Kết thúc phiên giao dịch thứ 6 tuần trước, 15/6, chỉ số Standard & Poor’s GSCI tăng 0,1% lên 582,62 điểm.
Trong khi đó, chỉ số UBS Bloomberg CMCI gồm 26 loại nguyên liệu thô cũng tăng 0,2%, đóng cửa ở ngưỡng 1.429,872 điểm.
Dầu thô tiếp tục tăng giá do dự đoán các nhân hàng trung ương sẽ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Theo đó, hợp đồng dầu thô giao tháng 7 tăng 12 cent lên 84,03 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange. Tuy nhiên, tính từ đầu năm nay, nguyên liệu này vẫn mất tới 15%.
Trong khi đó, hợp đồng dầu brent giao tháng 8 cũng tăng 44 cent, tương đương với 0,5% lên 97,61 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe exchange.
Kim loại quý
Các hợp đồng tương lai vàng tiếp tục tăng giá do các nhà đầu tư tăng cường mua vào với hy vọng về gói nới lỏng tiếp theo từ các ngân hàng trung ương.
Theo đó, hợp đồng vàng giao tháng 8 tăng thêm 0,5% lên 1.628,10 USD/oz trên sàn Comex. Đây là phiên tăng giá thứ 6 liên tiếp của kim loại quý này. Hợp đồng bạc giao tháng 7 cũng tăng 1,2% lên 28,74 USD/oz. Như vậy, tính trong cả tuần, bạc cũng tăng 0,9% giá.
Trong khi đó, trên Nymex, hợp đồng bạch kim giao tháng 7 mất 40 cent xuống còn 1.487,20 USD/oz. Hợp đồng Palladium giao tháng 9 cũng mất 0,7%, đóng cửa ở ngưỡng 630,40 USD/oz.
Kim loại cơ bản
Đồng đỏ tiếp tục tăng giá phiên thứ 3 liên tiếp do hy vọng về gói nới lỏng từ Fed. Theo đó, hợp đồng đồng đỏ giao tháng 7 tăng 0,9%, đóng cửa ở ngưỡng 3,3835 USD/oz trên sàn Comex. Tính trong cả tuần, kim loại đã tăng tới 3% giá.
Lương thực, hạt lấy dầu
Ngô vừa trải qua phiên mất giá mạnh nhất kể từ tháng 9/2011, lúa mì cũng giảm giá do dự đoán xuất khẩu lương thực của Mỹ sẽ giảm trong thời gian tới.
Theo đó, trên sàn Chicago Board of Trade, hợp đồng ngô giao tháng 12 mất tới 1,9% xuống còn 5,06 USD/bao. Hợp đồng giao tháng 7 cũng mất tới 3,7%, đóng cửa ở ngưỡng 5,795 USD/bao.
Trong khi đó, hợp đồng lúa mì giao tháng 12 mất 2,3% xuống còn 6,5125 USD/bao. Như vậy, tính trong cả tuần, loại lương thực này đã mất 3,2% giá.
Cũng trên CBOT, hợp đồng đậu nành giao tháng 11 tăng 0,4% lên 13,14 USD/bao, hợp đồng giao tháng 7 giảm 0,7%, chốt phiên ở mức 13,76 USD/bao.
Hàng hóa mềm
Đường thô tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần qua do những cơn mưa có khả năng làm giảm sản lượng mía tại Brazil, nước sản xuất đường lớn nhất thế giới.
Theo đó, hợp đồng đường thô giao tháng 10 tăng tới 2,6% lên 20,01 cent/pound trên sàn ICE Futures U.S. Hợp đồng cà phê chè giao tháng 9 cũng tăng 0,6% lên 1,52 USD/pound.
Cũng trên ICE, hợp đồng cacao giao tháng 9 mất 0,7% còn 2.247 USD/tấn, hợp đồng bông giao tháng 12 tăng 0,6% lên 71,02 cent/pound, hợp đồng giao tháng 7 cũng tăng tới 2,4% lên 79,98 cent/pound. Hợp đồng cam giao tháng 7 đóng cửa ở ngưỡng 1,093 USD/pound, giảm 0,4% so với phiên ngày hôm trước.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tin-tuc-hoat-dong/tong-hop-tin-tuc-gia-ca-hang-hoa-the-gioi-sang-186-1921.htm” button=”Theo vinacomin”]