Thưa bạn đọc!
77 năm trước, ngày 12/11/1936, cuộc đình công của hơn ba vạn thợ mỏ Quảng Ninh phản kháng chế độ thực dân Pháp kéo dài 20 ngày, khởi đầu từ Cẩm Phả, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khẩu hiệu “Kỷ luật, đồng tâm, chúng ta nhất định thắng”, đã thành công và mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành ngày Truyền thống công nhân mỏ – Truyền thống ngành Than!
77 năm đã đi qua để lại nhiều dấu ấn thăng trầm trong lịch sử phát triển của Ngành, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập kỷ 90 ngành Than phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gay gắt. Nạn khai thác than trái phép tràn lan đã làm cho tài nguyên và môi trường Vùng mỏ bị huỷ hoại, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (1994) nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Nhìn lại bức tranh toàn cảnh sau 19 năm thành lập mô hình quản lý mới, diện mạo ngành Than đã hoàn toàn đổi thay. Thợ mỏ mỏ Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng, thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển. Ngành Than đã đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và Vùng mỏ nói riêng. Cơ sở kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất các mỏ, các đơn vị thành viên được nâng cấp và phát triển; hệ thống đường, bến cảng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn công trường, nơi nghỉ của người lao động được nâng cấp; điều kiện làm việc trên mỏ lộ thiên cũng như trong mỏ hầm lò được cải thiện đáng kể; thu nhập và đời sống người lao động được nâng cao rõ rệt, các chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng cao.
Người thợ mỏ hôm nay không còn lầm lũi, đen đủi, bệnh tật mà đã ngẩng cao đầu với sức khoẻ tốt, tri thức tốt, có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh, vì vậy mà luôn sáng tạo trong lao động, dám đương đầu với thử thách, vượt khó đi lên. Đội ngũ thợ mỏ đã thích nghi nhanh với công nghệ sản xuất mới, hiện đại để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD. Với mục tiêu trí thức hoá công nhân, xây dựng một lực lượng thợ mỏ vững mạnh, các trường dạy nghề, các công ty trong Tập đoàn đang tích cực chăm lo công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức kỷ luật, xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc đúng quy trình kỹ thuật… Nhận thức của người lao động về cơ chế thị trường, về bảo vệ môi trường và pháp luật ngày một nâng cao; người lao động ngày càng quan tâm hơn, tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý doanh nghiệp và hoạt động xã hội, quan tâm đến cải tạo cảnh quan môi trường để phát triển bền vững.
Cuộc sống dường như có quy luật. Có thăng và có trầm. Nền kinh tế, ngành kinh tế cũng không không nằm ngoài quy luật ấy. Có thể thời gian này là “quãng trầm” khi ngành Than đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, lượng than tồn kho tăng cao, đời sống người lao động ít nhiều bị ảnh hưởng… Tuy nhiên một lần nữa, những người trong cuộc thêm thấm thía một điều: sức mạnh của sự đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm vượt khó chính là bệ đỡ giúp thợ mỏ vượt qua thử thách, khó khăn để hy vọng những điều tốt đẹp ở phía trước. Tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là những giải pháp cốt lõi đang được các đơn vị trong Ngành tập trung thực hiện để vượt qua thời khắc khó khăn này.
Một mùa “Tết của thợ mỏ” nữa lại về. Hãy chung vui cùng Thợ mỏ Việt Nam. Hãy cùng đồng hành và cảm nhận hơi ấm của một mùa than mới. Và chẳng có lý do gì mà chúng ta không dám tin rằng Thợ mỏ Việt Nam đang tiếp tục tỏa sáng truyền thống THỢ MỎ ANH HÙNG!
Trân trọng!
77 năm trước, ngày 12/11/1936, cuộc đình công của hơn ba vạn thợ mỏ Quảng Ninh phản kháng chế độ thực dân Pháp kéo dài 20 ngày, khởi đầu từ Cẩm Phả, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khẩu hiệu “Kỷ luật, đồng tâm, chúng ta nhất định thắng”, đã thành công và mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành ngày Truyền thống công nhân mỏ – Truyền thống ngành Than!
77 năm đã đi qua để lại nhiều dấu ấn thăng trầm trong lịch sử phát triển của Ngành, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập kỷ 90 ngành Than phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gay gắt. Nạn khai thác than trái phép tràn lan đã làm cho tài nguyên và môi trường Vùng mỏ bị huỷ hoại, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (1994) nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Nhìn lại bức tranh toàn cảnh sau 19 năm thành lập mô hình quản lý mới, diện mạo ngành Than đã hoàn toàn đổi thay. Thợ mỏ mỏ Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng, thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển. Ngành Than đã đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và Vùng mỏ nói riêng. Cơ sở kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất các mỏ, các đơn vị thành viên được nâng cấp và phát triển; hệ thống đường, bến cảng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn công trường, nơi nghỉ của người lao động được nâng cấp; điều kiện làm việc trên mỏ lộ thiên cũng như trong mỏ hầm lò được cải thiện đáng kể; thu nhập và đời sống người lao động được nâng cao rõ rệt, các chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng cao.
Người thợ mỏ hôm nay không còn lầm lũi, đen đủi, bệnh tật mà đã ngẩng cao đầu với sức khoẻ tốt, tri thức tốt, có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh, vì vậy mà luôn sáng tạo trong lao động, dám đương đầu với thử thách, vượt khó đi lên. Đội ngũ thợ mỏ đã thích nghi nhanh với công nghệ sản xuất mới, hiện đại để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD. Với mục tiêu trí thức hoá công nhân, xây dựng một lực lượng thợ mỏ vững mạnh, các trường dạy nghề, các công ty trong Tập đoàn đang tích cực chăm lo công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức kỷ luật, xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc đúng quy trình kỹ thuật… Nhận thức của người lao động về cơ chế thị trường, về bảo vệ môi trường và pháp luật ngày một nâng cao; người lao động ngày càng quan tâm hơn, tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý doanh nghiệp và hoạt động xã hội, quan tâm đến cải tạo cảnh quan môi trường để phát triển bền vững.
Cuộc sống dường như có quy luật. Có thăng và có trầm. Nền kinh tế, ngành kinh tế cũng không không nằm ngoài quy luật ấy. Có thể thời gian này là “quãng trầm” khi ngành Than đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, lượng than tồn kho tăng cao, đời sống người lao động ít nhiều bị ảnh hưởng… Tuy nhiên một lần nữa, những người trong cuộc thêm thấm thía một điều: sức mạnh của sự đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm vượt khó chính là bệ đỡ giúp thợ mỏ vượt qua thử thách, khó khăn để hy vọng những điều tốt đẹp ở phía trước. Tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là những giải pháp cốt lõi đang được các đơn vị trong Ngành tập trung thực hiện để vượt qua thời khắc khó khăn này.
Một mùa “Tết của thợ mỏ” nữa lại về. Hãy chung vui cùng Thợ mỏ Việt Nam. Hãy cùng đồng hành và cảm nhận hơi ấm của một mùa than mới. Và chẳng có lý do gì mà chúng ta không dám tin rằng Thợ mỏ Việt Nam đang tiếp tục tỏa sáng truyền thống THỢ MỎ ANH HÙNG!
Trân trọng!
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/toa-sang-truyen-thong-tho-mo-anh-hung-6614.htm” button=”Theo vinacomin”]