Tôi đã gặp những thợ mỏ như vậy khi rong ruổi đi tìm nhân vật cho đề tài: “Thợ mỏ cao tuổi sống đẹp, sống có ích”. Với họ, tờ quyết định nghỉ hưu trong tay không nói lên điều gì, đơn giản vì có hay không có nó, họ vẫn một mực ham mê công việc, cống hiến cho đời…
Cựu thợ mỏ Nguyễn Thế Bình hiện nay
Cựu thợ mỏ làm kinh tế giỏi
Chuyện về cựu thợ mỏ Nguyễn Thế Bình, hiện trú Tổ 38 phường Cẩm Đông-Cẩm Phả, nhân vật vang tiếng một thời trong giới thương nhân thị xã than, đến giờ vẫn là sự ngưỡng mộ trong trí nhớ nhiều người. Ông Bình sinh năm 1928 tại Thái Bình, 32 tuổi mới ra Quảng Ninh, làm thợ lò ở Mỏ than Thống Nhất, về hưu sau 23 năm công tác. Đồng nghiệp cũ bảo ông Bình có nhiều thứ nhất so với họ: đi làm tích cực, đều công và khỏe nhất, biết lắm nghề nhất, làm kinh tế giỏi nhất, thứ nữa là đông… con nhất (những 10 người con).
Ông Bình nom xuề xòa, thêm chút luộm thuộm. Chất vấn về mấy cái nhất đồng nghiệp khoác cho, ông cười hề hề không chối. Làm lò gần 3 năm, chắt chiu mua được mảnh đất ông mới trở lại quê tìm hiểu, cưới và rước bà xã ra, vợ chồng tự gánh đá hộc, xỉ vôi, đóng gạch xây ngôi nhà lợp mái gianh. Chuỗi thời gian hơn 20 năm sau đó, ngoài lúc vào lò đào than, ông tranh thủ cùng vợ con xoay đủ nghề tại gia (làm đậu, làm bún, nấu rượu, chăn lợn, làm mắm, đan chiếu, rổ rá, dệt vải, thảm…), thêm cả nghề đãi than trôi ở suối. Về hưu, với kinh nghiệm, vốn liếng tích lũy, một phần vay Ngân hàng, năm 1987, ông quyết định mở hợp tác xã tư nhân lấy tên Đông Thành, ngành nghề chính là dệt vải, thảm, đan mành, chiếu xuất sang Liên Xô, kết hợp thu mua than trôi chuyển về Thái Bình, Nam Định đổi lấy gạo trả lương xã viên.
Các con ông Bình nhớ lại, có thời kỳ, Đông Thành ký hợp đồng thời vụ với vài trăm xã viên, ông Bình tất bật suốt ngày đêm, lo dạy nghề (miễn phí) cho xã viên mới, thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, xuất sản phẩm đầu ra… Đông Thành thịnh vượng được hơn chục năm thì việc nhập mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho Liên Xô gặp khó khăn. Là người nhạy bén, ông Bình đã kịp tìm hiểu và chuyển sang mở cửa hàng thu gom phế liệu tại gia. Sau dăm năm, cửa hàng mở rộng cả việc kinh doanh tổng hợp phụ tùng máy thủy, vật tư tàu biển, hàng kim khí, bu lông, ốc vít, tay mở các loại…, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Mấy năm trở lại đây, cửa hàng giao cho vợ chồng cậu con út quản lý. Ông Bình giờ ở nhà lo tập dưỡng sinh và đảm đương vai trò cố vấn cho gần chục cơ sở kinh doanh của các con, trong đó cơ sở thuê nhân viên ít nhất là 3, đông nhất lên tới hơn hai chục.
Chuyện về cựu thợ mỏ Nguyễn Thế Bình, hiện trú Tổ 38 phường Cẩm Đông-Cẩm Phả, nhân vật vang tiếng một thời trong giới thương nhân thị xã than, đến giờ vẫn là sự ngưỡng mộ trong trí nhớ nhiều người. Ông Bình sinh năm 1928 tại Thái Bình, 32 tuổi mới ra Quảng Ninh, làm thợ lò ở Mỏ than Thống Nhất, về hưu sau 23 năm công tác. Đồng nghiệp cũ bảo ông Bình có nhiều thứ nhất so với họ: đi làm tích cực, đều công và khỏe nhất, biết lắm nghề nhất, làm kinh tế giỏi nhất, thứ nữa là đông… con nhất (những 10 người con).
