Sinh ra và lớn lên tại Hòn Gai (nay là Thành phố Hạ Long), một trong những cái nôi của ngành than, Phùng Quốc Huy đã từng bước vươn lên để trở thành Tiến sỹ trẻ nhất Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Tuổi thơ với bao ký ức về người thợ mỏ cần mẫn ngày đêm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho sự phát triển của đất nước, Huy nung nấu ước mơ trở thành Kỹ sư mỏ để quay trở về phục vụ cho chính quê hương Quảng Ninh thân yêu của mình. Năm 1995 tốt nghiệp Phổ thông anh đã nộp h
Ngoài việc tham gia công tác xã hội, hoạt động phong trào, anh còn là một trong những hạt nhân trong phong trào nghiên cứu khoa học của khoa Mỏ. Tại các hội nghị khoa học sinh viên năm 1997, 1998, các đề tài khoa học do anh thực hiện đều đạt thứ hạng cao. Ngoài ra, anh còn là chủ nhiệm Câu lạc bộ khoa mỏ – nơi gặp gỡ và trao đổi của các sinh viên ngành mỏ.
Năm 1999, anh được nhận về làm việc tại phòng Nghiên cứu An toàn mỏ của Viện Khoa học Công nghệ mỏ (cái nôi nghiên cứu khoa học của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam). Tại đây anh đã say sưa nghiên cứu, tìm hiểu những kỹ thuật và công nghệ mới về an toàn mỏ, cháy nổ khí mê tan trong mỏ hầm lò, thông gió mỏ, tin học và ngoại ngữ.
Là một nghiên cứu viên có năng lực cộng với khả năng ngoại ngữ tốt, năm 2001 Phùng Quốc Huy được Viện Khoa học Công nghệ mỏ chọn để làm việc cùng với các chuyên gia Nhật Bản trong dự án xây dựng Trung tâm Quản lý khí mỏ chuyên nghiệp và hiện đại nhất tại Việt Nam. Và con đường trở thành Tiến sỹ của anh cũng bắt đầu từ đây.
Trong thời gian làm việc với các chuyên gia Nhật Bản, anh đã học hỏi được rất nhiều từ các đồng nghiệp đến từ đất nước mặt trời mọc, đặc biệt là tâm huyết nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với công việc. Vì thế mà anh yêu đất nước, con người và kỹ thuật của Nhật Bản từ lúc nào không hay.
Năm 2004, được sự giới thiệu và giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản, Phùng Quốc Huy đã thi đỗ và nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản cho chương trình Thạc sỹ tại trường đại học Kyushu, Nhật Bản. Trong thời gian sống và học tập tại đây anh dành hết thời gian và tâm huyết cho việc nghiên cứu bởi anh biết rằng đây là một môi trường tốt để tiếp cận với những trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, mỗi ngày anh dành 12 giờ cho việc đọc tài liệu và làm thí nghiệm. Các kết quả nghiên cứu của anh được đánh giá cao và đã được trình bày tại các hội thảo chuyên ngành tại úc, Canada, Indonesia, ấn Độ và Nhật Bản. Một số bài trình bày của anh đã được các nhà khoa học quốc tế đánh giá cao và được lựa chọn để đăng lên tạp chí quốc tế.
Với những thành công trong nghiên cứu khoa học, sau khi bảo vệ luận án Thạc sỹ, Phùng Quốc Huy được chuyển tiếp vào nghiên cứu sinh và được cấp học bổng toàn phần 3 năm cho khóa học Tiến sỹ. Phát huy những nền tảng có được, anh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến quá trình tháo khí mêtan trong vỉa than” vào năm 2010, khi anh 33 tuổi.
Trở lại Viện Khoa học Công nghệ mỏ, anh được phân công về phòng Thông gió và An toàn mỏ thuộc Trung tâm An toàn mỏ. Tại đây anh lại dồn hết tâm huyết cho công việc, thường xuyên tham gia viết bài cho các tạp chí chuyên ngành, tham gia báo cáo tại các hội nghị Quốc tế, hội nghị khoa học công nghệ mỏ. Anh cho biết sẽ tích cực làm việc, phát huy những kiến thức của mình để phục vụ ngành, để “trả công” cho ngành Than đã tạo môi trường tốt cho anh được học tập, rèn luyện và phát huy vốn kiến thức của mình.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tien-sy-tuoi-33-43.htm” button=”Theo vinacomin”]