợ lò. Nhiều đơn vị dù thiếu vốn đầu tư cho sản xuất vẫn xây khu chung cư cao tầng, trong đó ưu tiên cho thợ lò; chế độ khám chữa bệnh, tham quan du lịch vẫn ưu tiên hàng đầu cho thợ lò tích cực v.v. Đó là sự thật. Sự thật này là một khoảng cách rất xa so với thợ lò cách đây hơn chục năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết như vậy.
Đám thanh niên làng quê chưa biết nghề hầm lò ra sao, nghe vậy phấn khởi lắm, háo hức gia nhập vào giai cấp công nhân mỏ. Đến khi ra mỏ, tiếp xúc với thực tế mới hay rằng, ông cán bộ tuyển sinh nói vậy mà không phải vậy; trong số đó, nhiều người khăn gói quả mướp, chào!…
Câu chuyện trên do ông Vũ Đức Kiên, Chánh văn phòng Công đoàn Tập đoàn kể tại Hội nghị về công tác truyền thông của Tập đoàn hồi đầu tháng trước.
Nhân đây, Nhân văn xin nói thêm về sự đổi mới trong công tác truyền thông của Tập đoàn. Trước đây, công tác truyền thông của Tập đoàn cũng đã được quan tâm, đề cao; tuy nhiên, có lúc còn bị động. Thì bây giờ, hàng tháng, giới truyền thông trong Tập đoàn, cụ thể là những cán bộ Phòng Truyền thông và Quan hệ cộng đồng Văn phòng Tập đoàn; đại diện Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Ban tuyên giáo Công đoàn Tập đoàn; lãnh đạo Tạp chí Than Khoáng sản Việt Nam, đại diện Bản tin Khoa học Công nghệ mỏ (Viện KHCN mỏ) “ngồi” với nhau đánh giá những nét nổi bật về công tác truyền thông, những ưu điểm, tồn tại để qua đó, lãnh đạo Tập đoàn kết luận, định hướng tuyên truyền và giao nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền những vấn đề gì, nội dung gì.
Cuộc họp diễn ra chừng vài giờ đồng hồ như tác nghiệp sản xuất ở các đơn vị vậy, nhưng rất thiết thực. Từ đây, giới truyền thông trong Tập đoàn cùng cất tiếng nói đồng thuận, đúng và trúng. “Đúng” là đúng với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; đúng với Nghị quyết Đảng ủy Tập đoàn; còn “trúng” là trúng với thời điểm; trúng với hoàn cảnh khách quan để nêu sự kiện, vấn đề.
Trở lại câu chuyện trên. Thông qua câu chuyện, ông Kiên kiến nghị, đối với công tác tuyển sinh nghề hầm lò hiện nay đang gặp khó khăn. Nhưng nếu chúng ta tuyên truyền “tô hồng” nghề hầm lò thì hiệu quả sẽ tác dụng ngược! Vậy, công tác tuyên truyền cho đào tạo nghề hầm lò phải thực hiện thế nào đây?
Tại cuộc họp hôm đó, ông Đặng Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chủ trì và kết luận nhiều nội dung. Trong đó, về nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ công tác tuyển dụng thợ hầm lò, ông Đặng Thanh Hải nêu rõ, chúng ta cần tập trung tuyên truyền những chính sách ưu đãi với thợ lò, quảng bá những hình ảnh tích cực về hoạt động sản xuất, chăm lo đời sống người lao động v.v. của Tập đoàn và các doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan; không “tô hồng”, cũng không được “bôi đen”. Chúng ta cần phản ánh thực tế sinh động bằng những hình ảnh, những việc làm tốt đẹp nhất đã dành cho thợ lò, từ việc đào tạo đến việc ăn, ở, đi lại, điều kiện làm việc v.v. khi ra trường và những gì đã và đang phấn đấu. Từ hiện thực đó, người lao động thấu hiểu, chấp nhận và tình nguyện gắn bó lâu dài với nghề hầm lò, chúng ta mới có điều kiện để xây xựng đội ngũ thợ chất lượng cao; nếu hô hào, chụp giật chóng vánh, hiệu quả sẽ ngược lại như câu chuyện của ông Kiên, đã kể trên.
Là những người làm báo lâu năm trong Tập đoàn, chúng tôi khẳng định, những năm qua, Tập đoàn và các đơn vị luôn quan tâm đặc biệt tới điều kiện làm việc và đời sống thợ lò. Các thiết bị cơ giới đã được đưa vào hầm lò, dần thay thế sức người; không gian làm việc, đi lại trong hầm lò đỡ khắc nghiệt hơn. Các phương tiện đảm bảo an toàn hầm lò, dù đắt mấy, các đơn vị vẫn mua sắm, trang bị cho đủ. Công nhân đi làm, dù cách nhà vài chục cây số, cũng có xe đưa đón; tan ca, vào nhà ăn với chế độ dành riêng cho thợ lò. Nhiều đơn vị dù thiếu vốn đầu tư cho sản xuất vẫn xây khu chung cư cao tầng, trong đó ưu tiên cho thợ lò; chế độ khám chữa bệnh, tham quan du lịch vẫn ưu tiên hàng đầu cho thợ lò tích cực v.v. Đó là sự thật. Sự thật này là một khoảng cách rất xa so với thợ lò cách đây hơn chục năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết như vậy.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tu-thuc-te-sinh-dong-6640.htm” button=”Theo vinacomin”]