Ông Bình nom xuề xòa, thêm chút luộm thuộm. Chất vấn về mấy cái nhất đồng nghiệp khoác cho, ông cười hề hề không chối. Làm lò gần 3 năm, chắt chiu mua được mảnh đất ông mới trở lại quê tìm hiểu, cưới và rước bà xã ra, vợ chồng tự gánh đá hộc, xỉ vôi, đóng gạch xây ngôi nhà lợp mái gianh. Chuỗi thời gian hơn 20 năm sau đó, ngoài lúc vào lò đào than, ông tranh thủ cùng vợ con xoay đủ nghề tại gia (làm đậu, làm bún, nấu rượu, chăn lợn, làm mắm, đan chiếu, rổ rá, dệt vải, thảm…), thêm cả nghề đãi than trôi ở suối. Về hưu, với kinh nghiệm, vốn liếng tích lũy, một phần vay Ngân hàng, năm 1987, ông quyết định mở hợp tác xã tư nhân lấy tên Đông Thành, ngành nghề chính là dệt vải, thảm, đan mành, chiếu xuất sang Liên Xô, kết hợp thu mua than trôi chuyển về Thái Bình, Nam Định đổi lấy gạo trả lương xã viên.
Các con ông Bình nhớ lại, có thời kỳ, Đông Thành ký hợp đồng thời vụ với vài trăm xã viên, ông Bình tất bật suốt ngày đêm, lo dạy nghề (miễn phí) cho xã viên mới, thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, xuất sản phẩm đầu ra… Đông Thành thịnh vượng được hơn chục năm thì việc nhập mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho Liên Xô gặp khó khăn. Là người nhạy bén, ông Bình đã kịp tìm hiểu và chuyển sang mở cửa hàng thu gom phế liệu tại gia. Sau dăm năm, cửa hàng mở rộng cả việc kinh doanh tổng hợp phụ tùng máy thủy, vật tư tàu biển, hàng kim khí, bu lông, ốc vít, tay mở các loại…, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Mấy năm trở lại đây, cửa hàng giao cho vợ chồng cậu con út quản lý. Ông Bình giờ ở nhà lo tập dưỡng sinh và đảm đương vai trò cố vấn cho gần chục cơ sở kinh doanh của các con, trong đó cơ sở thuê nhân viên ít nhất là 3, đông nhất lên tới hơn hai chục.
Cựu thợ mỏ Trịnh Ngọc Vĩnh bên xưởng tiện của mình
Ông chủ xưởng uy tín
Nhân vật thứ hai là cựu thợ mỏ Trịnh Ngọc Vĩnh, người mà theo nhiều chiến hữu thừa nhận, làm nên cơ đồ từ niềm đam mê, tính cần cù và tay nghề giỏi.
