Vấn đề tiết kiệm tài nguyên đã được giới thiệu sơ lược trong cuốn sách “20 năm Than – Khoáng sản Việt Nam”. Tuy nhiên, đây là một trong những thành tựu rất lớn của Tập đoàn trong 20 năm qua nên Tạp chí giới thiệu thêm.
Trước khi thành lập TVN, tỷ lệ thất thoát trong khai thác than lên đến 20%. Trong đó, các mỏ lộ thiên thất thoát 10-13%, hầm lò lên tới 40- 50%. Thậm chí, có những mỏ cao hơn vì điều kiện địa chất phức tạp, không thể khai thác được. Nguyên nhân chủ yếu do công nghệ khai thác, chế biến lạc hậu; việc tổ chức sản xuất, quản lý tài nguyên chưa chặt chẽ.
Ông Phạm Ngọc Can, nguyên Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Than Việt Nam cho biết, trước đây, Tổng cục Địa chất chỉ tính trữ lượng than đối với những vỉa có chiều dày 0,8 mét trở lên và độ tro dưới 45%. Sau khi thành lập, để tiết kiệm tài nguyên Quốc gia, TVN đã tính lại trữ lượng than; trong đó tính cả những vỉa có độ dày trên 0,3 mét và độ tro trên 45% nhằm tận thu những vỉa than chất lượng thấp.
Để tiết kiệm tài nguyên, đi đôi với tăng cường công tác quản trị tài nguyên, TVN (nay là Tập đoàn TKV) đã tạo khâu đột phá trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ cơ giới hóa khai thác, vận chuyển, chế biến than. Ðối với các mỏ hầm lò, đã đổi mới công nghệ trong khai thác lò chợ; đặc biệt là áp dụng cột chống, dàn chống thủy lực; đối với các mỏ lộ thiên áp dụng dây chuyền thiết bị đồng bộ, gồm các thiết bị khoan, xúc bốc, vận tải công suất lớn và thủy lực hóa. Đối với những vỉa mỏng; dốc đứng, trong hầm lò đã áp dụng công nghệ tiên tiến như giá thủy lực di động ngang nghiêng; dàn chống 2ANSH v.v. Đối với các mỏ lộ thiên áp dụng công nghệ khấu chọn lọc bằng các loại máy xúc thủy lực, máy xúc lật thế hệ mới; việc đào sâu đáy mỏ đã tăng tốc độ xuống sâu trung bình 15m/năm, gấp đôi so với trước đây. Hơn nữa, các giải pháp công nghệ đã tạo điều kiện khai thác sâu hơn, gia tăng đáng kể hệ số thu hồi than nhiều mỏ lộ thiên ở Quảng Ninh tiếp tục kéo dài vòng đời khai thác so với dự kiến.
Nhờ vậy, mức độ tổn thất than ở hầm lò những năm gần đây giảm dưới 30%, các mỏ lộ thiên đã giảm còn 6%; đồng nghĩa với việc TKV đã tận thu thêm hàng chục triệu tấn than.
Việc đổi mới công nghệ trong khai thác than hầm lò còn giảm tiêu hao lượng gỗ chống lò. Theo tính toán, bình quân sử dụng 10m3 gỗ /1.000 tấn than nguyên khai thì mỗi năm ngành Than tiết kiệm được hàng triệu m3 gỗ. Ðiều đó không những góp phần nâng cao hiệu quả khai thác mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.
Bên cạnh đổi mới công nghệ, các đơn vị sản xuất than lộ thiên và hầm lò còn áp dụng phương pháp khoan nổ mìn tiên tiến; tổ chức sản xuất hợp lí, loại bỏ đất đá, tạp chất ngay trong sản xuất v.v. nhằm nâng cao chất lượng, tận thu tài nguyên.
Vấn đề tiết kiệm tài nguyên còn thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong khâu chế biến than. Trước đây, sản xuất than theo tiêu chuẩn Nhà nước nên những loại than khai thác ra chất lượng xấu, than lẫn trong đá xít, không đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước nên tồn kho, thậm chí thải loại. Từ khi thành lập TVN, sản phẩm than không theo tiêu chuẩn Nhà nước mà theo yêu cầu của thị trường. Từ chủ trương đó, TVN đã đầu tư đổi mới hàng loạt dây chuyền công nghệ trong các nhà máy tuyển than; các dây chuyền sàng tuyển tại các mỏ; đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến than tại các mỏ bằng công nghệ tuyển than huyền phù v.v. nên các loại than xấu, thậm chí đá xít đều được sử dụng vào việc pha trộn hợp lí, đáp ứng chủng loại than theo yêu cầu của khách hàng.
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện bằng than xấu, ngoài các ý nghĩa khác, còn mang ý nghĩa rất lớn về tiết kiệm tài nguyên. Trước đây, than Na Dương là loại than tự cháy, vì hàm lượng lưu huỳnh cao; khi cháy, rất độc, không sử dụng vào việc gì. Vẫn theo ông Phạm Ngọc Can, có năm Than Na Dương sản xuất 2 triệu tấn thì để tự cháy mất 1 triệu tấn. Nhà máy Nhiệt điện Na Dương và nhiều nhà máy nhiệt điện do TKV đầu tư xây dựng sau này đã áp dụng công nghệ tầng sôi tuần hoàn công nghệ tiên tiến, không kén nguyên liệu và thân thiện môi trường – đã tạo thị trường tiêu thụ than xấu cho TKV; tiết kiệm nguồn tài nguyên rất lớn.