Ông Vĩnh sinh năm 1950, làm thợ tiện tại Phân xưởng Cơ điện Mỏ than Thống Nhất từ năm 1968 đến 1989 về hưu. Giờ trong ông vẫn nhiều kỷ niệm với mỏ. Kỷ niệm đặc biệt là dạo năm 1981, khi ông đang là thợ tiện bậc 3, trục của máy sàng than (do Ba Lan sản xuất) ở mỏ bị hỏng. Để phục hồi, ngoài thợ giỏi cần có máy tiện chi tiết cỡ từ 2,5m trở lên, trong khi máy tiện hiện có ở mỏ loại to nhất là T630 made in VietNam chỉ đáp ứng cỡ 2m. Lãnh đạo mỏ ban đầu định đưa trục lên một trong các Nhà máy: Trung tâm Cẩm Phả, Cơ khí Hòn Gai, Công cụ Số 1 Hà Nội đặt sửa chữa, chấp nhận tốn kém kinh phí và mất hơn tháng ngừng sản xuất. Bằng đôi mắt thợ, ông Vĩnh khẳng định phục hồi được trục sàng tại mỏ bằng cách thiết kế bộ gá lắp vào máy T630 để tiện chuẩn kích cỡ chi tiết. ý kiến của ông nghe có lý song do đây là công việc khó, mỏ chưa một lần đảm đương, người đề xuất mới chỉ thợ bậc thấp, nên lãnh đạo mỏ giao hẹn, trong 1 tuần nếu ông thiết kế được bộ gá mới giao việc phục hồi trục sàng cho ông. Đúng 1 tuần, bộ gá hoàn thành hết sức thuyết phục, ông nhận phê chuẩn sửa chữa trục sàng và chỉ hai ngày sau, sàng trở lại hoạt động bình thường. Thành tích trên mong đợi ấy đã gây tiếng vang lớn, ông được Giám đốc tặng bằng khen và thưởng 50 đồng (tương đương một tháng lương thời đó), được nâng vượt cấp từ thợ tiện bậc 3 lên bậc 5 và cho phép dự thi bậc 6. Thi nâng bậc, ông cũng xuất sắc vượt qua, đạt thợ tiện bậc 6 khi mới 31 tuổi, trẻ nhất so với cánh thợ cùng bậc trong mỏ. Thời gian sau đó, ông tiếp tục khẳng định tay nghề khi luôn hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng các công việc khó trong sửa chữa, gia công phục hồi, phục chế phụ tùng, chi tiết ô tô, máy khoan, xúc, gạt… ở nhiều đời, nhiều chủng loại khác nhau.
Phải nói thêm, ngoài thợ tiện giỏi, ông Vĩnh còn là thợ xây kiêm lái máy gạt lành nghề. Vừa làm trong mỏ, ông vừa nhận san gạt, xây dựng các công trình nhỏ và vừa cho tư nhân. Về hưu, với chút vốn tích lũy, ông mua một máy gạt chuyên đi san lấp mặt bằng xây dựng. Công việc tiến triển tốt nhưng phải chia tay nghề thợ tiện gắn bó hơn hai thập kỷ, tâm ông luôn áy náy. Đến 1993, ông quyết định bán máy gạt, huy động toàn bộ vốn liếng được 50 triệu, thuê mặt bằng, mua máy móc, mở xưởng gia công cơ khí chính xác kiêm tiện nguội gò hàn lấy tên xưởng là Vĩnh Ngọc, với 3 nhân công gồm, ông, con trai và đứa cháu ruột.
Thời gian đầu, Vĩnh Ngọc ít hàng, làm ăn nhì nhằng, có giai đoạn cả ngày chủ nhân ngồi chơi cờ, uống chè xít chờ việc. Thế rồi lần lần kiên nhẫn khẳng định tên tuổi bằng việc nhận hàng của ai cũng làm thật tốt, giá cả phải chăng, tiến độ nhanh. Thêm một số doanh nghiệp tin cậy đặt hàng khó, quy mô lớn, Vĩnh Ngọc đều đáp ứng đã gây tiếng vang. Điển hình như việc sản xuất các bộ giảm chấn xe benla cho Công ty Than Thăng Long thuộc Tổng Công ty Đông Bắc, việc cải tiến hàng loạt lá côn xe Vôn-vô cho Công ty Than Núi Béo, việc sản xuất mấy chục bộ đầu trục xe HD cho Công ty Tây Nam Đá Mài… Xem sổ sách quản lý của Vĩnh Ngọc, có thể nói, suốt dọc chiều dài từ Hạ Long, Cẩm Phả đến Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái, nơi nào có máy khoan, xúc, gạt hoạt động, nơi đó Vĩnh Ngọc có bạn hàng.
Năm 1996, đáp ứng nhu cầu phát triển của xưởng, ông Vĩnh mua nhà, đất mặt đường ở Tổ 16 phường Cẩm Sơn-Cẩm Phả chuyển về đó làm ăn. Vĩnh Ngọc hiện nay là khu nhà xưởng tọa lạc trên diện tích gần 300m2, tổng giá trị cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị trên 6 tỷ, doanh thu hàng năm từ 1,2 đến 1,5 tỷ, lợi nhuận trên dưới 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động với mức lương thợ thấp nhất 3 triệu đồng/tháng, cao nhất 6 triệu/tháng chưa kể ăn uống. Hỏi rằng thợ làm ở đây liệu có ổn định lâu dài, ông bảo rất yên tâm vì việc không hết, bản thân ông tiếng là chuyển qua làm công tác quản lý nhưng vẫn phải xắn tay vào cuộc khi thợ nghỉ hay gặp việc khó.
Qua lời mấy thợ đang làm thì có không ít người từ Vĩnh Ngọc trưởng thành. Tiêu biểu như đứa cháu ông Vĩnh nay đã mở một xưởng ngang tầm tại Vĩnh Bảo-Hải Phòng. Vài anh khác cũng tự mình mở cơ sở riêng và cai quản vững vàng. Có anh ban đầu thân phận cầu bơ cầu bất được ông Vĩnh tiếp nhận đào tạo, giao việc làm, nay thu nhập và cuộc sống ổn định…
Chuyện những thợ mỏ về hưu nhưng không chịu… nghỉ việc như ông Bình, ông Vĩnh đem lại cái nhìn lạc quan, tươi mới về công việc thợ mỏ Tập đoàn Than-Khoáng sản. Dù nặng nhọc, vất vả nhưng đã kinh qua nó mấy mươi năm, nếu thực tâm, thực tài và thực muốn, thợ mỏ vẫn dư sức gặt hái thành công và tỏa sáng trong giai đoạn “hậu Nhà nước”.
Nhân vật thứ hai là cựu thợ mỏ Trịnh Ngọc Vĩnh, người mà theo nhiều chiến hữu thừa nhận, làm nên cơ đồ từ niềm đam mê, tính cần cù và tay nghề giỏi.
Ông Vĩnh sinh năm 1950, làm thợ tiện tại Phân xưởng Cơ điện Mỏ than Thống Nhất từ năm 1968 đến 1989 về hưu. Giờ trong ông vẫn nhiều kỷ niệm với mỏ. Kỷ niệm đặc biệt là dạo năm 1981, khi ông đang là thợ tiện bậc 3, trục của máy sàng than (do Ba Lan sản xuất) ở mỏ bị hỏng. Để phục hồi, ngoài thợ giỏi cần có máy tiện chi tiết cỡ từ 2,5m trở lên, trong khi máy tiện hiện có ở mỏ loại to nhất là T630 made in VietNam chỉ đáp ứng cỡ 2m. Lãnh đạo mỏ ban đầu định đưa trục lên một trong các Nhà máy: Trung tâm Cẩm Phả, Cơ khí Hòn Gai, Công cụ Số 1 Hà Nội đặt sửa chữa, chấp nhận tốn kém kinh phí và mất hơn tháng ngừng sản xuất. Bằng đôi mắt thợ, ông Vĩnh khẳng định phục hồi được trục sàng tại mỏ bằng cách thiết kế bộ gá lắp vào máy T630 để tiện chuẩn kích cỡ chi tiết. ý kiến của ông nghe có lý song do đây là công việc khó, mỏ chưa một lần đảm đương, người đề xuất mới chỉ thợ bậc thấp, nên lãnh đạo mỏ giao hẹn, trong 1 tuần nếu ông thiết kế được bộ gá mới giao việc phục hồi trục sàng cho ông. Đúng 1 tuần, bộ gá hoàn thành hết sức thuyết phục, ông nhận phê chuẩn sửa chữa trục sàng và chỉ hai ngày sau, sàng trở lại hoạt động bình thường. Thành tích trên mong đợi ấy đã gây tiếng vang lớn, ông được Giám đốc tặng bằng khen và thưởng 50 đồng (tương đương một tháng lương thời đó), được nâng vượt cấp từ thợ tiện bậc 3 lên bậc 5 và cho phép dự thi bậc 6. Thi nâng bậc, ông cũng xuất sắc vượt qua, đạt thợ tiện bậc 6 khi mới 31 tuổi, trẻ nhất so với cánh thợ cùng bậc trong mỏ. Thời gian sau đó, ông tiếp tục khẳng định tay nghề khi luôn hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng các công việc khó trong sửa chữa, gia công phục hồi, phục chế phụ tùng, chi tiết ô tô, máy khoan, xúc, gạt… ở nhiều đời, nhiều chủng loại khác nhau.