Ông Phạm Ngọc Can, nguyên Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Than Việt Nam cho biết, trước đây, Tổng cục Địa chất chỉ tính trữ lượng than đối với những vỉa có chiều dày 0,8 mét trở lên và độ tro dưới 45%. Sau khi thành lập, để tiết kiệm tài nguyên Quốc gia, TVN đã tính lại trữ lượng than; trong đó tính cả những vỉa có độ dày trên 0,3 mét và độ tro trên 45% nhằm tận thu những vỉa than chất lượng thấp.
Để tiết kiệm tài nguyên, đi đôi với tăng cường công tác quản trị tài nguyên, TVN (nay là Tập đoàn TKV) đã tạo khâu đột phá trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ cơ giới hóa khai thác, vận chuyển, chế biến than. Ðối với các mỏ hầm lò, đã đổi mới công nghệ trong khai thác lò chợ; đặc biệt là áp dụng cột chống, dàn chống thủy lực; đối với các mỏ lộ thiên áp dụng dây chuyền thiết bị đồng bộ, gồm các thiết bị khoan, xúc bốc, vận tải công suất lớn và thủy lực hóa. Đối với những vỉa mỏng; dốc đứng, trong hầm lò đã áp dụng công nghệ tiên tiến như giá thủy lực di động ngang nghiêng; dàn chống 2ANSH v.v. Đối với các mỏ lộ thiên áp dụng công nghệ khấu chọn lọc bằng các loại máy xúc thủy lực, máy xúc lật thế hệ mới; việc đào sâu đáy mỏ đã tăng tốc độ xuống sâu trung bình 15m/năm, gấp đôi so với trước đây. Hơn nữa, các giải pháp công nghệ đã tạo điều kiện khai thác sâu hơn, gia tăng đáng kể hệ số thu hồi than nhiều mỏ lộ thiên ở Quảng Ninh tiếp tục kéo dài vòng đời khai thác so với dự kiến.
Nhờ vậy, mức độ tổn thất than ở hầm lò những năm gần đây giảm dưới 30%, các mỏ lộ thiên đã giảm còn 6%; đồng nghĩa với việc TKV đã tận thu thêm hàng chục triệu tấn than.
Việc đổi mới công nghệ trong khai thác than hầm lò còn giảm tiêu hao lượng gỗ chống lò. Theo tính toán, bình quân sử dụng 10m3 gỗ /1.000 tấn than nguyên khai thì mỗi năm ngành Than tiết kiệm được hàng triệu m3 gỗ. Ðiều đó không những góp phần nâng cao hiệu quả khai thác mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.
Bên cạnh đổi mới công nghệ, các đơn vị sản xuất than lộ thiên và hầm lò còn áp dụng phương pháp khoan nổ mìn tiên tiến; tổ chức sản xuất hợp lí, loại bỏ đất đá, tạp chất ngay trong sản xuất v.v. nhằm nâng cao chất lượng, tận thu tài nguyên.
Vấn đề tiết kiệm tài nguyên còn thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong khâu chế biến than. Trước đây, sản xuất than theo tiêu chuẩn Nhà nước nên những loại than khai thác ra chất lượng xấu, than lẫn trong đá xít, không đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước nên tồn kho, thậm chí thải loại. Từ khi thành lập TVN, sản phẩm than không theo tiêu chuẩn Nhà nước mà theo yêu cầu của thị trường. Từ chủ trương đó, TVN đã đầu tư đổi mới hàng loạt dây chuyền công nghệ trong các nhà máy tuyển than; các dây chuyền sàng tuyển tại các mỏ; đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến than tại các mỏ bằng công nghệ tuyển than huyền phù v.v. nên các loại than xấu, thậm chí đá xít đều được sử dụng vào việc pha trộn hợp lí, đáp ứng chủng loại than theo yêu cầu của khách hàng.
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện bằng than xấu, ngoài các ý nghĩa khác, còn mang ý nghĩa rất lớn về tiết kiệm tài nguyên. Trước đây, than Na Dương là loại than tự cháy, vì hàm lượng lưu huỳnh cao; khi cháy, rất độc, không sử dụng vào việc gì. Vẫn theo ông Phạm Ngọc Can, có năm Than Na Dương sản xuất 2 triệu tấn thì để tự cháy mất 1 triệu tấn. Nhà máy Nhiệt điện Na Dương và nhiều nhà máy nhiệt điện do TKV đầu tư xây dựng sau này đã áp dụng công nghệ tầng sôi tuần hoàn công nghệ tiên tiến, không kén nguyên liệu và thân thiện môi trường – đã tạo thị trường tiêu thụ than xấu cho TKV; tiết kiệm nguồn tài nguyên rất lớn.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tiet-kiem-tai-nguyen-thanh-tuu-rat-lon-cua-tap-doan-9144.htm” button=”Theo vinacomin”]