Phải nói thêm, ngoài thợ tiện giỏi, ông Vĩnh còn là thợ xây kiêm lái máy gạt lành nghề. Vừa làm trong mỏ, ông vừa nhận san gạt, xây dựng các công trình nhỏ và vừa cho tư nhân. Về hưu, với chút vốn tích lũy, ông mua một máy gạt chuyên đi san lấp mặt bằng xây dựng. Công việc tiến triển tốt nhưng phải chia tay nghề thợ tiện gắn bó hơn hai thập kỷ, tâm ông luôn áy náy. Đến 1993, ông quyết định bán máy gạt, huy động toàn bộ vốn liếng được 50 triệu, thuê mặt bằng, mua máy móc, mở xưởng gia công cơ khí chính xác kiêm tiện nguội gò hàn lấy tên xưởng là Vĩnh Ngọc, với 3 nhân công gồm, ông, con trai và đứa cháu ruột.
Thời gian đầu, Vĩnh Ngọc ít hàng, làm ăn nhì nhằng, có giai đoạn cả ngày chủ nhân ngồi chơi cờ, uống chè xít chờ việc. Thế rồi lần lần kiên nhẫn khẳng định tên tuổi bằng việc nhận hàng của ai cũng làm thật tốt, giá cả phải chăng, tiến độ nhanh. Thêm một số doanh nghiệp tin cậy đặt hàng khó, quy mô lớn, Vĩnh Ngọc đều đáp ứng đã gây tiếng vang. Điển hình như việc sản xuất các bộ giảm chấn xe benla cho Công ty Than Thăng Long thuộc Tổng Công ty Đông Bắc, việc cải tiến hàng loạt lá côn xe Vôn-vô cho Công ty Than Núi Béo, việc sản xuất mấy chục bộ đầu trục xe HD cho Công ty Tây Nam Đá Mài… Xem sổ sách quản lý của Vĩnh Ngọc, có thể nói, suốt dọc chiều dài từ Hạ Long, Cẩm Phả đến Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái, nơi nào có máy khoan, xúc, gạt hoạt động, nơi đó Vĩnh Ngọc có bạn hàng.
Năm 1996, đáp ứng nhu cầu phát triển của xưởng, ông Vĩnh mua nhà, đất mặt đường ở Tổ 16 phường Cẩm Sơn-Cẩm Phả chuyển về đó làm ăn. Vĩnh Ngọc hiện nay là khu nhà xưởng tọa lạc trên diện tích gần 300m2, tổng giá trị cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị trên 6 tỷ, doanh thu hàng năm từ 1,2 đến 1,5 tỷ, lợi nhuận trên dưới 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động với mức lương thợ thấp nhất 3 triệu đồng/tháng, cao nhất 6 triệu/tháng chưa kể ăn uống. Hỏi rằng thợ làm ở đây liệu có ổn định lâu dài, ông bảo rất yên tâm vì việc không hết, bản thân ông tiếng là chuyển qua làm công tác quản lý nhưng vẫn phải xắn tay vào cuộc khi thợ nghỉ hay gặp việc khó.
Qua lời mấy thợ đang làm thì có không ít người từ Vĩnh Ngọc trưởng thành. Tiêu biểu như đứa cháu ông Vĩnh nay đã mở một xưởng ngang tầm tại Vĩnh Bảo-Hải Phòng. Vài anh khác cũng tự mình mở cơ sở riêng và cai quản vững vàng. Có anh ban đầu thân phận cầu bơ cầu bất được ông Vĩnh tiếp nhận đào tạo, giao việc làm, nay thu nhập và cuộc sống ổn định…
Chuyện những thợ mỏ về hưu nhưng không chịu… nghỉ việc như ông Bình, ông Vĩnh đem lại cái nhìn lạc quan, tươi mới về công việc thợ mỏ Tập đoàn Than-Khoáng sản. Dù nặng nhọc, vất vả nhưng đã kinh qua nó mấy mươi năm, nếu thực tâm, thực tài và thực muốn, thợ mỏ vẫn dư sức gặt hái thành công và tỏa sáng trong giai đoạn “hậu Nhà nước”.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/theo-chan-nhung-tho-mo-khong-chiu-nghi-viec-1151.htm” button=”Theo vinacomin”]